Bài 8-Tiết 2: Chủ nghĩa xã hội

1. Về kiến thức

- Nêu được tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở VN.

- Nêu được các đặc trưng trong thời kì quá độ đi lên CNXH ở VN.

2. Về kĩ năng

Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ XH trước ở nước ta.

3. Về thái độ

Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN.

 

docx7 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 8-Tiết 2: Chủ nghĩa xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 8-Tiết 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 2 bài này HS cần nắm được
1. Về kiến thức
- Nêu được tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở VN.
- Nêu được các đặc trưng trong thời kì quá độ đi lên CNXH ở VN.
2. Về kĩ năng
Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ XH trước ở nước ta.
3. Về thái độ
Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 11
- SGK CNXH KH, câu hỏi tình huống
- Những thông tin có liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy trình bày các đặc trưng về CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng?
3. Học bài mới
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
-GV : đặt vấn đề
Bàn về CNXH, Mác-Lênin đã khẳng định “ tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên CNXH đó là điều không thể tránh khỏi và đều phải trải qua một thời kì quá độ, thời kì quá độ đi lên CNXH. 
- GV: giải thích quá độ là gì?
Trả lời: khi chủ nghĩa tư bản ra đời thì có sẵn nền móng của nó đã được hình thành trong lòng xã hội phong kiến. Còn xã hội Cộng sản thì không được hình thành như vậy, ta trải qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, sau cuộc cách mạng này những đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa vẫn chưa có đủ và cần thời gian để xây dựng. Khoảng thời gian này gọi là thời thời kỳ quá độ.
-GV :Tổ chức cho HS cả lớp thảo luận (chia nhóm)
Nhóm 1
 Theo em, theo chủ nghĩa Mác-Lênin có mấy hình thức quá độ? 
Nhóm 2 
 Nước ta đi lên CNXH theo hình thức nào? Tại sao?
Nhóm 3
Em hiểu thế nào về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa? Bỏ qua có phải là phủ nhận hoàn toàn hay không?
-GV: nhận xét và đưa ra kết luận:
-GV: chuyển ý: lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử. Đó là con đường đảm bảo cho nhân dân ta tiến tới văn minh, hiện đại và đát nước ta tiến kịp trình độ chung của các quốc gia phát triển trong thời đại ngày nay.
 Dựa vào đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta như đã nêu ở trong SGK, GV nêu các câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận để tìm ra đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH ở VN.
 ? Trong thời kì quá độ ở VN có còn tồn tại cái cũ và cái lạc hậu không?cho VD?
 ? Thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam thì ai lãnh đạo và Nhà nước là của ai?
 ? Theo em, nền kinh tế ở nước ta hiện nay có đặc điểm gì? cho VD minh hoạ?
 ? Trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá có còn tồn tại những tư tưởng và văn hoá lạc hậu không? cho VD minh hoạ?
 ? Trong lĩnh vực xã hội có còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp không? tại sao như vậy? Quan hệ giữa các giai cấp như thế nào?
-GV: kết luận và cho học sinh ghi vào vở:
2. Quá độ lên CNXh ở nước ta.
a. Tính tất yếu khách quan đI lên CNXH ở VN
Tính tất yếu:
+ Là việc làm đúng, phù hợp với điều kiện lịch sử.
+ Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
+ Phù hợp với xu thế của thời đại
Có hai hình thức quá độ:
+ Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
+ Quá độ gián tiếp (bỏ qua CNTB-VN): tức là quá độ từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Nước ta lựa chọn con đường XHCN vì:
+Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội, đất nước mới có độc lập thực sự
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội xoá bỏ áp bức, bóc lột
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội để nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
 Nước ta đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.
+ Bỏ qua: sự thống trị của quan hệ sản xuất và chế độ tư bản chủ nghĩa. ( tức là ta chỉ bỏ qua thiết chế chính trị của nhà nước tư bản chủ nghĩa).
+ Không bỏ qua: tiếp thu, kế thừa khoa học công nghệ, văn hoá tiên tiến…
- nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với xu thế của thời đại.
b. Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở VN..
Đặc điểm chung: 
Sự tồn tại đan xen lẫn nhau và đấu tranh với nhau giữa những yếu tố của xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng – và những tàn dư (cái cũ, cái xấu, cái lạc hậu) của xã hội cũ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. VD: khoa học – mê tín dị đoan,..
Trên lĩnh vực chính trị: Vai trò lãnh đạo của ĐCS, nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Trên lĩnh vực kinh tế: LLSX phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ( thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là cầu nối giữa thành phần kinh tế cũ và mới).
Trên lĩnh vực văn hoá: Tồn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng khác nhau. Bên cạnh những tư tưởng, văn hóa xã hội chủ nghĩa còn tồn tại những tàn dư tư tưởng và văn hóa của xã hội cũ (lạc hậu, phản động) .
Trên lĩnh vực xã hội: có nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong đó giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là hạt nhân đoàn kết các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Chênh lệch đời sống giữa các vùng , miền của đất nước. Vẫn còn sự khác biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Tệ nạn xã hội còn nhiều… 
Những đặc điểm trên đây cho thấy thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kì – xét trên mọi phương diện – còn tồn tại nhiều yếu tố khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Tuy nhiên các thành phần, nhân tố mang tính chất xã hội mới sẽ ngày càng phát triển và vươn lên giữ vị trí chi phối để đảm bảo xây thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
4. Củng cố.
- Củng cố bài theo từng đơn vị kiến thức
- Bài tập 1: Cho HS thảo luận: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở XH nước ta hiện nay
+ Tích cực: có ĐCS lãnh đạo, nhà nước của dân, do dân, vì dân,có truyền thống tốt đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú, chính trị ổn định, quan hệ rộng mở…
+ Hạn chế: Chiến tranh tàn phá, các thế lực thù địch chống phá, điểm xuất phát thấp, tệ nạn xã hội, tham ô, tham nhũng, bảo thủ, phân biệt lao động trí thức và lao động chân tay, hàng giả…
- Bài tập 2: em hãy nêu những biểu hiện về tàn dư của xã hội củ cần phải đấu tranh ở địa phương em. Làm gì để khắc phục tình trạng đó
 + sự bảo thủ trì trệ, quan liêu hành chính, tham ô, tham nhũng, mê tín dị đoan, sinh nhiều con,....
 +tuyên truyền cho mọi người biết, hiểu được cái xấu để không mắc phải; học và làm theo những chủ trương của Đảng và nhà nước ta; tự rèn luyện bản thân;....
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà làm các bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

File đính kèm:

  • docxxahoichunghia2.docx
Bài giảng liên quan