Bài giảng Đặc điểm thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ

Dân tộc ta rất yêu thơ,một dân tộc “lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”, “trong khi đuổi giặc vẫn làm thơ”.Bởi thế dù trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh thơ ca vẫn phát triển nhanh và có ưu thế hơn các thể loại khác.

1.Đội ngũ sáng tác:

Ngoài các nhà thơ trước cách mạng và các nhà thơ được trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp,thời kì này xuất hiện đông đảo các nhà thơ trẻ giàu tài năng và tâm huyết với đời,với thơ.

Các nhà thơ trẻ:Xuân Diệu,Chế Lan Viên,Huy Cận,Tế Hanh Lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp giờ đây càng có điều kiện phát huy khả năng và khẳng định phong cách thơ như Nguyễn Đình Thi,Chính Hữu,Hoàng Trung Thông

 

pptx13 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đặc điểm thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 ĐẶC ĐIỂM THƠ THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ. Dân tộc ta rất yêu thơ,một dân tộc “lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”, “trong khi đuổi giặc vẫn làm thơ”.Bởi thế dù trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh thơ ca vẫn phát triển nhanh và có ưu thế hơn các thể loại khác.1.Đội ngũ sáng tác:Ngoài các nhà thơ trước cách mạng và các nhà thơ được trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp,thời kì này xuất hiện đông đảo các nhà thơ trẻ giàu tài năng và tâm huyết với đời,với thơ.Các nhà thơ trẻ:Xuân Diệu,Chế Lan Viên,Huy Cận,Tế HanhLớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp giờ đây càng có điều kiện phát huy khả năng và khẳng định phong cách thơ như Nguyễn Đình Thi,Chính Hữu,Hoàng Trung Thông2.Các đề tài lớn:- Cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội: Cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc tuy nhiều gian truân vất vả nhưng rất sôi nổi,hào hùng.+ Thơ Huy Cận gắn liền với hình ảnh sinh động về cô gái Hưng Yên,mở mang Tây Bắc “chiều thu trong em bé cười má ửng” hay “ tặng em buổi sáng lòng anh”+ Trong thơ Tố Hữu là hình ảnh những con người mới: “Những chàng trai những cô gái yêu” đang góp sức mìnhdựng xây cuộc đời mới là hình ảnh mùa xuân,mùa xuân đến với “khói nhà máy mới ban mai”,hay hình ảnh “mùa thu mới đã bắt đầu trái ngọt”+ Còn trong thơ Chế Lan Viên là âm vang sôi động hào hùng của tiếng hát con tàu,là sự ý thức sâu sắc “tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” hay khi trở về với đời sống của nhân dân hạnh phúc dâng đầy “trái cây rơi trên áo người ngắm quả” và trong cảm nhận Tổ Quốc “Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng”.+ Với Xuân Diệu cuộc đời thật mến thương qua bầu trời đỏ rực màu ngói mới và trong niềm hạnh phúc về âm thanh của giọng em “ cười ríu rít ở sau xe”.=>Những vần thơ của họ từ nhiều góc độ cảm nhận khác nhau đã đem lại cho người đọc niềm tươi vui về những hạnh phúc đơn sơ ước mơ nho nhỏ giữa cuộc đời mới.- Đấu tranh thống nhất nước nhà:+ Tố Hữu có nhiều vần thơ xúc động về đề tài này.Nỗi đau xót xa về cảnh đất nước chia cắt luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ.Có thể nói miền Nam chính là “miền sâu thẳm trong cõi lòng ông,là điều ông không “có thể nào yên”khi kẻ thù đang chà đạp lên quê hương mẹ.Nhà thơ tự hào về đồng bào miền Nam bất khuất anh hùng,gắn bó thủy chung son sắt với cách mạng.+ Xuân Diệu có cả một vần thơ Mũi Cà Mau viết về đề tài đấu tranh thống nhất nước nhà, ông cảm nhận sự toàn vẹn của Tổ Quốc một cách cụ thể: “ Tổ Quốc ta như một con tàu Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau.”+ Lưu Trọng Lư nói tới nỗi đau trước cảnh đất nước chia cắt thật cảm động: “ Sóng vỗ Cửa Tùng Bờ nớ bờ ni trông thấy Sao đành nón ngoắt tay đưa Nhìn lại nhìn qua Sao mắt đành ứa lệ.”+ Chế Lan Viên:ông nói thấm thía sâu sắc về những kỉ niệm khó quên qua các bài :Đêm tập kết,Mẹ,Gốc nhãn cao.Ngoài ra còn một số nhà thơ khác như Tế Hanh, Lê Anh XuânĐặc biệt ở đề tài này tiếng thơ của các nhà thơ cách mạng và của quần chúng yêu nước cách mạng ở miền Nam luôn ngân vang trong gian khổ mất mát hi sinh vẫn vững niềm tin về Đảng và Bác Hồ về một niềm tin thống nhất như bài: Quê hương ,nghe tin em vào Đại Học của Giang Nam ,Mộ anh hoa nở ,cháu nhớ Bác Hồ,dấu võng Trường Sơn của nhà thơ Thanh Hải.