Bài giảng Công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiểu học - Mô Đun 1: Những vấn đề chung về công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

NỘI DUNG 1:

TRÁCH NHIỆM; VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA

NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC;

MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO VIÊN

CHỦ NHIỆM VỚI BAN GIÁM HIỆU,

ĐỒNG NGHIỆP, PHỤ HUYNH HỌC SINH VÀ CỘNG ĐỒNG

Hoạt động 1:

 Anh, Chị hãy tìm hiểu trách nhiệm

của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong

trường tiểu học; mối quan hệ giữa giáo viên chủ

 nhiệm lớp đối với Ban Giám hiệu, đồng nghiệp,

 phụ huynh học sinh và cộng đồng?

 

ppt52 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiểu học - Mô Đun 1: Những vấn đề chung về công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt động chính khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Có kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạt động giáo dục học sinh. - Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò (soạn giáo án đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng giáo án có điều chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy). 2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh: - Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học; xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh; hướng dẫn học sinh tự học. - Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập của học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tập tiến bộ. - Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao. - Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp. 3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học; có các biện pháp giáo dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp. - Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình thức; đưa ra được những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập của học sinh và thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt. - Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh. - Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản. 4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục: - Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau từng học kỳ. - Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, huyện, tỉnh; sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chuyên môn đoàn kết vững Mạnh. - Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ. - Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo. 5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy: - Lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản tốt các bài kiểm tra của học sinh. - Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy. - Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao; - Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tật để báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh.Hoạt động 4: Anh, Chị hãy tìm hiểu những nội dung và nhiệm vụ cụ thể của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học hiện nay?A. Nội dung của công tác chủ nhiệm: 1. Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp chủ nhiệm; 2. Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp; 3. Thiết lập các mối quan hệ trong tập thể; 4. Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh: - Hoạt động học tập. - Tổ chức tốt hoạt động của chi đội thiếu niên. 5. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. 6. Tổ chức các hoạt động giáo dục. 7. Xây dựng, quản lý hồ sơ lớp chủ nhiệm.B. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm: 1. Quán triệt đường lối, chính sách, mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải nắm vững quy chế, điều lệ trường tiểu học, mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học, của khối lớp và kế hoạch, chương trình hoạt động của nhà trường trong năm học và từng học kỳ để vận dụng vào việc tổ chức hoạt động giáo dục học sinh tiểu học. 2. Thu thập và xử lý thông tin đa dạng về lớp chủ nhiệm để xây dựng hồ sơ học sinh và lập kế hoạch phát triển tập thể: - Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu đặc điểm cá nhân, đặc điểm phát triển trí tuệ, xã hội, tình cảm, thể chất, hoàn cảnh của học sinh để có những tiếp cận, những phương pháp tác động phù hợp, khuyến khích kỷ luật tích cực ở mỗi học sinh. - Để làm được việc này có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần có kỹ năng sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý thông tin đa dạng, đảm bảo tính khách quan, công bằng. 3. Giáo viên chủ nhiệm phải biết lập kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục ngắn hạn khác để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục, các chủ trương, nhiệm vụ mà nhà trường giao cho: Đây là nhiệm vụ trung tâm của giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.Kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm cần có các thành tố như mục tiêu, nội dung, nguồn lực, biện pháp, thời gian thực hiện, kết quả dự kiến được xác định tường minh, đảm bảo tính khả thi. Trong tổ chức thực hiện kế hoạch có giám sát, kiểm tra và đánh giá chặt chẽ. 4. Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm: Đây là nhiệm vụ mà các giáo viên bộ môn không thể thay thế được. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm là đưa tập thể lớp từ trạng thái này đến trạng thái phát triển cao hơn. Tập thể phát triển là tập thể có tính tự quản cao, có dự luận tập thể lành mạnh, các mối quan hệ trong tập thể gắn bó và mang tính nhân văn. Tập thể phát triển cũng đồng thời là môi trường học tập thân thiện, chứa đựng văn hóa riêng của lớp. Trong chiều sâu văn hóa của tập thể là những giá trị, hệ thống các chuẩn mực và niềm tin của học sinh. Biểu hiện bên ngoài của văn hóa tập thể là các chuẩn mực hành vi, truyền thống, thói quen được tập thể chấp nhận làm nên bộ mặt riêng của lớp học có tác động giáo dục và phát triển nhân cách học sinh. Đó chính là văn hóa học đường. 5. Tổ chức các hoạt động giáo dục và giao lưu đa dạng: Bên cạnh việc sử dụng hệ thống các mối quan hệ và các giá trị, truyền thống trong tập thể để giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng phải tổ chức sinh hoạt lớp,hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề và các loại hình hoạt động giáo dục đa dạng khác phù hợp với mục tiêu giáo dục cấp tiểu học. Đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm. Thông qua tổ chức các loại hình phong phú đa dạng, người giáo viên chủ nhiệm giáo dục hành vi, thói quen ứng xử, văn hóa cho học sinh về các mặt đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục và lao động đồng thời qua đó phát triển tập thể lớp và của từng học sinh. 6. Đánh giá kết quả tu dưỡng, học tập và sự tiến bộ của học sinh: Theo quan điểm đánh giá để phát triển học sinh, người giáo viên chủ nhiệm hiện nay cần thường xuyên thu thậpvà xử lý thông tin để khích lệ học sinh vươn lên hoặc điều chỉnh kịp thời các hành vi chưa tốt của các em. Ngoài yêu cầu đánh giá khách quan, công bằng; giáo viên cần giúp các em thêm tự tin và tự hoàn thiện mình. Giáo viên cần nhìn học sinh theo quan điểm động và phát triển; quan trọng nhất là nhận xét hành vi, không đánh giá nhân cách học sinh. 7. Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh cho các em. 8. Cập nhật hồ sơ công tác giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ học sinh không chỉ là thực hiện yêu cầu từ góc độ quản lý hành chính, mà quan trọng hơn là để theo dõi sự phát triển của các em và khi cần thiết có thể kịp thời điều chỉnh.Trong xã hội hiện đại, dù là học sinh tiểu học, các em cũng gặp rất nhiều thách thức về tâm lý, tinh thần; trong khi trong nhà trường hiện nay chưa có cán bộ phân tích tâm lý học đường nên giáo viên chủ nhiệm cần phải tư vấn, thậm chí là tham vấn để học sinh tự giải quyết bằng chính nội lực của mình.QUY ĐỊNH HỒ SƠ, SỔ SÁCH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY Thực hiện theo Thông tư số 41/2010/TH-BGD ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường tiểu học; đã quy định hồ sơ, sổ sách của giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học thống nhất cả nước, như sau: 1. Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh (sổ điểm). Đối với học sinh mô hình trường học mới VNEN thì được thay bằng Phiếu đánh giá kết quả học tập học sinh cuối học kỳ I và cả năm học. 2. Hồ sơ giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập (nếu có); 3. Học bạ học sinh; 4. Sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường; 5. Giáo án (Bài soạn); 6. Sổ ghi chép chuyên môn và dự giờ (một số tỉnh tách ra thành 2 sổ là sổ tích lũy nghiệp vụ chuyên môn và sổ dự giờ); 7. Sổ chủ nhiệm ( đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp). Trong sổ chủ nhiệm cần có các nội dung chính, như sau: - Điều tra cơ bản lý lịch học sinh; - Danh sách cán bộ lớp, cán bộ Chi đội (Sao nhi đồng); - Danh sách các tổ (trong đó ghi rõ học sinh năng khiếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật); - Danh sách Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp; của trường (nếu có); - Kế hoạch chủ nhiệm lớp cả năm học; - Kế hoạch thực hiện chủ điểm từng tháng, tuần; - Nhận xét học lực, hạnh kiểm của học sinh qua từng đợt kiểm tra định kỳ;- Kết quả đánh giá “Vở sạch, chữ đẹp”;- Những gương người tốt, việc tốt;- Những vấn đề cần lưu ý, quan tâm của giáo viên chủ nhiệm;- Biên bản các cuộc họp với phụ huynh học sinh của lớp;- Báo cáo tổng hợp số liệu qua các kỳ kiểm tra (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối năm học);- Nhận xét, kiểm tra của Ban Giám hiệu nhà trường.CẢM ƠN CÁC ANH, CHỊ ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI.CHÚC SỨC KHỎE VÀ HẠNH PHÚC!

File đính kèm:

  • ppttap huan cong tac chu nhiem.ppt
Bài giảng liên quan