Bài giảng Lý thuyết: Khái niệm, phân loại và sơ lược lịch sử phát triển môn điền kinh

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

1. Khái niệm

“ Điền kinh” là tên goi được dịch ra từ tiếng Trung Quốc. Theo tiếng Trung

Quốc “điền” có nghĩa là “ruộng” còn “kinh” có nghĩa là “đường”. Như vậy Điền kinh

thực ra là tên gọi cho các môn thể thao tiến hành trên sân và trên đường. Theo

cách gọi của nhiều nước khác ( Mỹ, Anh, Áo, Ba Lan, Pháp nhiều nước Nam

Mỹ.) Điền kinh cũng được gọi theo nghĩa đó. Tuy nhiên tên gọi đó chỉ có thể phù

hợp ở thuở ban đầu, vì ngày ngay loài người đã sáng tạo ra rất nhiều môn thể thao

khác nữa không chỉ có điền kinh mới tiến hành thi ở sân và ở đường.

Theo tiếng Hi Lạp, môn Điền kinh được gọi là “ Atleika”, từ này có nghĩa là

“vật”, “đấu tranh”, “bài tập”. Vào thời Cổ Hi Lạp người ta gọi “ atlet” là những người

chuyên thi đấu ở lĩnh vực sức mạnh và khéo léo.

Theo thể thao hiện đại ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Nga,

Bulgary thì người ta gọi môn Điền kinh nhẹ để phân biệt với các môn được gọi là

Điền kinhnặng như : Cử tạ , Vật, Quyền Anh Nhưng về thực chất, để đạt thnàh

tích cao thì không có môn th ể thao nào ( kể cả điền kinh) có thể coi là “nhẹ”.

Vì nhiều lý do khác nhau, tên gọi “Điền kinh” không thống nhất trên thế giới,

nhưng ngày nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều công nhận điền kinh là tên

gọi của môn thể thao cơ bản gồm các nội dung: đi, chạy, nhảy, ném đẩy và phối

hợp các nội dung đó.

