Bài giảng Bệnh truyền nhiễm. Nấm kí sinh gây bệnh cây
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NẤM
- Nấm là loài đông nhất và nguy hiểm nhất trong các VSV gây bệnh cho cây trồng. Chúng phân bố rộng trong tự nhiên và chiếm trên 80% các loại bệnh là do nấm.
- Nấm có khả năng gây hại cho cây, người và động vật. Là một khâu quan trọng trong quá trình biến hóa vật chất trong tự nhiên (C), làm tăng độ phì nhiêu của đất, gây bệnh cho sâu hại cây, kí sinh trên tuyến trùng.
- Trong nông nghiệp: làm chuyển hóa thức ăn cho cây và gây bệnh cho cây.
VD: riêng cây lúa đã có trên 200 bệnh.
ời gian tạo điều kiện nhiều ôxy vì tuyến trùng rất nhạy cảm với sự thiếu ôxy ở trong đất. Dùng các biện pháp canh tác: làm ải, phơi đất khô dưới ánh nắng mặt trời sau thu hoạch 3-4 tuần và trước khi gieo trồng có tác dụng tiêu diệt và hạn chế số lượng tuyến trùng sống và tích lũy trong đất. Điều chỉnh thời vụ gieo trồng để tránh giai đoạn mẫn cảm tuyến trùng. Chăm sóc cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt có khả năng chống chịu với tuyến trùng. Bón phân khoáng chống giai đoạn hình thành các tuổi của tuyến trùng, làm thay đổi hoá lý, đặc tính sinh vật học của đất tạo điều kiện bất lợi cho tuyến trùng. Bón các loại phân có tính ôxy hoá mạnh. Phân hữu cơ có tác dụng làm tăng sản lượng cây trồng song cũng rất thuận lợi cho sinh sản của các loại tuyến trùng đối kháng, tuyến trùng ăn thịt và một số nấm có ích để tiêu diệt các loài tuyến trùng ký sinh thực vật. Bón phân kali cân đối giữa N: P: K bảo đảm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng chống chịu cao, tạo điều kiện pH trong đất trung hoà-kiềm để giảm khả năng sinh sản của tuyến trùng. Phân đạm làm tăng áp lực thẩm thấu, có thành phần amôniac 1% làm áp lực thẩm thấu tăng 13kg/cm2. Bón phân đạm với liều lượng cao (56-147 kg/ha) làm giảm các loài D. destructor. Nếu bón phân kali cao hơn mức bình thường lại làm tăng mật độ tuyến trùng nốt sưng trên dưa chuột. Phân vi lượng (Bo, măng gan, đồng, moliptan) làm giảm tuyến trùng nốt sưng cà chua 50-60%, năng suất tăng 30-40% (Treskova, 1962). Tiêu diệt cỏ dại là ký chủ của rất nhiều loài tuyến trùng ký sinh nơi mà chúng có thể sinh sản, qua đông tồn tại lâu dài khi không có mặt của cây trồng. Tránh nhổ cỏ và vứt xuống mương máng có nước chảy. - Phương pháp lý học: sử dụng nhiệt (hơi nóng và nước nóng để xử lý đất, giống, cây giống và hom giống). Ví dụ: xử lý hạt lúa 55oC trong 20 phút. Hành tỏi 45-46oC trong 15 phút. - Phương pháp hoá học: dùng thuốc trừ tuyến trùng (Nematicide) thể hiện: tác động cơ giới, phá huỷ hệ thống men làm ngừng quá trình tiêu hoá của tiến trùng, để xử lý hạt giống, đất, cây giống, cây vườn ươm bị nhiễm bệnh. Dùng thuốc xông hơi, nội hấp và nhóm thuốc Cacbarmat có kết hợp phân kali xử lý đất. Đưa thuốc vào đất ở độ sâu 35-40cm, đã cày bừa kỹ. Khoảng cách độ ẩm từ 0-35cm, ẩm độ chiếm 75% và nhiệt độ phải phù hợp trong thời điểm cần xử lý với từng loại thuốc. Giữ thuốc đã đưa vào đất có đủ thời gian, nồng độ và hoạt chất (phủ nilông sau khi xử lý). Dùng thuốc vào đúng giai đoạn mẫn cảm nhất của tuyến trùng, có thể thực hiện trước khi trồng, sau khi thu hoạch và trong bảo quản. Hàng loạt các loại thuốc hoá học dùng trong phòng trừ có hiệu quả: Furadan, Nemacur, Sincosin, Oncol, Basamide Nhóm Halogen; Ditiocarbamate: nhóm chứa phốt pho, nhóm Carbamate song các loại thuốc trừ tuyến trùng thường rất độc vì vậy hạn chế việc sử dụng thuốc hoá học trong phòng trừ chúng. Trong phòng trừ tuyến trùng cần bổ sung hàng loạt các biện pháp khác hạn chế tuyến trùng ngay từ ban