=>Ở đề tài này các nhà thơ đã thể hiện chân thật gợi cảm những tâm tư tình cảm nguyện vọng của cả dân tộc về một đất nước thống nhất và khẳng định niềm tin mãnh liệt vào đó.- Đề tài ra trận:Hầu hết các nhà thơ đều viết về đề tài ra trận mỗi nhà thơ lại có một cách khám phá ,thể hiện khác nhau.+ Nhà thơ đầu tiên là Thanh Hải gọi là “dòng thơ lửa cháy” thơ viết về đề tài ra trận thể hiện sự ra quân hùng mạnh của dân tộc với khí thế: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”Bằng sức mạnh “40 thế kỉ cùng ra trận”.Cả dân tộc đều ra trận thơ: “Lớp cha trước lớp con sau Đã thành chiến sĩ chung câu quân hành.”Đặc biệt vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu được các nhà thơ thể hiện từ nhiều phương diện thông qua sự cảm nhận sâu sắc về tâm hồn và tình cảm của dân tộc Việt Nam ở hình tượng người mẹ:Mẹ Suốt của Tố Hữu, Đất quê ta mênh môngCủa Dương Hương Ly,hình tượng chiến sĩ giải phóng quân:Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Quân,Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật=>Có thể nói hiện thực hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã “tỏa nắng cho thơ”,góp phần làm nên sức sống mãnh liệt cho thơ.3. Vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật:- Thể thơ:Hầu hết thể thơ quen thuộc trong thơ ca truyền thống và hiện đại đều được các nhà thơ thời kì này sử dụng nhuần nhuyễn,linh hoạt và ở thể thơ nào cũng đạt được thành công rực rỡ.Trong đó thể thơ tự do và thể thơ văn xuôi xuất hiện ngày càng nhiều và từng bước tìm được chỗ đứng trên thi đàn.- Ngôn ngữ thơ thời kì này xuất phát từ ngôn ngữ đời sống xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.Trong thơ xuất hiện một hệ thống từ ngữ không có ở thơ ca trước đó: “Nông trường ta rộng mênh mông Trăng lên,trăng lặn, vẫn không ra ngoài.” ( Nông trường cà phê-Tế Hanh) “ Như hôm nay giữa công trường đỏ bụi Những đoàn xe vận tải nối nhau đi.” ( Bài ca mùa xuân 1961-Tố Hữu) “ Chào anh thợ hàn giữa trời cao vời vợi Tay cầm lửa giữa muôn sao chấp chới.” ( Bàn tay ta năm ngón mở bình minh-Huy Cận) “ Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.” ( Trường Sơn đông,Trường Sơn tây-Phạm Tiến Duật)Sức gợi cảm,gợi liên tưởng của ngôn ngữ thơ thời kì này ngày càng được thể hiện đậm nét: “ Bước dài như gió lay thành chuyển non.” ( Tiếng hát sang xuân-Tố Hữu) “ Tiếng bìm bịp bập bềnh trong đêm nước lên.” ( Chuyến đò đêm giáp ranh-Hữu Thỉnh)Có thể nói các nhà thơ ở những mức độ khác nhau đều có sự cố gắng lựa chọn,sử dụng một cách sáng tạo ngôn ngữ thơ để góp phần tăng thêm hiệu quả nghệ thuật,tạocho thơ mình có được vẻ đẹp riêng và sức hấp dẫn sâu bền đối với người đọc.- Cấu trúc câu thơ:Câu thơ có sự dài ngắn khác nhau theo mạch cảm xúc của nhà thơ.Thời kì này xuất hiện những câu thơ có nhiều từ. Được biểu hiện qua một số bài:Sự sống chẳng bao giờ chán nản của Xuân Diệu,Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? Của Chế Lan Viên,Gió Lào cát trắng của Xuân Quỳnh,Ngã ba Đồng Lộc của Huy CậnSự mở rộng của câu thơ diễn tả trọn vẹn mạch cảm xúc,sự suy ngẫm của nhà thơ trước những vấn đề sôi động của đời sống xây dựng.- Giọng điệu thơ của thời kì này có nhiều giọng,giọng hào sảng,lạc quan,giọng tâm tình,giọng chất chứa suy tuq chiết lí,giọng tranh luận đối thoạiMột số đặc điểm nổi bật của thơ 1955-1975:- Thơ thể hiện cuộc sống theo hai khuynh hướng:nâng cao tính hiện thực và nâng cao chất trí tuệ trong thơ.Nâng cao tính hiện thực trong thơ là một nhu cầu tất yếu.Hiện thực cuộc sống càng phong phú đa dạng đòi hỏi thơ càng phải có sức chứa lớn,có khả năng bao quát được những vấn đề trong đời sống.Thơ là tiếng nói của tình cảm,là sự gửi gắm,giãi bày nỗi niềm tâm sự,tạo nên sự đồng điệu và sức hấp dẫn của thơ đối với người đọc.- Thơ thời kì 1955-1975 đậm đà tính thời sự và tính chiến đấu.Thơ gắn chặt với cuộc sống của dân tộc,phản ánh một cách kịp thời,chân thật,sinh động hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ và khí thế sôi nổi hào hùng của đời sống xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.- Thơ thời kì này giàu chất trữ tình và anh hùng ca,bộc lộ những cảm nhận chân thành,giản dị mà rất sâu lắng tình yêu,niềm tự hào về quê hương đất nước,về cuộc sống quá khứ,hiện tại và hướng về tương lai.=>Thơ ca thời kì này vừa có vẻ đẹp chung của cả nền thơ,vừa có vẻ đẹp riêng của từng khuôn mặt với những phong cách thơ khác nhau.

File đính kèm:

  • pptxdac_diem_khi_hau_viet_nam.pptx
Bài giảng liên quan