Bài giảng Dân số
Đã từ lâu,dân số và sự gia tăng dân số luôn là những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một quốc gia.Ngoài ra, chúng còn là những vấn đề nóng mang tính thời sự của thế giới .Việt Nam thuộc nhóm nước có mật độ dân số cao;dân cư phân bố không đồng đều;tình hình dân số đang mất dần tính ổn định.
Vậy ta cần hiểu:
-Khái niệm dân số là gì; vai trò trong đời sống xã hội, con người
-Hậu quả của việc gia tăng dân số không hợp lí
-Chính sách ổn định dân số và cách áp dụng của nhà nước ta có hiệu quả như thế nào?
-Việc nhận thức và giáo dục tư tưởng cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
g lúa nước rất đẹp. Người Lạch nói tiếng Chăm cũng thạo như tiếng Mạ. Phụ nữ xoi vành tai thật rộng để nong vào đó những chiếc hình xoắn ốc rất nặng. Người ta tiếp tôi trong căn nhà làng. Mỗi già làng đem tới vò rượu cần của mình. Có đến sáu vò rượu xếp thành hàng dài trước mặt tôi, may thay người ta không yêu cầu tôi phải thưởng thức hết.” Năm 1906, Đà Lạt được chọn làm nơi nghỉ dưỡng dành cho công chức và binh sỹ Pháp, nhưng trung tâm được chuyển về vùng hồ Xuân Hương ngày nay. Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Paul Beau đã quyết định xây dựng tại đây một lữ quán dành cho khách vãng lai, xây xong vào năm 1907. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914), mọi hoạt động xây dựng Đà Lạt vẫn chưa có gì đáng kể nhưng đây là bước khởi đầu để hình thành cộng đồng dân cư Đà Lạt trong giai đoạn kế tiếp. Giai đoạn 1915 - 1939 Ngày 6-1-1916, tỉnh Lang Biang được thành lập.Với quyết định hành chính trên, Đà Lạt không những có cơ hội mở mang cơ sở hạ tầng mà còn là điều kiện để tăng nhanh về dân số. Lúc này,việc mở mang đường sá, xây dựng các cơ sở hạ tầng ở Đà Lạt đã tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư từ khắp nơi đổ về Đà Lạt để định cư, du lịch và nghỉ dưỡng. Dân số Đà Lạt đã tăng lên một cách đáng kể từ 1.500 người năm 1923 lên 5.500 người năm 1935, 9.000 người năm 1938 và 11.500 người năm 1939 (trong đó có 600 người Pháp). Giai đoạn 1940 – 1945: Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ vào ngày 1-9-1939 đã làm cho các viên chức và binh lính người Pháp ở Đông Dương khó có điều kiện trở về quê hương.Toàn quyền Decoux đã chọn Đà Lạt làm nơi làm việc vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.. Trước áp lực gia tăng dân số và các điều kiện khác, đồ án chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt dựa trên ý tưởng của kiến trúc sư Pineau được kiến trúc sư J. Lagisquet bắt tay thực hiện kể từ ngày 8-1-1942. Theo đồ án này, Đà Lạt tiếp tục được mở rộng về phía nam, tây và tây bắc. Bên cạnh đó, các cơ sở về giáo dục, y tế, các khu giải trí, khu chợ, trường học,giao thông, điện Đáng chú ý là công trình đường Prenn ; nhà máy thuỷ điện Ankroet được khởi công. Trong giai đoạn này, dân số Đà Lạt bắt đầu tăng lên khá nhanh: 13.000 người năm 1940 lên 20.000 người năm 1942, 21.000 người năm 1943 và 25.500 người vào năm 1944. Thời kỳ 1945 – 1954: Các biến cố chính trị liên tục xảy ra trong vòng hai năm 1945 và 1946 đã làm cho cục diện cuộc chiến tranh Đông Dương có sự thay đổi một cách cơ bản.Cách mạng tháng Tám thắng lợi, vua Bảo Đại thoái vị tại Huế ngày 30-8-1945. Trước đó, ngày 25-8-1945, tại Đà Lạt, Uỷ ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên đã được thành lập. Từ năm 1946 trở đi, tình hình chiến sự ở Đà Lạt và vùng ven đã không cho phép người Pháp và người Việt tự do đi lại như trước kia. Từ năm 1947 đến đầu năm 1949, khi giao thông đã trở lại bình thường thì dân số Đà Lạt mới trở lại ổn định, người từ nhiều nơi dần