đầu, giảm nguồn tuyến trùng gây hại trong đất, hạt giống, cây và ủ giống và dùng giống chống chịu tuyến trùng là chủ yếu. Một số lớn tuyến trùng có thể bị chết khi xử lý bằng dung dịch nước đường. - Phương pháp sinh vật học: sử dụng các vi sinh vật đối kháng có ở trong đất, các tuyến trùng ăn thịt, nấm ký sinh bật 2 dùng để tiêu diệt tuyến trùng. Các loài nấm: Dactularia, Harposporium anguillulae, Arthrobotrys oligospore, Paecilomyces lilacinus Verticillium chlamydosporium, Trichoderme viride, Gliocladium sp. Hirshutell, Pasteuria penetrans, Bacillus subtilis, Pseudomonas fluorescens,...tiêu diệt tuyến trùng bằng cách ký sinh, bao vây tuyến trùng và sử dụng cơ thể tuyến trùng thực vật làm thức ăn. Các vi sinh vật làm đối kháng ở trong đất là một yếu tố quan trọng làm giảm số lượng tuyến trùng hại cây tích lũy tồn tại ở trong đất. Các loài tuyến trùng đối kháng như loài Mononchus (họ Mononchidae) chuyên ăn thịt tuyến trùng hại rễ cây, mỗi con ăn thịt > 80 con tuyến trùng hại cây trong một ngày. Dùng những cây có thể trồng xen và rễ có sự bài tiết các chất mang tính sua đuổi tuyến trùng: cúc vạn thọ (Tagetes patula; T. erecta làm giảm số lượng Pratylenchus pratensis và P. crenatus). Gieo 1-2 lần trong 3-4 năm trên đất gieo cây lấy gỗ nhiễm Pratylenchus sp. Đất trồng thuốc lá luân canh với cây trồng nước, trồng đậu và không trồng cây họ cà, kết hợp trồng xen cây cúc vạn thọ. Phòng trừ tuyến trùng bằng phương pháp sinh học là một hướng phòng trừ mang hiệu quả kinh tế, có thể lợi dụng được đặc điểm tự nhiên sẵn có ở trong đất để phòng trừ, làm giảm số lượng tuyến trùng ở trong đất song để tiến tới ứng dụng rộng rãi trong sản xuất hiện nay vẫn là một vấn đề khó khăn. VIII. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NGUỒN TUYẾN TRÙNG TRONG ĐẤT VÀ TRÊN CÂY TRỒNG Xác định nguồn tuyến trùng trong đất, cây trồng và nông sản phẩm là nhiệm vụ đầu tiên trong công tác bảo vệ thực vật. Từ đó đề ra được những biện pháp phòng trừ thích hợp với những loài tuyến trùng có hại. Việc nghiên cứu nguồn bệnh do tuyến trùng cần thực hiện theo những yêu cầu quan trọng sau: - Giám định chính xác loài tuyến trùng gây hại và thành phần tuyến trùng ở các vùng sinh thái khác nhau giúp cho việc đề xuất biện pháp phòng trừ có hiệu quả. - Kiểm tra cây giống, hạt giống bị nhiễm tuyến trùng hay không? đây là việc làm bắt buộc trong công tác chọn giống và kiểm dịch thực vật. Lấy mẫu và lọc mẫu theo các phương pháp khác nhau, thời vụ khác nhau tuỳ theo yêu cầu cần kiểm tra lấy mẫu và xác định mức độ gây hại (mẫu đất, cây, vật liệu khởi đầu) của từng loài tuyến trùng khác nhau. Công việc này cần tiến hành vào thời điểm mà tuyến trùng hoàn thành giai đoạn phát triển chuyển sang giai đoạn sinh sản và cây thể hiện triệu chứng đặc trưng nhất, hoặc loài tạo xit thì cũng hình thành xit rõ nhất. Mẫu đã thu thập đựng trong túi nilông tốt tránh lây lan và giữ cho mẫu có độ ẩm cần thiết. Mẫu giữ trong túi có thể rất cần cho những đối tượng kiểm dịch thực vật. Hoặc có thể thay thế túi nilông bằng dung dịch Foocmalin 70-75% cồn để ngâm mẫu. Số lượng mẫu lấy tuỳ theo diện tích: 15mẫu/500m2; 30 mẫu/500-1000m2; 45mẫu/1000-5000m2. Trên diện tích trồng đại trà thì lấy 25 mẫu/5000m2. Mẫu cây (rễ, thân, lá, cơ quan sinh sản...) bảo quản trong túi nilông khi lấy mẫu và đưa vào giữ ẩm trong tủ lạnh. Loài tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne spp.) trong điều kiện lấy mẫu vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây. Trong nhà kính thì lấy ngay sau khi có triệu chứng hại. Đối với các loại cây dạng củ (hành, tỏi, khoai