Bài giảng Bài 2: Văn nghị luận

- Bài tập : Hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

 Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì trong vùng. “Đây là cách để dạy con biết quý trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt nhất cho đứa con bé bỏng của mình.

 Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười: “chuyến đi như thế nào hả con ?”.

- Thật tuyệt vời bố ạ!

- Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy!.

- Ô, vâng.

- Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này?

 

ppt8 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2: Văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Người thực hiện :Nguyễn Thanh TùngTổ Văn - Trường PTDTNT Lạc Dương – Lâm ĐồngBÀI 2 – TIẾT 3-4-Nhắc lại khái niệm Văn nghị luận. Học sinh thực hiện bài tập sau để chuẩn bị vào bài mới Bài tập : Hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.	Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì trong vùng. “Đây là cách để dạy con biết quý trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt nhất cho đứa con bé bỏng của mình. 	Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười: “chuyến đi như thế nào hả con ?”. Thật tuyệt vời bố ạ! Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy!. Ô, vâng. Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này?Đứa bé không ngần ngại :-	Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn . Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải đưa những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống, họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra được những thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh, còn họ có những người láng giềng che chở nhau	Đến đây người cha không nói gì cả.	“Bố ơi con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi” 	cậu bé nói thêm.1. Hãy tìm đoạn lập luận trong câu chuyện ?2. Đây là đoạn nghị luận giải thích hay chứng minh ?3. Luận điểm của đoạn nghị luận nằm ở dòng nào? Điều bất ngờ thú vị trong đoạn lập luận là gì?BÀI TẬP 2Hãy sắp xếp các câu văn sau để tạo thành một đoạn văn bản hoàn chỉnh hợp lý nói về đức tính giản dị của Bác ( Lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng )Câu 1: Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.Câu 2: Suy cho cùng, chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một,sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”Câu 3 : Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.Bài tập 3 : Tương tự như bài tập 2Hoàn chỉnh đoạn văn sau:Câu 1: Một nhà tâm lý học đã viết rất xác đáng rằng: “ Nếu như một bài thơ tả nổi buồn mà lại không có một nhiệm vụ nào khác, ngoài việc làm lây sang chúng ta nỗi buồn của tác giả thì điầu đó quả thật rất đáng buồn cho nghệ thuật”.Câu 2: Cũng như thế, nỗi buồn trong văn Thạch Lam có lan thấm, dẫn truyền vào lòng người đọc thì cũng để sau đó, nó thực hiện cái quy luật tác động thẩm mỹ của mọi tác phẩm nghệ thuật chân chính: Thanh lọc tâm hồn con người.Câu 3 : Nỗi buồn của Thạch Lam không có gì chung với tinh thần bi quan.

File đính kèm:

  • pptbai_2_tiet_34.ppt
Bài giảng liên quan