Bài giảng Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (Tiết 2)

2. Hôn nhân

a. Hôn nhân là gì?

 * Hôn nhân là mối quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 12Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (Tiết 2)Tiết theo PPCT: 25Trường THPT Nho Quan C Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Thanh Thủy2. Hôn nhâna. Hôn nhân là gì? * Hôn nhân là mối quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn.Chương II: kết hôn(Trích luật hôn nhân và gia đình năm 2000)Điều 9: Điều kiện kết hônĐiều 10: Những trường hợp cấm kết hônĐiều 11: Thủ tục đăng kí kết hônĐiều 12: Thẩm quyền đăng kí kết hônĐiều 13: Giải quyết việc đăng kí kết hônĐiều 14: Tổ chức đăng kí kết hônĐiều 15: Người có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luậtĐiều 16: Hủy việc kết hôn trái pháp luậtĐiều 17: Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật Đám cưới thường được tổ chức sau khi đăng kí kết hônCô dâu được họ nội rước về nhà chồngĐôi vợ chồng trẻ ra mắt họ hàng, bạn bè, làng xóm Đám cưới là việc tổ chức một buổi lễ trang trọng, vui vẻ với mục đích cho đôi bạn trẻ ra mắt họ hàng, làng xóm , bạn bè. về mối quan hệ vợ chồng của họ. Đám cưới có ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với cuộc sống hôn nhân. Đây là một trong những nét đẹp trong truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt NamTuần trăng mật thường được thực hiện sau đám cướib. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay*Hai nội dung cơ bản: - Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ - Thứ hai: Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng Chương III: Quan hệ giữa vợ và chồng(Trích luật hôn nhân và gia đình năm 2000)Điều 18: Tình nghĩa vợ chồngĐiều 19: Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồngĐiều 20: Lựa chọn nơi cư trú của vợ và chồngĐiều 21: Tôn trọng nhân phẩm, danh dự, uy tín của vợ và chồngĐiều 22: Tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của vợ vã chồngĐiều 23: Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặtĐiều 33.Một số quan điểm về chế độ hôn nhân thời phong kiến- “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”- “Nữ thập tam, nam thập lục”- “Môn đăng, hộ đối”- “Trai năm thê, bảy thiếp là thường. Gái chính chuyên chỉ có một chồng”- “.Phu tử tòng tử” Hôn nhân ép buộc, bất bình đẳng và kết hôn quá sớm. b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay *Hai nội dung cơ bản: - Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ - Thứ hai: Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳngBản chất: Chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp3. Gia đình a. Gia đình * Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.Điều 74 (Trích chương III-Luật hôn nhân và gia đình năm 2000)Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo qui định của luật này, kể từ thời điểm đăng kí việc nuôi con nuôi..b. Các chức năng của gia đình* Gồm 4 chức năng:- Chức năng duy trì nòi giống- Chức năng kinh tế- Chức năng tổ chức đời sống gia đình- Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục* Vai trò của các chức năng: Đều có vai rất trò quan trọng đối với hạnh phúc và sự phát triển của gia đìnhc. Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên* Gồm 4 mối quan hệ cơ bản: Quan hệ giữa vợ và chồng Quan hệ giữa cha mẹ và con Quan hệ giữa ông bà và các cháu Quan hệ giữa anh chị và các em* Trách nhiệm của các thành viên:- Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng và bảo vệ lẫn nhau- Cùng nhau phát triển kinh tế gia đình- Phối kết hợp với nhau để tổ chức cuộc sống đầm ấm, vui tươi- Xây dựng ý thức và hành động để tạo nên môi trường giáo dục gia đình  Kết luận chung:ý nghĩa của bài học: Sau khi học xong bài học này em tự nhận thấy mình cần làm gì để khi trưởng thành sẽ có được tình yêu chân chính, một cuộc sống hôn nhân bền vững và một gia đình thực sự hạnh phúc? Những việc làm đó có phải chỉ là thực hiện nghĩa vụ theo qui định của pháp luật không? ý nghĩa của bài học: - Mỗi công dân cần chuẩn bị cho mình những tri thức đúng đắn, những điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để khi trưởng thành có được tình yêu chân chính, một cuộc sống hôn nhân bền vững và một gia đình hạnh phúc. - Hiểu rõ mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân đối với xã hội, đồng thời cũng là trách nhiệm đạo đức đối với bản thân.chúc các em một tưương lai tươi sángCâu hỏi thảo luận nhóm 1: Nhiều người quan niệm rằng nòi giống được duy trì là phải có nhiều con (đặc biệt là con trai). Em có nhận xét gì về quan điểm này? Theo em quan điểm tiến bộ về nòi giống trong xã hội ngày nay là gì? Câu hỏi thảo luận nhóm 2: Bàn về hạnh phúc gia đình không ít bạn trẻ tin tưởng rằng “Một túp lều tranh, hai trái tim vàng” là đủ. Em hiểu thế nào về câu nói rất hình ảnh này? Thực tế cuộc sống có diễn ra như vậy không? Theo em kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống gia đình? Gia đình có thể làm kinh tế bằng những hình thức nào?Câu hỏi thảo luận nhóm 3: Với sự coi trọng vai trò của gia đình, người ta thường dùng khái niệm “Tổ ấm” để chỉ gia đình của mình? Em hiểu thế nào về khái niện này? Hãy chỉ ra một vài biểu hiện cơ bản của tổ ấm gia đình?Câu hỏi thảo luận nhóm 4: Em có nhận xét gì về ý thức thực hiện chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái của các gia đình trong xã hội hiện nay? Nếu có người vẫn cho rằng “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, “Bố mẹ sinh con, trời sinh tính”, “Có lớn thì ắt có khôn”, giáo dục con người là việc của nhà trường, của các thầy cô giáo......thì em có thể nói với họ như thế nào?

File đính kèm:

  • pptBai 12 tiet 2 Cong dan voi tinh yeu hon nhan va gia dinh.ppt