Bài giảng Bài 2: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em

Đ Năm 1923, bà Eglantyne Jebb đòi một số quyền cho trẻ em;

Đ Năm 1924, Hội quốc liên thông qua Tuyên ngôn về quyền trẻ em;

Đ Năm 1959, Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn về quyền trẻ em;

Đ Năm 1979, Năm quốc tế thiếu nhi Uỷ ban nhân quyền LHQ chính thức bắt tay soạn thảo Công ước;

Đ Ngày 20 - 11 - 1989, Đại hội đồng thông qua Công ước;

Đ Ngày 2-9-1990, Công ước bắt đầu có hiệu lực;

Đ Việt Nam ký Công ước ngày 26/1/1990, phê chuẩn 20/2/1990

Đ Đến nay đã có 192 quốc gia đã phê chuẩn, gia nhập Công ước (trừ Mỹ).

 

ppt14 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CễNG ƯỚC CỦA LIấN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EMTS. Tường Duy KiênViện Nghiên cứu quyền con ngườiHọc viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh11. Bối cảnh ra đời Công ướcNăm 1923, bà Eglantyne Jebb đòi một số quyền cho trẻ em;Năm 1924, Hội quốc liên thông qua Tuyên ngôn về quyền trẻ em;Năm 1959, Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn về quyền trẻ em;Năm 1979, Năm quốc tế thiếu nhi Uỷ ban nhân quyền LHQ chính thức bắt tay soạn thảo Công ước;Ngày 20 - 11 - 1989, Đại hội đồng thông qua Công ước;Ngày 2-9-1990, Công ước bắt đầu có hiệu lực;Việt Nam ký Công ước ngày 26/1/1990, phê chuẩn 20/2/1990Đến nay đã có 192 quốc gia đã phê chuẩn, gia nhập Công ước (trừ Mỹ).2Bối cảnh ra đời các quyền của trẻ em -Từ một ý tưởng đến một Công ước:	Eglantyn Jebb, người sáng lập Quỹ cứu trợ trẻ em, nói “tôi nghĩ rằng chúng ta phải đòi một số quyền cho trẻ em và phấn đấu cho sự thừa nhận rộng rãi các quyền này”Bảy tuyên bố về các quyền trẻ em:Trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi sự phân biệt về chủng tộc, quốc tịch và tín ngưỡng.Trẻ em phải được chăm sóc đúng mức trong gia đình như là một thực thể.Trẻ em phải được cung cấp đầy đủ các phương tiện cần thiết cho sự phát triển. Trẻ em đói khát phải được ăn uống, ốm đau phải được chăm sóc, khuyết tật, tâm thần phải được phục hồi, mồ côi phải có nơi nương tựa.Trẻ em phải là đối tượng đầu tiên nhận được sự cứu trợ khi xảy ra tai hoạ.Trẻ em phải được hưởng đầy đủ về quyền lợi từ các nguồn phúc lợi xã hội.Trẻ em phải được nuôi dạy để ý thức được rằng tài năng của mình cần phải được cống hiến cho nhân loại. 3Nội dung tuyên bố của Hội quốc liên và Liên hợp quốc về các quyền trẻ em. Tuyên bố Genevơ năm 1924.1. Phải trao cho trẻ em những phương tiện tiên quyết để phát triển một cách bình thường về thể chất và tinh thần.2. Trẻ đói phải được cho ăn; ốm đau phải được chữa trị; trẻ lạc hậu phải được giúp đỡ; phạm tội phải được giáo dục; mồ côi, lang thang phải có nơi trú ẩn và được chăm sóc.3. Khi xẩy ra tai hoạ, trẻ em phải là người đầu tiên được cứu trợ.4. Trong đời sống, trẻ em có quyền được kiếm sống, và phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột.5. Trẻ em phải được nuôi dưỡng theo nhận thức rằng tài năng của chúng phải phục vụ cho đồng bào mình.Tuyên bố của LHQ năm 1959 Nguyên tắc 1. Trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền trong Công ước này.Nguyên tắc 2. Trẻ em được chăm sóc đặc biệt.Nguyên tắc 3. Trẻ em có quyền đăng ký khai sinh và có quốc tịch.Nguyên tắc 4. Trẻ em phải được hưởng lợi ích an ninh xã hội.Nguyên tắc 5. Trẻ em bị tàn tật về thể xác, bị thiếu thốn về tinh thần được đối xử giáo dục, chăm sóc đặc biệt.Nguyên tắc 6. Vì sự phát triển đầy đủ và đồng bộ về nhân cách, trẻ cần có sự yêu thương và hiểu biết.Nguyên tắc 7. Trẻ em có quyền hưởng giáo dục miễn phí và bắt buộc ít nhất là bậc tiểu học.Nguyên tắc 8. Trong mọi trường hợp trẻ em phải là người đầu tiên được nhận sự bảo vệ và cứu giúp.Nguyên tắc 9. Trẻ em phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bỏ rơi, tàn ác và bóc lột .Nguyên tắc 10. Trẻ em sẽ được bảo vệ khỏi những tập tục có thể tạo ra mọi hình thức phân biệt chủng tộc và tôn giáo.42. Kết cấu của Công ướcGồm lời mở đầu, ba phần và 54 điều khoảnLời mở đầu: Đề cập sự cần thiết xây dựng Công ước;Phần I (từ Điều 1-41): Quy định các quyền của trẻ em.Phần II (từ Điều 42-45): Quy định cơ chế giám sát thực hiện Công ước.Phần III (từ Điều 46-54): Quy định thủ tục Công ước có hiệu lực (ký, phê chuẩn, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, ngôn ngữ của Công ước)5	3. Các nguyên tắc cơ bản của Công ướcKhông phân biệt đối xử (Điều 2)Các lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em (Điều 3)Sống còn và phát triển (Điều 6)Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của trẻ em (Điều 