Bài giảng Cách xử lý những vết thương đơn giản trong luyện tập và thi đấu TDTT

Các vết thương nhẹ thường gặp

Nguyên nhân

Phương pháp điều trị

Tác dụng

Thời gian tiến hành

Kỹ thuật chườm lạnh

Điều cần tránh

Các biện pháp kèm theo

Những điều cần chú ý

 

ppt14 trang | Chia sẻ: nguyenoanh | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Cách xử lý những vết thương đơn giản trong luyện tập và thi đấu TDTT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Caùch xöû lyù nhöõng veát thöông ñôn giaûn trong luyeän taäp vaø thi ñaáu TDTT BIÊN SOẠN: TRẦN MỸ DƯƠNG Lời tựa Có thể các bạn chơi thể thao và thường xuyên bị chấn thương nhẹ, dường như các bạn không quan tâm đến nó nhưng những cách xử lý của các bạn gây cho tổn thương càng nghiêm trọng hơn chăng? Sau đây tôi xin giới thiệu cho các bạn biết khi bị tổn thương như: bong gân, trật sơ mi, giản dây chằng… sẽ dùng biện pháp nào để phòng tránh biến chứng về sau. Các vết thương nhẹ thường gặp Nguyên nhân Phương pháp điều trị Tác dụng Thời gian tiến hành Kỹ thuật chườm lạnh Điều cần tránh Các biện pháp kèm theo Những điều cần chú ý Các viết thương nhẹ thường gặp Bong gân, sai khớp, bầm dập cơ, gãy xương, rách cơ, giãn rách dây chằng ở mức độ vừa và nhẹ,… Nguyên nhân Khởi động không kỹ. Chưa nắm được nguyên lý kỹ thuật. Khả năng phối hợp động tác. Do va chạm. Do cơ sở vật chất. Mất tập trung trong tập luyện… Phương pháp điều trị Chủ yếu dùng biện pháp chườm đá Một số biện pháp như băng ép, giữ cao tư thế… Chườm lạnh Tác dụng Làm tăng ngưỡng kích thích của các sợi cơ, làm co mạch, giảm lượng máu lưu thông ở vùng tổn thương dẫn đến giảm phù nề, giảm đau. Làm giảm co thắt cơ dẫn đến cải thiện tuần hoàn và kết quả là làm giảm rối loạn chuyển hoá ở vùng bị chấn thương Thời gian tiến hành Tiến hành ngay ở những phút đầu tiên sau khi bị chấn thương. Trong 48-72 giờ đầu, việc chườm lạnh cần được tiến hành thường xuyên. Mỗi lần chườm lạnh kéo dài từ 15-20 phút. Thời gian nghỉ giữa hai đợt khoảng 120-180 phút (trong 24 giờ đầu cần tiến hành thường xuyên hơn, nghỉ giữa hai đợt khoảng 30-60 phút). Tuỳ theo mức độ chấn thương, chườm lạnh có thể được tiến hành cho đến ngày thứ 7 sau chấn thương với tần suất giảm dần. Kỹ thuật chườm lạnh Dùng nước đá hoặc đá chưa tan đập nhỏ bọc trong nilon hoặc khăn lông ẩm (nhiệt độ nước đá khoảng 0-30 C). Chườm lạnh, vùng chườm lạnh nên bôi một lớp kem trung tính, vaselin… để tránh nguy cơ bị tổn thương do lạnh. Áp nhẹ khối nước đá lên bề mặt da vùng chấn thương, xoa nhẹ theo đường tròn đồng tâm trong 5-10 phút tuỳ thuộc giải phẩu vùng bị thương. Cần tránh Tránh những chuyển động gây đau, vì đau có thể gây hiện tượng co thắt. Vùng tổn thương phải được thả lỏng tối đa để quá trình hồi phục diễn ra dễ dàng. Cảm giác khi chườm lạnh Vùng bị chườm cảm thấy lạnh. Đau buốt và cuối cùng là cảm giác tê dại. Các biện pháp kèm theo Băng ép Dùng băng vải, băng thun băng ép vùng chấn thương đủ chặt để giảm phù nề và tạo điểm tựa vững chắc cho vùng cơ khớp bị chấn thương. Băng ép vùng chấn thương trong thời gian tiến hành phương pháp chườm lạnh bằng cách băng đè lên khối nước đá và băng trong thời gian giữa hai đợt chờm lạnh. Giữ cao tư thế Vùng tổn thương cần được giữ ở tư thế nâng cao để tránh tình trạng ứ máu và hạn chế phát triển phù nề. Tuỳ theo bộ phận chấn thương mà ta có tư thế treo cao phù hợp để không cản trở tới sinh hoạt. Nếu điều kiện cho phép thì nên nâng vùng tổn thương cao hơn đầu. Những điều cần chú ý Trong 72 giờ đầu sau chấn thương không được làm: 	Không được dùng bất cứ phương pháp hay các chất (kể cả tắm rửa bằng nước nóng). 	Gây nóng vùng bị tổn thương. 	Không dùng cao. 	Không được xoa bóp vùng chấn thương. 	Không uống rượu. Tất cả những điều trên sẽ làm tăng phù nề và chảy máu ở vùng bị chấn thương. Tài liệu tham khảo www.ykhoa.net.vn Sách giáo trình y học TDTT Và sự trợ giúp của trang web google.com.vn Tài liệu tham khảo www.ykhoa.net.vn Sách giáo trình y học TDTT Và sự trợ giúp của trang web google.com.vn 

File đính kèm:

  • pptvet thuong gay xuong trong hoat dong TDTT.ppt