Bài báo cáo về thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ năm 1973

Nội dung trình bày:

1 Đội ngũ sáng tác

2 Thế mạnh

3 Khuynh hướng

4 Nội dung sáng tác

5 Nghệ thuật

 

pptx11 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài báo cáo về thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ năm 1973, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 BÀI BÁO CÁO VỀ THƠ TRẺ THỜI KỲ CHỐNG MỸ NĂM 1973	Nội dung trình bày: 1 Đội ngũ sáng tác2 Thế mạnh3 Khuynh hướng4 Nội dung sáng tác5 Nghệ thuậtĐÔI NGŨ SÁNG TÁCĐến chặng đường cuối này, thơ trẻ chống Mĩ được bổ sung thêm những nhà thơ đồng thời là những chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường. Sự xuất hiện của những cây bút như: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Anh Ngọc.... đã làm cho đội ngũ thơ trẻ thời kì chống Mĩ thêm đông đảo, thực sự bề thế.2) THẾ MẠNHChặng đường cuối của cuộc kháng chiến chống mĩ đã tạo nên thế mạnh cho các nhà thơ:Có cái nhìn bao quát, toàn cảnh về cuộc chiến tranh vĩ đại.Tầm nhìn cùng với nhận thức về hiện thực đời sống chiến trường được mở rộng và sâu sắc hơn.Bức trannh hiện thực đời sống chiến trường hiện lên ở chặng đường cuối này cũng phong phú, đa dạng, phức tạp hơn: có hy sinh, mất mát, chiến thắng...Thái độ, tình cảm, của nhà thơ viết về đời sống chiến trường cũng chân thực hơn.Tính chất sâu lắng tỉnh táo ngày càng đậm thay thế cho tính chất thi vị hồn nhiên ở những chặng đường trước.3) KHUYNH HƯỚNGKhuynh hướng muốn phản ánh những mảng hiện thực lớn của chiến tranh, tổng kết cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại đã xuất hiện như một đòi hỏi chính đáng của thời đại.Xuất hiện hàng loạt những trường ca viết về chiến tranh, thể hiện khát vọng tổng kết cuộc kháng chiến thông qua cách nhìn và sự trải nghiệm riêng của mỗi nhà thơ.Những người đi biển (Thanh Thảo) đất nước hình tia chớp...4) NỘI DUNG SÁNG TÁCChặng đường này thơ trẻ nói nhiều, nói sâu sắc, thấm thía về người mẹ, nhân dân, về những con người vô danh, những con người bình thường mà kiên cường bất khuất, về tổ quốc và về thế hệ mình.Ý thức về cái tôi- thế hệ của các nhà thơ trẻ đạt tới độ sâu sắc nhất. Chân dung tinh thần của thế hệ trẻ cầm súng thời kì chống Mĩ hiện lên cụ thể chân thực phong phú và sâu sắc.Ví dụ như : Những thằng con trai 18 tuổi Nhiều khi bực quá khóc òa Nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ Phanh ngực áo và mở trần bản chất Mỉm cười trước những lời lẽ quá to Nhưng nhất định không chịu bỏ cuộc (Thanh Thảo) Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn Sống thì đi mà chết thì nằm (Trần Mạnh Hảo) Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình Nhưng tuổi 20 làm sao không tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 Thì còn chi tổ quốc (Thanh Thảo) 5) NGHỆ THUẬTVới những đặc trưng và ưu thế của trường ca các nhà thơ trẻ đă kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, đan xen, phối hợp nhiều thể thơ trong một trường ca,phác họa được nhiều chân dung của nhân vật trữ tình nhằm vươn tới tính khái quát, tăng cường tính chính luận, triết lí trong thơ. Qua những trường ca này, tính chất dữ dội, khốc liệt của chiến tranh được khơi sâu.Do có độ lùi nhất định về thời gian, cuộc chiến tranh chống Mĩ được thể hiện với cách nhìn trầm tĩnh hơn, hiện thực chiến tranh được tái hiện toàn vẹn và đầy đủ hơn.Đọc trường ca, người ta có thể nhận ra ngọn nguồn sâu xa nhất đã tạo ra sức mạnh của dân tộc, thúc đẩy kháng chiến tới chiến thắng.Trong những trang thơ này người đọc có thể bắt gặp những rung cảm trữ tình về những phạm trù lớn như nhân dân tổ quốc, quê hương đất nước....

File đính kèm:

  • pptxdoi_ngu_sang_tac.pptx
Bài giảng liên quan