Bài 9: Lịch sự, tế nhị

 1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.

- Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.

2. Kĩ năng:

 a. Kĩ năng bài học

 - Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chư lịch sự, tế nhị.

 - Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.

 b. Kĩ năng sống

- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử thể hiện lịch sự, tế nhị

- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi lịch sự tế nhị và hành vi chưa lịch sự, tế nhị.

3. Thái độ:

 Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 9: Lịch sự, tế nhị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần:
Tiết:
Bài 9: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.
- Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.
2. Kĩ năng:
 a. Kĩ năng bài học
 - Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chư lịch sự, tế nhị.
 - Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.
 b. Kĩ năng sống
- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử thể hiện lịch sự, tế nhị
- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác.
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi lịch sự tế nhị và hành vi chưa lịch sự, tế nhị.
3. Thái độ:
 Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS
Giáo viên:
 - Câu hỏi kiểm tra. 
 - SGK- SGV 
 2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện đọc.
- Chuẩn bị đóng vai trong một tình huống thể hiện lịch sự tế nghị và ngược lại.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là sống chan hoà với mọi người?
- Vì sao cần sống chan hoà với mọi người, sống chan hoà với mọi người có lợi gì?
 3. Giới thiệu bi mới: GV đi thẳng vào bài.
 4 Bài mới:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ 1.Khai thác truyện đọc:
H đọc và tóm nội dung chính tình huống (các bạn chạy vào khi thầy đang nói, có bạn không chào, có bạn chào rất to thể hiện sự vô lễ, thiếu lịch sự, tế nhị. Bạn Tuyết nép vào cửa sổ để khỏi làm phiền thầy bạn thể hiện lịch sự, tế nhị
* HĐ 2: Phân tích hành vi của các nhân vật trong tình huống ở SGK để nêu lên nội dung hành vi của lịch sự, tế nhị.
Phân công nhóm.
H thảo luận theo câu hỏi.
Câu 1: Phân tích hành vi của các bạn chạy vào khi thầy Hùng đang nói, có bạn không chào, có bạn chào rất to. Hành vi đó thể hiện điều gì?
+ Bạn không chào thể hiện vô lễ, đã đi muộn không xin lỗi, vào lớp lúc thầy đang nói là thiếu lịch sự, tế nhị.
+ Bạn chào rất to là thiếu lịch sự, không tế nhị.
Câu 2: Phân tích hành vi ứng xử của bạn Tuyết.
+ Cử chỉ đứng nép ngoài cửa sổ để khỏi làm phiền thầy và các bạn trong lớp là thể hiện khiêm tốn lịch sự, tế nhị.
+ Chờ thầy nói hết câu mới bước ra giữa cửa đứng nghiêm chào thầy, thể hiện hành vi đạo đức trong quan hệ thầy trò. Đồng thời cũng thể hiện bạn Tuyết biết ứng xử lịch sự, tế nhị.
+ Nếu là thầy Hùng em sẽ cư xử thế nào?
H phán đoán nêu lên cách ứng xử.
+ Nhắc nhở nhẹ nhàng.
+ Coi như không có chuyện gì?
+ Không nói lúc ấy, tan học sẽ nhắc trực tiếp các bạn.
+ Không nói gì đến học sinh, phản ánh chuyện đó với GVCN lớp
GV mở rộng phát triển tình huống.
+ Nếu các em đến họp lớp, họp đoàn, họp đội muộn mà người điều khiển buổi sinh hoạt đó cùng tuổi hoặc ít tuổi hơn thì ứng xử thế nào? Gợi ý trong trường hợp trên có bao nhiêu cách nói bộc lộ sự băn khoăn đi họp muộn mà vẫn thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị để mọi người thông cảm.
+ Nhất thiết phải xin lỗi, không cần phải xin phép vào như trong giờ học của thầy giáo, cô giáo.
* Nêu ví dụ về cách giao tiếp lịch sự tế nhị: biết chào hỏi, giới thiệu, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nhgị; thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng
*Trái với lịch sự, tế nhị là sự thô lỗ, vụng về trong giao tiếp, gây nên sự khó chịu đối với người mình giao tiếp và những người xung quanh. Ví dụ: nói to át tiếng người khác; nói thầm với người bên cạnh khi có mặt người thứ ba; chen lấn, xô đẩy người khác ở nơi công cộng..
Vậy thế nào là lịch sự, tế nhị?
HDHS rút ra khái niệm
* HĐ 3: Tìm hiểu ý nghĩa của lịch sự, tế nhi
+ Lịch sự, tế nhị đều chỉ hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp với yêu cầu XH. . . nhưng tế nhị là muốn nói tới sự khéo léo nghệ thuật của hành vi giao tiếp ứng xử.
Hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị, thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác đạt hiệu quả giáo dục cao, làm cho mọi người hiểu nhau hơn, xây dựng mối quan hệ tốt giữa con người với con người
Lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiểu biết đạo đức là biểu hiện nhân cách của con người.
Giúp H hiểu tế nhị là nghệ thuật khéo léo trong ứng xử khác với giả dối trong ứng xử.
Hs thực hành, rèn luyện cách giao tiếp lịch sự, tế nhị trong cuộc sống hàng ngày, từ thái độ cử chỉ đến lời ăn, tiếng nói, thể hiện trong mọi môi trường (ở gia đình, ở trường, ở nơi công cộng), để từ đó có thói quen cư xử lịch sự, tế nhị.
HDHS rút ra ý nghĩa.
Thế nào là lịch sự, tế nhị.
+ Lịch sự , tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp (nhã nhận, từ tốn).
+ Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người.
+ Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình với mọi người xung quanh.
+ Giao tiếp lịch sự, tế nhị thể hiện là người có văn hóa, có đạo đức được mọi người quý mến
+ Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, làm mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp bản thân dễ hòa hợp, cộng tác với mọi người.
 D. CỦNG CỐ HDHS TỰ HỌC Ở NHÀ
 1. Củng cố: 
 * luyện tập mở rộng kiến thức bằng các bài tập. 
 - Thực hiện những bài tập SGK và gợi ý H nêu tình huống, những VD thể hiện lịch sự, tế nhị trong đời sống học đường và XH.
H sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về lịch sự, tế nhị.
2. HDHS tự học ở nhà:
Tìm những ví dụ thể hiện lịch sự, tế nhị và ngược lại.
Tìm ví dụ của bản thân trước và sau khi học bài thể hiện có hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị.
Quan sát hành vi giao tiếp của mọi người xung quanh thể hiện lịch sự, tế nhị.
 Chuẩn bị bài 10: “Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội”.

File đính kèm:

  • docbai 9 lop 6.doc
Bài giảng liên quan