Bài giảng Đại số Lớp 8 - Tiết 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ
Bình phương của một tổng .
Với a ,b là hai số bất kỳ ta có (a+b)2 =a2+2ab+b2
Với a>0 ,b>0 công thức này được minh hoạ bởi hình sau
Với A ,B là các biểu thức tuỳ ý , ta có :
Tổng quát :
(A-B)2=A2-2AB+B2 (với A,B là hai biểu thức )
Ai đúng ?Ai sai ?
Đức viết :x2-10x+25=(x-5)2
Thọ viết :x2-10x+25=(5-x)2
Hương nêu nhận xét : Thọ viết sai , Đức viết đúng .
Sơn nói : Qua ví dụ trên mình rút ra một hằng đẳng thức rất đẹp !Hãy nêu ý kiến của em .Sơn rút ra được hằng đẳng thức nào ?
Chúc các bạn học tốt ! Tiết 4 :Những hằng đẳng thức đáng nhớ . Kiểm tra bài cũ . 1/ Phát biểu qui tắc nhân đa thức với đa thức ? 2/ Tính : (a+b).(a+b) (a-b).(a-b) (a-b).(a+b) (a+b) 2 =a 2 +2ab+b 2 (a-b) 2 =a 2 -2ab+b 2 (a-b).(a+b)=a 2 - b 2 Tiết 4 : Những hằng đẳng thức đáng nhớ . 1/ Bình phương của một tổng . ?1 Với a ,b là hai số bất kỳ ta có (a+b )2 =a 2 +2ab+b 2 Với a>0 ,b>0 công thức này được minh hoạ bởi hình sau a 2 ab b 2 ab a a b b Với A ,B là các biểu thức tuỳ ý , ta có : (A+B) 2 =A 2 +2AB+B 2 (1) ?2 Phát biểu hằng đẳng thức (1) bằng lời . Apdụng : a/ Tính (a+1) 2 b/ Viết biểu thức x 2 +4x+4 dưới dạng bình phương của một tổng. c/ Tính nhanh : 51 2 ; 301 2 Bài giải : a/ (a+1) 2 =a 2 +2a+1 b/ x 2 +4x+4=x 2 +2. x.2+2 2 =(x+2) 2 c/ 51 2 =(50+1) 2 =50 2 +2.50.1+1 2 =2500+100+1=2601 301 2 =(300+1) 2 =300 2 +2.300.1+1 2 =90000+600+1=90601 Bài 16 (ý a,b SGK-10) a/ x 2 +2x+1= b/ 9x 2 +y 2 +6xy= (x+1) 2 (3x+y) 2 2/ Bình phương của một hiệu . (a-b) 2 =a 2 -2ab+b 2 ?3 Tính [a+(-b)] 2 =a 2 +2.a.(-b)+(-b) 2 =a 2 -2ab+b 2 Vậy (a-b) 2 =a 2 -2ab+b 2 (với a,b là các số tuỳ ý ) Tổng quát : (A-B) 2 =A 2 -2AB+B 2 (với A,B là hai biểu thức )(2) ?4 Phát biểu đẳng thức (2) bằng lời . Bài giải : b/ 25x 2 +4y 2 -20xy= (5x) 2 -2.5x.2y+(2y) 2 = (5x-2y) 2 b/ Viết biểu thức sau dưới dạng bình phương của một hiệu : 25x 2 +4y 2 -20xy. Ap dụng :Tính c/ Tính nhanh :99 2 c/ 99 2 =(100-1) 2 =100 2 -2.100.1+1 2 =10000-200+1=9801 3/ Hiệu hai bình phương . (a-b).(a+b)=a 2 - b 2 Tổng quát : (A+B).(A-B)=A 2 -B 2 (Với A,B là hai biểu thức ) (3) Phát biểu đẳng thức (3) bằng lời . ?6 Ap dụng : a/ Tính (x+1)(x-1) b/ Tính (x-2y)(x+2y) c/ Tính nhanh :56.64 Bài giải : a/ (x+1)(x-1)=x 2 -1 b/ (x-2y)(x+2y)=x 2 -(2y) 2 =x 2 -4y c/ 56.64=(60-4)(60+4)=60 2 -4 2 =3600-16=3584 ?7 Ai đúng ?Ai sai ? Đức viết :x 2 -10x+25=(x-5) 2 Thọ viết :x 2 -10x+25=(5-x) 2 Hương nêu nhận xét : Thọ viết sai , Đức viết đúng . Sơn nói : Qua ví dụ trên mình rút ra một hằng đẳng thức rất đẹp !Hãy nêu ý kiến của em .Sơn rút ra được hằng đẳng thức nào ? Đức và Thọ đều đúng vì : x 2 -10x+25=25-10x+x 2 Nên (x-5) 2 =(5-x) 2 Hằng đẳng thức : (A-B) 2 =(B-A) 2 Bài tập : Các phép biến đổi sau đúng hay sai ? a/ (x-y) 2 =x 2 -y 2 b/ (x+y) 2 =x 2 +y 2 c/ (a-2b) 2 =-(2b-a) 2 d/ (2a+3b)(3b-2a)=9a 2 -4a 2 Sai Sai Sai Đúng Hướng dẫn về nhà : Thuộc 3 hằng đẳng thức đã học , viết theo hai chiều (Tích Tổng ) BT:16 ;17 ;18 ;19; 20 . SBT:11;12 ;13 .
File đính kèm:
- bai_giang_dai_so_lop_8_tiet_4_nhung_hang_dang_thuc_dang_nho.ppt