tây, cà rốt, cây cảnh trồng củ) trong quá trình bảo quản thì lấy 200 củ/10 tấn củ thứ nhất, 50 củ/10 tấn củ tiếp theo để kiểm tra tuyến trùng trước khi đưa vào bảo quản. Số hom giống, cây giống thì lấy nhiều hơn. Đối với loài tạo bào nang (xít) lấy mẫu theo 5 điểm 2 đường chéo góc mỗi điểm lấy 200-250cm2 và ở độ sâu 0-10cm. Lấy 4-6mẫu/100m2; 7-9mẫu/300m2; 10-12mẫu/500m2; 25-30mẫu/5000m2; 40-50mẫu/10000m2. Lấy mẫu ở khu vực ngẫu nhiên thì lấy khoảng 25-30 mẫu theo diện tích vuông và nhắc lại 1 vài lần, mỗi lần lấy 250-300cm3, trộn đều và đưa vào túi nilông, đánh số, viết ký hiệu và thực hiện các bước phân tích trong phòng thí nghiệm. Đất phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc xấy ở nhiệt độ 35- 40oC. Tiếp theo bước 1 sau khi lấy mẫu đất và mẫu cây thì cần rửa và lọc mẫu, xác định thành phần loài, mật độ, tỷ lệ gây hại và mức độ gây hại (chỉ số bệnh %). Rễ cây bị hại do tuyến trùng nốt sưng thì phân cấp bệnh theo các cấp: Cấp 0: cây không có u sưng ở rễ Cấp 1: rễ có 10% u sưng-mức độ hại nhẹ Cấp 2: rẽ có 10 - 25% u sưng-mức độ hại trung bình Cấp 3: rễ có 25-50% u sưng-mức độ hại nặng Cấp 4: rễ có >50% u sưng-mức độ hại rất nặng. Tuyến trùng nốt sưng được tách ra khỏi rễ cây bệnh, nhộm màu bằng Lactophenol rễ cây có u sưng. Tuyến trùng cái nằm trong u sưng, tách ra khỏi u và quan sát cơ quan sinh dục cái dưới kính hiển vi sau khi cắt giải phẫu. Đối với loài này chỉ cầm giám định con cái là đủ. Xác định loài tuyến trùng nốt sưng trong đất chỉ cần trồng cây chỉ thị trên đất nhiễm tuyến trùng (cây dưa chuột) sau 50 ngày trồng có triệu chứng u sưng ở rễ và sau 30 ngày thì hình thành cá thể cái trưởng thành. Sơ đồ trộn mẫu và lấy mẫu đất của Kirjanova ==== Mẫu tuyến trùng hại thân thực hiện lọc mẫu theo phương pháp treo mẫu trong phễu thuỷ tinh hoặc phễu lọc (hình...). Mẫu cây cắt ngắn, 2-4cm, tách nhỏ và đưa vào phễu lọc 10-12cm (đổ đầy nước) trong 2-3 giờ để tuyến trùng tách khỏi cây (mô thực vật) và đi xuống đáy phễu. Đổ nước trên đi và lấy phần dưới đáy kiểm tra dưới kính hiển vi. Lọc bào nang (xít) từ mô thực vật (xung quanh bộ rễ ở trong đất) thì chỉ cần màng lọc có kích thước lỗ là 1,5-3mm; 0,2mm. Đặt 100cm3 trong đất trong cốc thuỷ tinh 1 lít, đổ 2/3 nước quấy đều để trong 10-20 phút cho lắng đọng cát xuống đáy, xit nổi trên bề mặt nước, sau đó đổ qua màng lọc 0,1mm và sang hộp lồng petri. Giám định loài tạo xit cũng theo phương pháp cắt phần lỗ sinh dục và lỗ hậu môn phân đuôi của xít (Dekker, 1971; Stoyanov, 1980). Viết etiket theo thứ tự mẫu, ngày lấy, nơi lấy, cây ký chủ, người lấy mẫu, tên loài giám định. Giám định loài tuyến trùng gây hại cần dựa vào một số yêu cầu sau: mô tả, quan sát đặc điểm cấu tạo hình dáng, kích thước chiều dài, chiều rộng thân, chiều dài ống thực quản, kim chích hút, cấu tạo đuôi, cơ quan sinh dục con đực và cái...(công thức de Man). Công thức de Man: L - Chiều dài thân oe - Chiều dài từ phần đầu tới hết ống thực quản oev - Chiều dài cuối ống thực quản tới lỗ sinh dục Van - Khoảng cách từ lỗ sinh dục tới lỗ hậu môn Cd - Chiều dài đuôi (từ lỗ hậu môn đến hết đuôi) St - Chiều dài kim chích hút O - Khoảng cách từ miệng tuyến dịch tới gốc kim chích hút Sp - Chiều dài gai giai phối D - Chiều rộng thân lớn nhất (con cái tại vị trí lỗ sinh dục; con đực tại vị trí giai phối). Công thức de Man biểu thị bằng các tỷ số sau đây: Hình: ======= Chú ý: - Nếu giá trị V=50% thì cấu tạo thân chia thành 2 phần bằng nhau. - V =<50% thì lỗ sinh dục nằm ở phía nửa đầu thân - V =>50% thì lỗ sinh dục nằm ở phía nửa sau thân.
File đính kèm:
- BCDC-bai giang.doc