Bài giảng Đại số Lớp 6 - Chương 1 - Bài 13: Ước và bội - Trường THCS Nguyễn Du

Tìm các số tự nhiên x mà x B(8)

Và x < 40

Giải :

 B(8) = { 0; 8; 16; 24; 32 ; 40; 48; 56; .}

Vậy số tự nhiên x cần tìm thoả mãn điều kiện của bài toán : x { 0; 8; 16; 24; 32 }

CÁCH TÌM ƯỚC

Ví dụ 2 ; Tìm tập hợp Ư(8)

Giải : Ư(8) = { 1; 2; 4; 8 }

Muốn tìm các ước của a ta lần lượt chia a cho

các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết

cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 31/03/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số Lớp 6 - Chương 1 - Bài 13: Ước và bội - Trường THCS Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU 
 KÍNH CHÀO CÁC QUÝ THẦY CÔ GIÁO 
 THÂN ÁI ! CHÀO CÁC EM. 
CHÚC CÁC EM HỌC TIẾN BỘ 
TIẾT 24 :ƯỚC VÀ BỘI 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
HS 1 : N êu dấu hiệu chia hết cho 3. Cho ví dụ số có hai chữ số chia hết cho ba 
. Điền chữ số vào dấu * để : 
chia hết cho 3 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
HS 2 : N êu dấu hiệu chia hết cho 9. Cho ví dụ số có ba chữ số chia hết cho ch ín 
. Điền chữ số vào dấu * để : 
chia hết cho 9 
315 chia hết cho 3 ta nói 315 là bội của 3, 
còn 3 là ước của 315. 
 Tương tự 345 chia hết cho 3 ta nói : 
345 là bội của 3, còn 3 là ước của 345. 
702 và 792 đều chia hết cho 9 nên ta nói : 
702 và 792 đều chia hết cho 9 nên ta nói : 
702 và 792 là bội của 9, còn 9 là ước của 702 
và 792 
1.ƯỚC VÀ BỘI 
Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b 
thì ta nói 
a là bội của b, còn b gọi là ước của a 
Muốn tìm các bội của một số hay các ước của 
một số ta làm như thế nào ? 
 Số 18 có là bội của 3 không ? Có là bội 
của 4 không ? 
?1 
 Số 4 có là ước của 12 không ? Có là uớc 
Của 15 không ? 
?1 
 * 18 là bội của 3, không là bội của 4 
* 4 là ước của 12, không là ước của 15 
?1 
2. CÁCH TÌM ƯỚC VÀ BỘI : 
2.1. CÁCH TÌM BỘI 
Tập hợp các ước của a; Kí hiệu là : Ư(a ) 
Tập hợp các bội của a; Kí hiệu là : B(a ) 
Ví dụ 1 : Tìm các bội nhỏ hơn 28 của 5 
Để tìm các bội của 5 em làm như thế nào ? 
Tìm các bội của 5 nhỏ hơn 28 
Giải : 
Tập hợp các bội nhỏ hơn 28 của 5 là : 
B(5) = { 0; 5; 10; 15; 20; 25 } 
Muốn tìm bội của một số ( khác 0 ) ta nhân số 
đó lần lượt với 0; 1; 2; 3. 
?2 
 Tìm các số tự nhiên x mà x B(8) 
Và x < 40 
Giả i : 
 B(8) = { 0; 8; 16; 24; 32 ; 40; 48; 56;.} 
Vậy số tự nhiên x cần tìm thoả mãn điều kiện của bài toán : x { 0; 8; 16; 24; 32 } 
2.2 CÁCH TÌM ƯỚC 
Ví dụ 2 ; Tìm tập hợp Ư(8) 
Giải : Ư(8) = { 1; 2; 4; 8 } 
Muốn tìm các ước của a ta lần lượt chia a cho 
các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết 
cho những số nào , khi đó các số ấy là ước của a. 
?3 
 Viết các phần tử của tập hợp Ư(12) 
Giải : Ư(12) = { 1; 2; 3; 4; 6; 12 } 
?4 
 Tìm các ước của 1 và tìm một vài bội của 1 
Giải : Ư(1) = { 1} 
 B(1) = { 0; 1; 2; 3 ; 4; } 
Trả lời câu hỏi : 
1) Số 1 có bao nhiêu ước số ? 
Số 1 chỉ có một ước là 1. 
Trả lời câu hỏi ; 
2) Số 1 là ước của những số tự nhiên nào ? 
Số 1 là ước của mọi số tự nhiên 
 3) Số 0 có là ước của số tự nhiên nào không ? 
Số 0 không là ước của bất kỳ số tự nhiên nào 
4) Số 0 là bội của những số tự nhiên nào ? 
Số 0 là bội của mọi số tự nhiên ( khác 0 ) 
BÀI TẬP VỀ NHÀ 
Bài 111 ; 112 và 113 SGK trang 44 
Bài 141; 142; 144; 145 và 146 SBT trang 20 
Dặn dò : Giải các bài tập đã cho về nhà 
Học thuộc cách tìm ước của một số 
và cách tìm ước của một số 
Hướng dẫn về nhà 
Bài 113/sgk/44 
Câu a) Trước tiên tìm bội của 12. Sau đó ta xem các bội của 12 gồm những số nào thỏa mãn điều kiện : 
thì các số đó là giá trị x cần tìm 
Bài 113/44 
 tức là , ta tìm B(15) 
Sau đó đối chiếu với điều kiện 
để suy ra giá trị x cần tìm 
Bài 113 d) 16 chia hết cho x tức là x thuộc 
ước của 16. Ta tìm ước của 16, các ước của 
16 là các giá trị x cần tìm 
Bài 146 SBT/20 : 
Hướng dẫn nghiên cứu bài mới 
Bài 14 Số nguyên tố . Hợp số 
Bảng số nguyên tố 
Tìm 5 số tự nhiên chỉ có hai ước . 
Các số tự nhiên chỉ có hai uớc gọi là số gì ? 
Tìm 5 số tự nhiên có hơn hai ước.Các số 
 tự nhiên chỉ hơn hai uớc gọi là số gì ? 
Thế nào là số nguyên tố ? 
Hợp số là gì ? 
Các số tự nhiên từ 2 đến 100 
có bao nhiêu số nguyên tố ? 
 KÍNH CHÀO CÁC QUÝ 
 THẦY CÔ GIÁO ! 
 THÂN ÁI CHÀO CÁC EM ! 
 TIẾT THAO GIẢNG ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT.CÁM ƠN CÁC QUÝ THẦY CÔ GIÁO ĐÃ ĐẾN DỰ. KÍNH MONG SỰ GÓP Ý QUÝ BÁO CỦA CÁC THẦY CÔ GIÁO 
NGƯỜI BIÊN SOẠN :PHẠM NĂNG HIỀN 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dai_so_lop_6_chuong_1_bai_13_uoc_va_boi_truong_thc.ppt