pdf41 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 3417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý thuyết: Khái niệm, phân loại và sơ lược lịch sử phát triển môn điền kinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nh tích bằng nhau đã nhảy qua. hoặc sẽ hạ thấp mức xà xuống nếu họ
đều khônh nhảy qua được. Trình tự tăng hoặc giảm một mức xà là 2cm đối với
nhảy cao và 5cm đối với nhảy sào. Khi đó các vận động viên này chỉ được nhảy
một lần ở mỗi mức xà cho tới khi phân định được thứ hạng. Khi giải quyết thắng
thua, các vận động viên có thành tích bằng nhau như vậy phải nhảy theo lượt của
mình ( xem ví dụ).
- Nếu việc bằng nhau liên quan đến các thứ hạng khác thì các vận động viên
sẽ được xếp xếp cụng vị trí trong cuộc thi.
Ghi chú: Điều luật ( c) sẽ không áp dụng đối với các môn phối hợp.
Ví dụ:
- Trước lúc vào cuộc thi tổ trưởng trọng tài giám định sẽ công bố mức xà bắt
đầu và thứ tự các lần nâng mức xà.
1,75m; 1,80m; 1,84m; 1,88m; 1,91m; 1,94m; 1,97m; 1,99m…
Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết
IAAF TOECS Level - 37 - - 37 -Susanne Kroesche Page 37 12/11/2009 - 37 -
Độ cao (mức xà) Nhảy
hỏng
Nhảy phân thứ hạngVĐV
1,75m 1,80m 1,84m 1,88m 1,91m 1,94m 1,97m 1,94m 1,92m 1,94m
Vị trí
xếp
hạng
A 0 X0 0 XO X- XX XX 2 X 0 X 2
B - XO - X0 - - - 2 X 0 0 1
C - 0 X0 X0 - - XXX 2 X X 3
D - XO X0 X0 XXX XXX 3 4
0 = Nhảy qua X = Nhảy hỏng - Không nhảy
Tất cả các vận động viên A, B, C và D đều vượt qua mức xà 1,88m.
Theo điều luật về phân định thứ hạng khi có sự ngang bằng nhau về thnhf
tích thì các trọng tài giám định cộng toàn bộ số lần hỏng từ đầu cho tới mức xà
cao nhất cuối cùng đã được vượt qua là 1,88m.
D có nhiều lần nhảy hỏng hơn A, B hoặc C , vì thế phải xếp ở vị trí thứ 4.
A, B, và C vẫn hoà nhau và do có liên quan đến vị trí thứ nhất nên họ có
thêm một lần nhảy nữa tại mức xà 1,94 là mức mà A và C mất quyền tiếp tục
nhảy để phân định thứ hạng.
Khi tất cả các vận động viên đều nhảy hỏng, thì xà ngang được hạ xuống ở
mức 1,92m cho lần nhảy phân định sau. Khi chỉ có C nhảy hỏng ở mức xà 1,92m
thì 2 vận động viên A và B sẽ có lần nhảy phân định them thứ 3 tại mức xà 1,94m.
Ở mức xà này chỉ có B vượt qua được và vì vậy b được tuyên bố là người chiến
thắng.
* Trọng tài nhảy xa, nhảy 3 bước:
- Phân công:
+ Trưởng trọng tài: Xác định lần nhảy thành công hay thất bại, giám sát và
quyết định thành công
+ Ba trọng tài viên: Một người hỗ trợ bắt phạm quy, đo thành tích, sữa ván
giậm nhảy, điểm rơi, đo thành tích, một người trang cát.
+ Hai thư ký: một người điểm danh, ghi kết quả, bấm giờ, một người công
bố kết quả.
- VĐV phá kỷ lục cần lấy phiếu ghi hướng và tốc độ gió.
- Sau 3 lần nhảy phải đối chiếu kết quả, lập danh sách thứ tự vào chung
kết, trình trưởng trọng tài môn nhảy duyệt, rồi công bố.
* Trọng tài các môn ném đẩy:
- Phân công:
+ Trưởng trọng tài: Xác định lần ném đẩy thành công hay thất bại, giám sát
và quyết định thành công hoặc thất bại, giám sát và quyết định thành tích, cho
phép tiến hành hoặc dừng thi đấu.
+ Trọng tài viên: có thể từ 3 - 6 người một người làm trọng tài chính trong
sân, xác định điểm rơi, giám sát đo thành tích, hai người hỗ trợ nhìn điểm rơi,
cắm cờ đo thành tích.hai người nhặt dụng cụ.
Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết
IAAF TOECS Level - 38 - - 38 -Susanne Kroesche Page 38 12/11/2009 - 38 -
+ Hai thư ký: : một người điểm danh, ghi kết quả, bấm giờ, một người công
bố kết quả.
