Bài giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông -Tiết 49 - 50

1.Tác giả

 

 Tiểu sử:

 Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937

 Quê ở Quảng Trị, cuộc đời gắn bó với Huế

 Là một trí thức yêu nước, một nhà văn

uyên bác, tài hoa

 

 Đặc điểm sáng tác:

 Thể loại sở trường: Bút kí, tùy bút.

 Đề tài về cảnh sắc và con người trên khắp

mọi miền đất nước, đặc biệt là những bài viết về Huế, Quảng Trị.

 Tác phẩm vừa giàu cảm xúc vừa đậm chất trí tuệ. Kiến thức phong phú về văn hóa, lịch sử, triết học.

 Văn phong mượt mà, trong sáng, hướng vào nội tâm.Nghị luận sắc sảo kết hợp suy tư sâu lắng, đa chiều.

 

Tác phẩm chính:
- Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986)

 - Ngọn núi ảo ảnh (1999)

ppt20 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông -Tiết 49 - 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Tiết 49 - 50 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ? (Trích) I.Tiểu dẫn. 1.Tác giả Tiểu sử: Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 Quê ở Quảng Trị, cuộc đời gắn bó với Huế Là một trí thức yêu nước, một nhà văn uyên bác, tài hoa Đặc điểm sáng tác: Thể loại sở trường: Bút kí, tùy bút. Đề tài về cảnh sắc và con người trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là những bài viết về Huế, Quảng Trị. Tác phẩm vừa giàu cảm xúc vừa đậm chất trí tuệ. Kiến thức phong phú về văn hóa, lịch sử, triết học... Văn phong mượt mà, trong sáng, hướng vào nội tâm.Nghị luận sắc sảo kết hợp suy tư sâu lắng, đa chiều. Tác phẩm chính:	- Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971)	- Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986) 	- Ngọn núi ảo ảnh (1999) 2. Tác phẩm 	* Xuất xứ : Nằm trong tập bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Viết ngày 4-1-1981 	* Tóm tắt : Bài bút kí có 3 phần: 	- Phần I: Cảm nhận về cảnh quan dòng sông trên hành trình về thành phố 	- Phần II: Những giá trị của sông Hương về lịch sử và văn hóa. 	- Phần III: Huyền thoại về tên gọi của dòng sông. 	* Vị trí đoạn trích: nằm ở phần I, cảnh quan sông Hương xứ Huế trong sự gắn bó với văn hóa và lịch sử cố đô. 	* Nhan đề bài kí (câu hỏi kết thúc): Lưu ý về cái tên đẹp của dòng sông, sức gợi về lòng biết ơn, ca ngợi và tình yêu với con sông 	* Bố cục đoạn trích: 4 đoạn Nêu xuất xứ tác phẩm, vị trí đoạn trích? II. Tìm hiểu đoạn trích 1. Hình tượng sông Hương 	 Dòng sông Hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả từ những phương diện hay góc độ nào? Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ văn hóa và lịch sử Vẻ đẹp rất riêng của xứ Huế tập trung ở dòng sông Hương Sông Hương được miêu tả qua những đặc điểm nào? ĐẶC ĐIỂM DIỆN MẠO TỰ NHIÊN CỦA DÒNG SÔNG HƯƠNG ĐẶC ĐIỂM TÂM HỒN VÀ TÍNH CÁCH CỦA SÔNG HƯƠNG VẺ ĐẸP TOÀN BÍCH ĐA DẠNG, QUYẾN RŨ. 1.1 Vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên Sông Hương được khám phá,miêu tả trong những không gian nào? Qua mỗi không gian đó, thấy vẻ đẹp gì? Không gian núi rừng Trường Sơn Sông Hương nơi thượng nguồn Không gian vùng Châu thổ Châu Hóa Sông Hương với đồi núi và cánh đồng Không gian kinh thành Huế Sông Hương Và thành phố - Dòng chảy khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn; khi mãnh liệt vượt qua ghềnh thác ; khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những vực sâu. - Có lúc lại dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng Tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, với một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở với vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ Trường Sơn là môi trường để hình thành, thử thách, rèn luyện tính cách và tâm hồn cho sông