Bài giảng Đại số Lớp 8 - Chương 3 - Bài 1: Mở đầu về phương trình (Bản hay)

Phương trình một ẩn

Chú ý:

Hệ thức x = m (với m là một số nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là một nghiệm duy nhất.

Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm, nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc có vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào được gọi là phương trình vô nghiệm.

Giải phương trình

Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó và thường được kí hiệu bởi S

 

ppt6 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 08/04/2022 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số Lớp 8 - Chương 3 - Bài 1: Mở đầu về phương trình (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chương III –Phương Trình bậc nhất một ẩn 
§1. Mở đầu về phương trình 
1. Phương trình một ẩn 
Tìm x, biết 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 
Ta gọi hệ thức 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 là một phương trình với ẩn số x (hay ẩn x). 
Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x. 
Ví dụ 1. 2x + 1 =x là phương trình với ẩn x; 
 2t – 5 = 3(4 – t) – 7 là phương trình với ẩn t. 
?1 Hãy cho ví dụ về: 
a) Phương trình với ẩn y; 
b) Phương trình với ẩn u. 
?2. Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương trình: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 
Ta thấy hai vế của phương trình nhận cùng một giá trị khi x = 6. Ta nói rằng số 6 thỏa mãn (hay nghiệm đúng ) phương trình đã cho và gọi 6 (hay x = 6) là một nghiệm của phương trình đó. 
?3 Cho phương trình 2(x + 2) – 7 = 3 – x. 
x = -2 có thỏa mãn phương trình không? 
b) x = 2 có là một nghiệm của phương trình không? 
Chương III –Phương Trình bậc nhất một ẩn 
§1. Mở đầu về phương trình 
1. Phương trình một ẩn 
Chú ý: 
Hệ thức x = m (với m là một số nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là một nghiệm duy nhất. 
Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm, nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc có vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào được gọi là phương trình vô nghiệm. 
Ví dụ 2. Phương trình x 2 = 1 có hai nghiệm là x = 1 và x = -1. 
 Phương trình x 2 = -1 vô nghiệm. 
Chương III –Phương Trình bậc nhất một ẩn 
§1. Mở đầu về phương trình 
1. Phương trình một ẩn 
2. Giải phương trình 
Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó và thường được kí hiệu bởi S 
?4. Hãy điền vào chỗ trống (): 
Phương trình x = 2 có tập nghiệm là S =  
Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S =  
{2} 
Chương III –Phương Trình bậc nhất một ẩn 
§1. Mở đầu về phương trình 
1. Phương trình một ẩn 
2. Giải phương trình 
3. Phương trình tương đương 
Tìm tập nghiệm của các phương trình sau: x = -1 và x + 1 = 0 
Tổng quát, ta gọi hai phương trình có cùng một tập nghiệm là hai phương trình tương đương . 
Chương III –Phương Trình bậc nhất một ẩn 
§1. Mở đầu về phương trình 
1. Phương trình một ẩn 
2. Giải phương trình 
3. Phương trình tương đương 
Với mỗi phương trình sau, hãy xét xem x = -1 có là nghiệm của nó hay không: 
a) 4x – 1 = 3x – 2	b) x + 1 = 2(x – 3);	c) 2(x + 1) + 3 = 2 - x 
Hai phương trình x = 0 và x(x – 1) = 0 có tương đương không? Vì sao? 
Hướng dẫn về nhà 
Cho ví dụ về phương trình một ẩn 
Thế nào là giải phương trình? 
Phương trình tương đương là gì? 
Làm bài tập 2, 3, 4 (SGK -6,7) 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dai_so_lop_8_chuong_3_bai_1_mo_dau_ve_phuong_trinh.ppt
Bài giảng liên quan