- Cần có có đánh dấu mức kỷ lục.
- Khi VĐV phá kỷ lục cần giữ nguyên vị trí cấm cờ và thước đo để trưởng
trọng tài đến xác nhận và lập biên bản công nhân kỷ lục mới.
- Xác định điểm rơi cần phán đoán đúng hướng và điểm rơi để kịp thời di
chuyển lập tức đến đứng trước điểm rơi, hương di chuyển chếch ngang để
đảm bảo an toàn, mắt không ròi điểm rơi cho đến khi cắm cờ.
- Sau 3 lần nhảy phải đối chiếu kết quả, lập danh sách thứ tự vào chung
kết, trình trưởng trọng tài môn nhảy duyệt, rồi công bố.
* Các trường hợp phạm luật trong các môn nhảy:
1) Nhảy xa và nhảy tam cấp:
- Trong khi giậm nhảy, chạm đất phía sau vạch giậm nhảy bằng bất
kỳ bộ phận nào của cơ thể, dù chạy đà không giậm nhảy hoặc có giậm
nhảy; hoặc.
- Giậm nhảy từ phía bên ngoài phạm vi cả hai đầu của ván, dù ở phía
sau hay phía trước đường kéo dài của vạch giậm nhảy; hoặc
- Chạm đất ở khu giữa vạch giậm nhảy và khu vực rơi xuống; hoặc
- Sử dụng bất cứ hình thức nhào lộn nào trong khi chạy lên hoặc
trong hành động giậm nhảy; hoặc
- Trong quá trình tiếp đất, vận động viên chạm vào phần phía bên
ngoài hố gần vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm gần nhất trên cát;
hoặc
- Khi rời khu vực rơi, điểm tiếp xúc đất đầu tiên bên ngoài hố cát gần
vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm gần nhất trên cát ở khu vực rơi
xuống, bao gồm bất kỳ điểm chạm do mất thăng bằng khi rơi nằm hoàn
toàn trong hố cát nhưng gần vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm đầu
tiên lúc rơi xuống
- Quá thời gian thực hiện lần nhảy ( 60 giây)
- Thực hiện không đúng kỹ thuật trong nhảy tam cấp ( ba bước)
2) Nhảy cao:
- Sau lần nhảy, do hành động của vận động viên làm rơi xà; hoặc
Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết
IAAF TOECS Level - 39 - - 39 -Susanne Kroesche Page 39 12/11/2009 - 39 -
- Vận động viên chạy đà giậm nhảy không vượt qua phía trên xà
ngang mà chạm đất ở khu vực ngoàì mặt phẳng tạo bởi hai cạnh gần của 2
cột chống xà, kể cả ở giữa hoặc bên ngoài hai cột chống xà bằng bất kỳ bộ
phận nào của cơ thể.
- Giậm nhảy bằng 2 chân hoặc có hình thức nhào lộn
- Quá thời gian thực hiện lần nhảy ( 60 giây)
4. Phương pháp trọng tài các môn phối hợp:
1. Do trưởng trọng tài môn nhảy - ném chỉ đạo.
2. Thường có 1 trọng tài chính 2 trọng tài viên chịu trách nhiệm: Kiểm
diện, dẫn vào vị trí thi đấu, lien hệ các nhóm trọng tài lien quan.
3. VĐV bỏ bất cứ nội dung nào đề không được thi tiếp nội dung tiếp
theo và không có điểm.
4. Phải đảm bảo thời gian nghĩ giữa các nội dung tối thiểu là 30 phút.
Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết
IAAF TOECS Level - 40 - - 40 -Susanne Kroesche Page 40 12/11/2009 - 40 -
5. Khi chạy nôi dung 800m và 1500m cần sắp xếp các VĐV có tổng
số điểm các nôi dung trước tương đối cao vào cùng một nhóm.
6. Sau khi kết thúc nộI dung và toàn môn phải đối chiếu ngay kết quả,
ghi váo phiếu trình duyệt, rồi công bố cho VĐV thành tích và điểm
của từng môn, tổng số điểm và xếp hạng.
CÁC CUỘC THI ĐẤU NHIỀU MÔN PHỐI HỢP
NAM (5 môn và 10 môn phối hợp).
- 5 môn phải được tiến hành thi trong 1 ngày theo trình tự: nhảy xa; ném
lao; chạy 200m; ném đĩa và chạy 1500m.
- 10 môn phối hợp được tiến hành thi trong 2 ngày liền nhau theo trình tự:
Ngày thứ nhất: Chạy 100m; nhảy xa; đẩy tạ; nhảy cao và chạy 400m.
Ngày thứ hai: Chạy 110m rào; ném đĩa; nhảy sào; ném lao và chạy 1500m.
NỮ (7 môn phối hợp)
- 7 môn phối hợp phải được tiến hành thi đấu trong 2 ngày liền nhau
