Bài giảng Âm nhạc 8 tiết 12: Học bài hát Hò Ba LÍ

I. Giới thiệu bài hát:

? Dựa vào hiểu biết của mình và thông tin SGK em hãy cho biết Hò là gì?

Hò là một khúc dân ca chiếm vị trí quan trọng trong sinh hoạt tinh thần của người dân đồng bào Trung Bộ và Nam Bộ, thường hát trong khi lao động

 

ppt19 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Âm nhạc 8 tiết 12: Học bài hát Hò Ba LÍ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ THAM DỰ TIẾT HỌC ÂM NHẠC 8NĂM HỌC : 2010 – 2011  GVTH : BÙI THỊ HOAKiểm tra bài cũĐọc bài tập đọc nhạc số 3TIẾT 12: Học bài hát Hò Ba LÍTIẾT 12: Học bài hát Hò Ba LÍ Dân ca Quảng NamI. Giới thiệu bài hát:? Dựa vào hiểu biết của mình và thông tin SGK em hãy cho biết Hò là gì?Hò là một khúc dân ca chiếm vị trí quan trọng trong sinh hoạt tinh thần của người dân đồng bào Trung Bộ và Nam Bộ, thường hát trong khi lao động? Em hãy kể tên 1 vài làn điệu hò mà em biết?Hò hụi Hò Đồng ThápHò xuôi nhịp một Hò qua sông hái củiEm hãy chỉ địa danh Tỉnh Quảng Nam trên bản đồ Việt Nam Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền Văn hóa Chămpa. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về Phương Nam". Quảng Nam còn được biết đến là vùng đất "Địa Linh Nhân Kiệt", “Ngũ Phụng Tề Phi” nơi đã sinh ra nhiều hiền tài cho đất nước như: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh... . Quảng Nam còn nổi tiếng là địa phương đi đầu trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm . Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ - Việt Nam, phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Sêkoong của nước CHDCND Lào. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ. Quảng Nam nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn.? Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của mình em hãy cho biết người ta thường căn cứ vào đâu để đặt tên cho các làn điệu Hò? - Căn cứ vào nội dung công việc: Hò giã gạo, Hò kéo gỗ.Thường lấy địa danh nơi xuất xứ: Hò Đồng Tháp, Hò Sông Mã. Lấy tiếng “xô” hay tiếng đệm độc đáo để đặt tên: Hò khoan, Hò hụi, Hò ba lí. Hò ba lí là điệu hò đã dùng các từ “ba lí” làm câu “xô” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. ? Em hãy nêu tác dụng của các làn điệu hò + Để thúc đẩy nhịp độ lao động. + Để động viên cổ vũ người lao động. + Để giải trí, giải lao. + Để thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa.? Lời ca trong các làn điệu Hò thường bắt nguồn từ đâu? + Từ những câu thơ lục bát sau: “ Kéo buồm mau kéo buồm lên Ta như chim trắng lượn trên biển lành” ( Hò hụi)+ Hò ba lí là dân ca Quảng Nam được xây dựng từ một câu ca dao: “ Trèo lên trên rẫy khoai lang Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai” (* Sịa là tên một dụng cụ được đan bằng tre, nứa gần giống với nong, nia của nông dân đồng bằng Bắc Bộ.) II. Tìm hiểu bài hát: 24 Nhịp? Em hãy quan sát bản nhạc trên màn hình và cho biết bài hát Hò ba lí được viết ở nhịp bao nhiêu?Hò Ba LíChia câu: ? Theo em bài hát Hò Ba Lí có thể chia làm mấy câu?Bài hát có thể chia làm 3 câu như sau:+ Câu 1: Ba lí tang tình mà nghe ta hò ba lí tình tang ba lí tình tang.+ Câu 2: Trèo lên trên rẫy khoai lang. Ba lí tang tình mà nghe ta hò ba lí tình tang ba lí tình tang.+ Chẻ tre mà đan sịa (la hố), cho nàng phơi khoai khoan hó khoan là hố hò khoan.III. Học hát: Hò Ba LíTập cách hát đối đáp : Theo cách gọi của dân ca là phần “xướng” và phần “xô”Xô: Ba lí tang tình tình tang Xướng: Trèo lên trên rẫy khoai lang Xô: Ba lí tang tìnhtình tangXướng: Chẻ tre mà đan sịa Xô: La hố Xướng: Cho nàng phơi khoai Xô: Khoan hố khoan là hố hò khoanNghe nhạc đoán tên bài hátBài 1 Vui bước trên đường xa (dân ca Nam bộ)Bài 2 Lý kéo chài (dân ca Nam bộ)Bài 3 Lý cây đa (dân ca quan họ Bắc Ninh)Hướng dẫn về nhà* Tìm một câu ca dao hoặc tự viết một câu thơ lục bát để tập thêm những tiếng đệm và hát theo điệu Hò ba lí.* Hãy kể tên một vài bài hò mà em biết* Tập hát thuần thục bài hát Hò ba lí.* Làm bài tập.* Xem trước tiết 13.Chân thành cảm ơn quý Thầy cô Xin chúc quý Thầy cô 

File đính kèm:

  • pptAM NHAC 8 TIET 12(2).ppt
Bài giảng liên quan