12)64. Một số điểm nổi bật của Công ướcDễ hiểu: Không dừng ở nguyên tắc chung chung, mà chỉ rõ các quyền cụ thể của trẻ em cũng như xác định trách nhiệm của các chủ thể có liên quan.Tính toàn diện: Đề cập tất cả các quyền của trẻ em trên các phương diện từ quyền dân sự, chính trị đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá; quyền của các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: trẻ em vô gia cư, trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bóc lột sức lao động, trẻ em trong xung đột vũ trang...Tính hiệu lực: quy định cụ thể việc thực hiện Công ước với cơ chế giám sát và cơ chế phối hợp ở cấp quốc gia và quốc tế; gia đình và cộng đồng75. Các nhóm quyền của trẻ emNhóm quyền con người:Quyền dân sự, chính trị.Quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.Nhóm quyền trẻ em:Sống còn.Được bảo vệ.Được phát triểnĐược tham gia8Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại.Điều 6. Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng mỗi trẻ em đều có quyền được sống. Các quốc gia cần đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của trẻ em ở mức cao nhất.Điều 24. Quyền có sức khoẻ và được chăm sóc sức khoẻ.9Nhóm quyền phát triển: Là những quyền đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện.Điều 5. Quyền được cha mẹ hướng dẫn, chỉ bảo.Điều 6. Quyền sống và phát triển.Điều 7. Quyền có họ tên và quốc tịch.Điều 9. Quyền được sống chung với cha mẹ.Điều 10. Quyền được sum họp với gia đình.Điều 11. Quyền được bảo vệ khỏi bị đưa ra nước ngoài trái phép và không quay trở lại.Điều 12. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của trẻ em.Điều 13. Quyền tự do biểu đạt.Điều 14. Quyền tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo.Điều 15. Quyền tự do hội họp.Điều 17. Quyền được tiếp cận với những thông tin phù hợp.Điều 24. Quyền có sức khoẻ và được chăm sóc sức khoẻ.Điều 26. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội.Điều 28 & 29. Quyền được giáo dục.Điều 31. Quyền được nghỉ ngơi, giải trí. 10Nhóm quyền được bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bị bỏ rơi và bị lạm dụng.Điều 2. Không bị phân biệt đối xử.Điều 7. Quyền có tên gọi và quốc tịch.Điều 8. Quyền giữ gìn bản sắc.Điều 10. Quyền được sum họp với gia đình.Điều 11. Quyền được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái phép và không trở lại.Điều 16. Quyền có sự riêng tư.Điều 19. Quyền được bảo vệ khỏi sự bỏ rơi và lạm dụng.Điều 20. Quyền được hưởng sự chăm sóc thay thế với những trẻ em bị mất môi trường gia đình.Điều 21. Quyền được nhận làm con nuôi.Điều 22. Quyền của các em tị nạn.11Nhóm quyền được bảo vệ (tiếp)Điều 23. Quyền được chăm sóc đặc biệt đối với trẻ em bị khuyết tật.Điều 25. Quyền được định kỳ xem xét nơi gửi trẻ.Điều 30. Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số, bản xứ...Điều 32. Quyền được bảo vệ khỏi sự bóc lột về kinh tế.Điều 33. Quyền được bảo vệ khỏi tệ nạn ma tuý.Điều 34. Quyền được bảo vệ khỏi sự xâm hại tình dục.Điều 35. Quyền được bảo vệ khỏi sự mua bán bắt cóc.Điều 36. Quyền được bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột khác.Điều 37. Quyền không bị giam giữ vô cớ, bị tra tấn, nhục hình.Điều 38. Quyền được bảo vệ khỏi ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang.Điều 39. Quyền được chăm sóc phục hồi.Điều 40. Quyền được xét xử công bằng. 12Nhóm quyền tham gia: Là những quyền cho phép trẻ em tham dự vào những công việc ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng.Điều 12. Quyền của trẻ em được có quan điểm riêng, được tự do bày tỏ những quan điểm đó về mọi vấn đề có liên quan đến cuộc sống của chúng. Những quan điểm này được cân nhắc tuỳ thuộc vào lứa tuổi và sự chín chắn của chúng.Điều 13. Quyền tự do biểu đạt.Điều 15. Quyền tự do tín gưỡng.Điều 17. Quyền được tiếp cận với các thông tin phù hợp.Điều 18. Cha mẹ chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dạy con cái. Chính phủ cần giúp đỡ họ trong việc này.136. Tiến trình tham gia, thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con ngườiKý, Phê chuẩn hoặc Gia nhập, Báo cáo đầu tiên và Báo cáo định kỳ.Tổ chức thực hiện:+ Chuyển hoá nội dung công ước vào hệ thống pháp luật trong nước (nội luật hoá).+ Tuyên truyền phổ biến công ước;+ Xây dựng chương trình hành động quốc gia;+ Lồng ghép những nội dung cần thực hiện vào chương trình, chính sách phát triển kinh tế, xã hội;+ Thành lập cơ quan chuyên trách tổ chức, theo dõi việc thực hiện Công ước.14

File đính kèm:

  • pptBài 2. Cong uoc LHQ ve QTE.ppt
Bài giảng liên quan