quay về Đà Lạt. Ngày 14-4-1950, Bảo Đại ra Dụ số 6 – QT/TD lập nên “Hoàng triều Cương thổ” và chọn Đà Lạt làm trung tâm. Sau đó, ngày 10-11-1950, Bảo Đại tiếp tục ra Dụ số 4 – QT/TD với nội dung sửa đổi địa giới hành chính thị xã Đà Lạt và sáp nhập một phần tỉnh Lâm Viên vào tỉnh Đồng Nai Thượng. Bởi sự thay đổi đó, kể từ đây, người Kinh không còn tự do lên định cư ở Đà Lạt như trước. Đây có thể xem là giai đoạn có rất nhiều biến động về dân cư của thành phố Đà Lạt. Dân số Đà Lạt vào tháng 3 - 1948 là 18.513 người. Cuối năm 1952, Đà Lạt có 25.041 người, trong đó 1.217 người Âu (không kể quân nhân), 752 người Hoa, 22.232 người Kinh, 840 nguời dân tộc bản địa. Thời kỳ 1954 – 1975: Ngày 20-7-1954, Hiệp định Genève được ký kết. Pháp rời khỏi Đông Dương và Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Bắc và Nam. Ngày 11-3-1955, Ngô Đình Diệm ra Dụ số 21 giải thể Hoàng triều Cương thổ để sáp nhập Đà Lạt vào Cao nguyên Trung Phần do đại biểu tại Cao nguyên Trung Phần phụ trách. Từ đây, mọi người dân được tự do đến Đà Lạt cư trú.Đà Lạt được chia thành 10 khu phố, xã Liên Hiệp và ấp Thái Phiên. Mỗi khu phố gồm có nhiều ấp, mỗi ấp đều có ấp trưởng trực tiếp quản lý mạng lưới liên gia có từ 10 đến 30 hộ gia đình đặt dưới sự giám sát của liên gia trưởng về mọi mặt hành chính cũng như an ninh trật tự. Bởi vậy, chỉ trong vòng hơn hai năm từ 1954 đến 1956, dân số Đà Lạt đã tăng vọt từ trên 25.000 người lên 58.958 người, trong đó một bộ phận dân cư rất quan trọng bổ sung vào dân số Đà Lạt trong giai đoạn này là dòng người di cư từ miền Bắc vào theo chính sách di dân của chính quyền miền Nam, cùng với làn sóng người miền Trung đến lập nghiệp Trong những năm 1960, dân số Đà Lạt gia tăng điều hòa: từ 73.000 người năm 1965 lên 89.656 người năm 1970. Từ năm 1970 trở đi, bởi tình hình chiến sự ngày càng ác liệt nên cư dân Đà Lạt cũng có sự biến động đáng kể, đến năm 1975 dân số Đà Lạt chỉ còn 85.833 người. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay: Ngày 3-4-1975, Đà Lạt được giải phóng. Một trang sử mới của thành phố trên cao nguyên Lang Biang đã được mở ra. Một bộ phận dân cư người Đà Lạt đi xây dựng vùng kinh tế mới ở các địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, dân số Đà Lạt đã được bổ sung nhờ chính sách tăng cường cán bộ từ miền Bắc, miền Trung vào cùng với việc tập trung ổn định cư dân vùng nông thôn, mở rộng địa giới Đà Lạt ra khu vực Thái Phiên (1975), Xuân Trường, Xuân Thọ (1979), và đặc biệt là sáp nhập thêm xã dân tộc ít người Tà Nung vào thành phố Đà Lạt. Từ năm 1975 đến nay, địa giới hành chính thành phố Đà Lạt được mở rộng, nhiều cơ quan, đơn vị được thành lập, kinh tế - xã hội phát triển nên có sự gia tăng dân số cơ học đáng kể. Năm 1981, dân số Đà Lạt tăng lên 98.437 người. Đến năm 1982, Đà Lạt vượt lên ngưỡng 100.000 dân. Năm 1990 : 120.261 người. Theo thống kê ngày 1-4-1999, dân số Đà Lạt là 160.663 người, đến năm 2007 là 197.013 người. Biến động dân số thành phố Đà Lạt 4.DÂN SỐ ĐÀ LẠT THEO ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH NĂM 2009: Thành phố Đà Lạt có 12 phường và 3 xã vùng ven, tỷ lệ dân số thành thị là 142.776 người chiếm 89%, nông thôn có 17.887 người chiếm 11%. 5. