Bài giảng Đại số Lớp 8 - Chương 3 - Bài 4: Phương trình tích - Đỗ Thị Mai Hạnh

Nhận xét:

 Trong ví dụ 2, ta đã thực hiện 2 bước giải sau:

 Bước 1: Đưa phương trình đã cho về dạng phương trình tích

 Trong bước này, ta chuyển tất cả các hạng tử sang vế trái (lúc này, vế phải là 0), rút gọn rồi phân tích đa thức thu được ở vế trái thành nhân tử.

 Bước 2: Giải phương trình tích rồi kết luận.

 Trường hợp vế trái là tích của nhiều hơn hai nhân tử, ta cũng giải tương tự.

 A(x)B(x)C(x) = 0

  A(x) = 0 hoặc B(x) = 0 hoặc C(x) = 0

 

ppt14 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số Lớp 8 - Chương 3 - Bài 4: Phương trình tích - Đỗ Thị Mai Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
NhiÖt liÖt chµo mõng 
c¸c thÇy, c« gi¸o vÒ dù giê th¨m líp! 
GV: Đỗ Thị Mai Hạnh 
Trường THCS Nguyễn Du 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử? 
Phân tích đa thức: 
	P(x) = (x 2 – 1) + (x + 1)(x – 2) thành nhân tử. 
	Trong bài này chúng ta chỉ xét các phương trình mà hai vế của nó là hai biểu thức hữu tỉ của ẩn và không chứa ẩn ở mẫu. 
	 Hãy nhớ lại một tính chất của phép nhân các số, phát biểu tiếp các khẳng định sau: 
	Trong một tích, nếu có một thừa số bằng 0 thì ..................; ngược lại, nếu tích bằng 0 thì ít nhất một trong các thừa số của tích ........... 
tích bằng 0 
bằng 0 
?2 
ab = 0  a = 0 hoặc b = 0 (a và b là hai số) 
Ví dụ 1: Giải phương trình:	 
 	(2x – 3)(x + 1) = 0 
	Phương trình như trong ví dụ 1 được gọi là phương trình tích. 
Phương trình tích là một phương trình có một vế là tích các biểu thức của ẩn, vế kia bằng 0. 
 Xét các phương trình tích có dạng A(x)B(x) = 0 
 Để giải các phương trình này, ta áp dụng công thức: 
	A(x)B(x) = 0  A(x) = 0 hoặc B(x) = 0 
	Giải phương trình A(x)B(x) = 0, ta giải hai phương trình: A(x) = 0 và B(x) = 0, rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng. 
Ví dụ 2: Giải phương trình:	 
 	(x + 1)(x + 4) = (2 – x)(2 + x) 
Nhận xét: 
	Trong ví dụ 2, ta đã thực hiện 2 bước giải sau: 
	 Bước 1 : Đưa phương trình đã cho về dạng phương trình tích 
	Trong bước này, ta chuyển tất cả các hạng tử sang vế trái (lúc này, vế phải là 0), rút gọn rồi phân tích đa thức thu được ở vế trái thành nhân tử. 
	 Bước 2 : Giải phương trình tích rồi kết luận. 
HOẠT ĐỘNG NHÓM 
Giải phương trình: 
 	(x – 1)(x 2 + 3x – 2) – (x 3 – 1) = 0 
?3 
	 Đáp án 
	(x – 1)(x 2 + 3x – 2) – (x 3 – 1) = 0 
	 (x – 1)(x 2 + 3x – 2) – (x – 1)(x 2 + x + 1) = 0 
	 (x – 1)(x 2 + 3x – 2 – x 2 – x – 1) = 0 
	 (x – 1)(2x – 3) = 0 
	 x – 1 = 0 hoặc 2x – 3 = 0 
	1) x – 1 = 0  x = 1 
	2) 2x – 3 = 0  2x = 3  x = 1,5 
	Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là: 
	S = {1; 1,5} 
Ví dụ 3: Giải phương trình:	 
 	2x 3 = x 2 + 2x – 1 
	Trường hợp vế trái là tích của nhiều hơn hai nhân tử, ta cũng giải tương tự. 
	A(x)B(x)C(x) = 0 
	 A(x) = 0 hoặc B(x) = 0 hoặc C(x) = 0 
	 Giải phương trình:	 
 	 (x 3 + x 2 ) + (x 2 + x) = 0 
?4 
HOẠT ĐỘNG NHÓM 
	 Đáp án 
	 (x 3 + x 2 ) + (x 2 + x) = 0 
	 x 2 (x + 1) + x(x + 1) = 0 
	 (x + 1)(x 2 + x) = 0 
	 x (x + 1)(x + 1) = 0 
	 x (x + 1) 2 = 0 
	 x = 0 hoặc (x + 1) = 0 
	1) x = 0 
	2) x + 1 = 0  x = – 1 
	Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là: S = {0; – 1} 
Bài 21 (SGK-T17): Giải các phương trình:	 
 	c) (4x + 2)(x 2 + 1) = 0	 	 
Bài 22 (SGK-T17): Bằng cách phân tích vế trái thành nhân tử, giải các phương trình sau:	 
	d) x(2x – 7) – 4x + 14 = 0 
 - Làm bài tập: 23, 24, 25, 26 (SGK) 
 	 26, 27, 28 (SBT) 
 - Nắm vững khái niệm phương trình tích và các bước giải. 
- Xem trước bài: Luyện tập. 
- Ôn kĩ các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử để vận dụng tốt vào bài tập. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Xin cảm ơn quý thầy cô! 
Chóc c¸c em häc giái! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dai_so_lop_8_chuong_3_bai_4_phuong_trinh_tich_do_t.ppt