theo trình tự:
Ngày thứ nhất: Chạy 100m rào, nhảy cao; đẩy tạ; chạy 200m.
Ngày thứ hai: Nhảy xa; ném lao; chạy 800m.
- 10 môn phối hợp của nữ được tiến hành thi trong 2 ngày liền nhau
theo trình tự:
Ngày thứ nhất: 100m; ném đĩa; nhảy sào; ném lao và chạy 400m.
Ngày thứ hai: 100m rào; nhảy xa; đẩy tạ; nhảy cao và chạy 1.500m.
PHẦN CHUNG
Trọng tài giám sát nhiều môn phối hợp cần tính toán để:
- Nếu có thể, cần có tối thiểu 30 phút cho mỗi vận động viên từ lúc kết
thúc môn thi trước cho tới khi bắt đầu môn thi sau.
- Nếu có thể, thời gian kéo dài từ lúc kết thúc môn thi cuối cùng của
ngày thứ nhất đến lúc bắt đầu môn thi đầu tiên của ngày thứ hai tối thiểu phải
là 10 tiếng.
Trình tự thi đấu được rút thăm trước mỗi môn thi. Trong các môn chạy
100m. 200m, 400m, 100m rào và 110m rào, các vận động viên thi đấu theo
nhóm, theo quyết định của đại điện kỹ thuật (Technical Delegate), tốt nhất là
5 người hoặc nhiều hơn song không bao giờ được ít hơn 3 người một nhóm.
Trong môn thi cuối cùng của nhiều môn phối hợp, các đợt chạy phải
được bố trí sao cho có một đợt chạy gồm các vận động viên dẫn đầu sau
môn thi trước môn thi cuối cùng (áp chót). Cùng với ngoại lệ này các đợt
chạy tiếp khác sau đó có thể được rút thăm như khi các vận động viên có thể
làm ở cuộc thi trước.
Hoàng Ngọc Viết – Bài giảng lý thuyết
IAAF TOECS Level - 41 - - 41 -Susanne Kroesche Page 41 12/11/2009 - 41 -
Trọng tài giám sát nhiều môn phối hợp phải có trách nhiệm bố trí lại
bất kỳ nhóm nào nếu thấy điều đó nên làm.
Các điều luật của IAAF đối với mỗi môn thi tạo thành cuộc thi nhiều
môn phải áp dụng cùng các ngoại lệ sau đây:
-Trong nhảy xa và các môn ném, mỗi vận động viên chỉ được phép
thực hiện 3 lần.
- Trong trường hợp thiết bị tính thời gian hoàn toàn tự động không có,
thời gian của mỗi vận động viên phải được xác định bởi 3 trọng tài bấm giờ
độc lập.
- Trong các môn chạy trong sân vận động, một vận động viên sẽ bị loại
ở bất kỳ cự ly thi nào mà tại đó phạm 2 lỗi xuất phát.
- Chỉ được sử dụng một hệ thống xác định thời gian trong suốt một môn
thi. Tuy nhiên, với mục tiêu xác định kỷ lục, việc xác định thời gian bằng đồng
hồ điện tử hoàn toàn tự động phải được áp dụng bất kể việc xác định này có
thể đối với các vận động viên khác hay không trong môn thi đó.
Bất kỳ vận động viên nào vắng mặt khi xuất phát hoặc khi thực hiện lần
nhảy hoặc đẩy ở một trong các môn thi sẽ không được phép tham gia các
môn tiếp theo và bị coi là bỏ thi đấu. Do vậy vận động viên này sẽ không có
điểm trong phân loại cuối cùng.
Bất kỳ vận động viên nào quyết định rút khỏi cuộc thi nhiều môn phối
hợp phải lập tức thông báo cho trọng tài giám sát về quyết định của mình.
Số điểm theo bảng điểm hiện hành của IAAF phải được công bố tách
biệt đối với mỗi môn cũng như tổng toàn bộ cho tất cả các vận động viên sau
khi hoàn thành mỗi môn thi. Người thắng là người có tổng số điểm cao nhất.
Trong trường hợp bằng điểm, người thắng là vận động viên có nhiều
môn thi đạt điểm cao hơn các vận động viên khác cùng bằng điểm). Nếu điều
này vẫn không giải quyết được thì người thắng là vận động viên có số điểm
cao nhất trong bất kỳ môn thi nào và nếu điều này cũng không thể giải quyết
được thì người thắng là người có số điểm cao nhất trong môn thứ hai
v.v...Điều này cũng áp dụng để phân hạng trong các trường hợp bằng điểm
nhau ở các vị trí khác trong cuộc thi đấu.

File đính kèm:

  • pdfBAI GIANG LY THUYET- môn điền kinh.pdf