Hương. Quá trình trưởng thành từ cô gái mạnh mẽ, sôi nổi đầy cá tính, thành bà mẹ, có tâm hồn trong sáng dạt dào khát vọng tự do. a. Thượng nguồn Sông Hương nơi núi rừng Trường Sơn Đó là vẻ đẹp đầy bí ẩn và hấp dẫn của sông Hương, là phần tâm hồn sâu thẳm mà chính nó không muốn bộc lộ. b. Sông Hương vùng đồng bằng Châu Hóa - Sông chuyển dòng liên tục; Uốn khúc đột ngột, cong mềm như tấm lụa; sắc nước đổi màu, biến ảo...Mặt nước phẳng lặng hiền hòa. - Như người con gái tỉnh giấc mộng đã bộc lộ tính cách và vẻ đẹp riêng. Đó là vẻ đep trầm mặc, như triết lí, như cổ thi - Là một hành trình đầy gian truân và nhiều thử thách - Thủy trình của Sông Hương như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực - Dòng sông mang vẻ đẹp hài hòa, duyên dáng. Vừa lãng mạn đáng yêu, vừa kiêu sa đài các. c. Sông Hương với kinh thành Huế Dòng sông được miêu tả ở những vẻ đẹp diện mạo và tính cách như thế nào? Như tìm đúng đường về,Sông Hương vui tươi hẳn lên, kéo một nét thẳng thực yên tâm . Nó uốn một cánh cung nhẹ, như một tiếng Vâng không nói ra của tình yêu Sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý, nó mang nước tỏa đi khắp phố thị. Dòng chảy thực chậm như một mặt hồ yên tĩnh. Là điệu Slow tình cảm, là những vấn vương của một nỗi lòng Chếch về chính Bắc, xa dần thành phố, lưu luyến ra đi, đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt Sang hướng đông – tây Là nỗi vương vấn, cả chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu Trước khi vào Thành phố Trong lòng Thành phố Ra khỏi Thành phố Hãy nhận xét cách miêu tả của tác giả ? (biện pháp nghệ thuật và cảm xúc) Dòng sông đã được tác giả miêu tả bằng ngọn bút liên tưởng tự do, bằng nghệ thuật nhân hóa: vừa có diện mạo, vừa có tâm hồn Sông Hương được cảm nhận và miêu tả bằng cả trái tim dạt dào xúc cảm, bộc lộ tình yêu đối với thiên nhiên xứ Huế 1.2 . Dòng sông lịch sử và văn hóa Ngoài vẻ đẹp diện mạo và tâm hồn, Sông Hương còn được nhìn nhận và miêu tả ở góc độ tri thức nào? Hãy làm rõ. LỊCH SỬ VĂN HÓA HUYỀN THOẠI * Dòng sông anh hùng, kiên trung Ghi chiến công In dấu và song hành cùng LS đất nước Là thời gian ngân vang Là sử thi .. Gắn với đời sống Dòng sông âm nhạc Dòng sông thi ca Tên sông đã làm đẹp thêm không gian thiên nhiên xứ Huế; Phong phú thêm đời sống văn hóa và con người xứ Huế... 2. Vẻ đẹp văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường Tình yêu say đắm với dòng sông được thể hiện bằng một cây bút giàu trí tuệ, tổng hợp từ vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí, âm nhạc và văn chương... Văn phong tao nhã, mượt mà, hướng nội, tinh tế, tài hoa. Cảm xúc và tài hoa Biện pháp tu từ So sánh Nhân hóa Liên tưởng Hình tượng Cảm xúc say đắm, dồi dào.Ý tưởng cao sâu và sắc sảo III.TỔNG KẾT HÌNH TƯỢNG SÔNG HƯƠNG DÒNG SÔNG XINH ĐẸP Một vẻ đẹp đa dạng và gợi cảm đầy quyến rũ. DÒNG SÔNG ĐẰM THẮM Vẻ đẹp nữ tính, đa tình và cũng rất thủy chung DÒNG SÔNG ANH HÙNG kiên cường mà giản dị, mạnh mẽ và sâu lắng DÒNG SÔNG TRỮ TÌNH Phong phú trong các giá trị văn hóa và đời sống SÔNG HƯƠNG được đặt trong cái nhìn tổng thể và toàn diện: - Lịch sử và văn hóa, - sinh hoạt và phong tục,- văn chương và đời sống,- con người và thiên nhiên...  Trong các mối quan hệ ấy, sông Hương vừa tươi đẹp thơ mộng và quyến rũ, vừa phong phú trong khả năng tạo cảm hứng sáng tạo, sông Hương mãi là miềm mê say đầy bí ẩn, mãi gợi niềm yêu thích và bâng khuâng... Vẻ đẹp của Huế , của tâm hồn Huế qua sự quan sát sắc sảo, tinh tế, tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cái Tôi độc đáo và lãng mạn trong Phong cách nghệ thuật viết kí. 

File đính kèm:

  • ppttieng viet4(1).ppt
Bài giảng liên quan