Bài giảng Đại số Lớp 6 - Tiết 36: Luyện tập 2

Bài toán: Các cột điện trước đây trồng cách nhau 50 mét, nay phải trồng lại cách nhau 75 mét. Hỏi sau cột đầu không phải trồng lại thì cột gần nhất không phải trồng lại là cột thứ mấy?

Phương pháp giải: Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm BCNN của hai hay nhiều số.

Giải

Gọi khoảng cách từ cột đầu đến cột thứ hai không phải trồng lại là a (m).

Thì a phải là BCNN của 50 và 75.

50 = 2.52 , 75= 3. 52

BCNN(50,75) = 2.3. 52 = 150

Số cột trước đây đã trồng là: 150:50 =3(cột)

Vậy cột gần nhất với cột đầu tiên không phải trồng lại là cột thứ 3.

 

ppt4 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 04/04/2022 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số Lớp 6 - Tiết 36: Luyện tập 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Kiểm tra bài cũ 
1- Phát biểu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số ? 
AD : Tìm BCNN(84,70) 
2 – Muốn tìm bội chung thông qua BCNN ta làm như thế nào ? 
AD: Tìm các bội chung nhỏ hơn 300 của 12 và 15. 
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1 ta làm như sau : 
B1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố . 
B2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng . 
B3: Lập tích các thừa số đã chọn mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó . Tích đó là BCNN phải tìm . 
Để tìm bội chung của các số đã cho , ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó . 
Tiết 36 – LUYỆN TẬP 2 
I - Dạng toán đưa về việc tìm BCNN của hai hay nhiều số . 
Bài toán : Các cột điện trước đây trồng cách nhau 50 mét , nay phải trồng lại cách nhau 75 mét . Hỏi sau cột đầu không phải trồng lại thì cột gần nhất không phải trồng lại là cột thứ mấy ? 
Gọi khoảng cách từ cột đầu đến cột thứ hai không phải trồng lại là a (m). 
Giải 
Thì a phải là BCNN của 50 và 75. 
50 = 2. 5 2 , 75= 3. 5 2 
BCNN(50,75) = 2.3. 5 2 = 150 
Số cột trước đây đã trồng là : 150:50 =3(cột) 
Vậy cột gần nhất với cột đầu tiên không phải trồng lại là cột thứ 3. 
Phương pháp giải : Phân tích đề bài , suy luận để đưa về việc tìm BCNN của hai hay nhiều số . 
Tiết 36 – LUYỆN TẬP 2 
II - Dạng toán đưa về việc tìm BC của hai hay nhiều số thỏa mãn điều kiện cho trước . 
Bài 158/SGK: Hai đội công nhân nhận trồng một số cây như nhau . Mỗi công nhân đội I phải trồng 8 cây , mỗi công nhân đội II phải trồng 9 cây . Tính số cây mỗi đội phải trồng , biết rằng số cây đó trong khoảng từ 100 đến 200. 
Gọi số cây mỗi đội phải trồng là a ( cây ) 
Giải 
 thì a phải là bội chung của 8 và 9, và 100 a 200 
Vì 8 và 9 là hai số nguyên tố cùng nhau nên 
BCNN(8,9) = 8.9= 72 
BC(8,9) = B(72) = 0; 72; 144; 216;  
Vì số cây trong khoảng từ 100 đến 200 nên a = 144 
Vậy mỗi đội trồng được 144 cây . 
Phương pháp giải : 
- Phân tích đề bài , suy luận để đưa về việc tìm BC của hai hay nhiều số . 
- Tìm BCNN của các số đó . 
- Tìm các bội của BCNN nay. 
- Chọn trong các bội chung các số thỏa mãn điều kiện đã cho . 
Tiết 36 – LUYỆN TẬP 2 
II - Dạng toán đưa về việc tìm BC của hai hay nhiều số thỏa mãn điều kiện cho trước . 
Phương pháp giải : 
- Phân tích đề bài , suy luận để đưa về việc tìm BC của hai hay nhiều số . 
- Tìm BCNN của các số đó . 
- Tìm các bội của BCNN nay. 
- Chọn trong các bội chung các số thỏa mãn điều kiện đã cho . 
I - Dạng toán đưa về việc tìm BCNN của hai hay nhiều số . 
Phương pháp giải : Phân tích đề bài , suy luận để đưa về việc tìm BCNN của hai hay nhiều số . 
 Hướng dẫn học ở nhà 
- Hoàn thiện các bài tập trong SGK 
Làm các bài tập 191 đến 196 trong SBT/ trang 25 
- Trả lời các câu hỏi phần “ Ôn tập Chương I” 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dai_so_lop_6_tiet_36_luyen_tap_2.ppt
Bài giảng liên quan