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH TẠI ĐÀ LẠT NĂM 2009: Kết cấu giới tính của thành phố Đà Lạt hiện nay có đặc điểm giống với kết cấu giới tính của cả nước, tỷ lệ nữ giới (51%) chiếm cao hơn nam (49%) 6.KẾT CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI TẠI ĐÀ LẠT NĂM 2009:SốTTNhómtuổiTổngsốNamNữTổng số%Tổng số%10 - 4 tuổi14.3347.2924,57.0424,425 - 9 tuổi16.5158.4875,38.0285,0310 - 14 tuổi15.2347.7954,97.4394,6415 - 19 tuổi16.5107.9374,98.5735,3520 - 24 tuổi19.1309.4385,99.6926,0625 - 29 tuổi15.9528.0185,07.9344,9730 - 34 tuổi14.7897.5294,77.2604,5835 - 39 tuổi12.3555.9583,76.3974,0940 - 44 tuổi10.2284.8293,05.3993,41045 - 49 tuổi6.6753.1442,03.5312,21150 - 54 tuổi4.1281.8551,22.2731,41255 - 59 tuổi3.3521.4590,91.8931,21360 - 64 tuổi3.3341.4030,91.9311,21465 - 69 tuổi2.8261.2710,81.5551,01570 - 74 tuổi2.1808710,51.3090,81675 - 79 tuổi1.5775760,41.0010,61780 - 84 tuổi8513060,25450,318trên 85 tuổi6932390,14540,3Tháp tuổi dân số thành phố Đà Lạt 7.TÁC HẠI CỦA VIỆC GIA TĂNG DÂN SỐ KHÔNG HỢP LÍ: Dân số và việc gia tăng dân số không hợp lí của một nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về mọi mặt của nước đó.Chất lượng,số lượng dân số tùy thuộc vào điều kiện trực quan của từng nước. Chính vì vậy,nếu dân số và việc gia tăng dân số không hợp lí sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến một quốc gia.Tốc độ gia tăng dân số quá chậm,nước đó sẽ bị thiếu nguồn nhân lực; thiếu nguồn lao động; lực lượng lao động không đáp ứng đủ cho sản xuất hạn chế đến sự phát triển của Quốc gia; thiếu lực lượng bảo vệ Tổ quốc Nhưng nếu tốc độ gia tăng dân số quá nhanh còn nguy hiểm hơn: -Thiếu nơi ở; thiếu thức ăn; nạn thất nghiệp -Gia đình đông con,cha mẹ sẽ không thể nuôi dạy con cái tốt; cuộc sống nghèo khồ thiếu những tiện nghi cần thiết.Điều này dẫn đến tệ nạn tràn lan,xã hội mất cân bằng; ổn định. -Môi trường từ đó cũng bị phá hủy nghiêm trọng: chặt phá rừng bừa bãi làm nương rẫy; chỗ ở ,săn bắt thú quý hiếm,Rừng bị đốt; chặt phá bừa bãi làm nương rẫyGia đình đông con; cuộc sống đói nghèo, thấp kémLao động thiếu việc làmTệ nạn xã hội; cướp giật tràn lanThiếu nhà ở; nhà cửa tồi tàn 8.CÁC BIỆN PHÁP, CHÍNH SÁCH ỔN DÂN SỐ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM: Nước ta đã tiến hành cuộc Tổng điều tra dân số (TÐTDS) và nhà ở vào ngày 1/4/2009. Ðây cũng là năm đánh dấu sự kiện sau 10 năm Ủy ban quốc gia DS-KHHGÐ Việt Nam, nhận giải thưởng quốc tế về dân số của Liên hợp quốc (LHQ). Năm 1999, với những thành tích nổi bật về công tác DS-KHHGÐ, Việt Nam được LHQ trao tặng giải thưởng quốc tế về dân số. Và đầu năm 2000, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBQGDS-KHHGÐ Trần Thị Trung Chiến đã được LHQ trao giải tại trụ sở chính tại Niu-Oóc, Mỹ. Trong 10 năm qua, những thành tựu về công tác DS-KHHGÐ tiếp tục được duy trì. Ðể sau này khai thác, sử dụng hiệu quả số liệu kết quả TÐTDS 2009, chúng ta cần nắm chắc những đặc điểm cơ bản của cuộc TÐTDS 2009. Ngoài ra, trong cuộc TÐTDS năm 2009 đã cho thấy thực trạng, điều kiện, phương tiện sống của nhân dân, chất lượng nhà ở, tình trạng khuyết tật. Ðây là những số liệu hết sức bổ ích cho công tác nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân - một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác DS-KHHGÐ trong giai đoạn 2011-2020Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi trung ương 9.NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN SỐ: Dân số là tài nguyên con người vô cùng quan trọng của một quốc gia và của cả thế giới. Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đố với tương lai nhân loại. Sự gia tăng dân số và sự phát triển cua xã hội có mối quan hệ mật thiết.Sự bùng nổ dân số luôn đi kèm với đói nghèo, lạc hậu, kinh tế kém phát triển,văn hóa; giáo dục không được nâng cao Và ngược lại,kinh tế,văn hóa,giáo dục càng kém phát triển thì càng không thể khống chế được sự bùng nổ và gia tăng dân số. Để khắc phục tình trạng trên, hạn chế sự bùng nổ dân số chính là “ con đường tồn tại” của loài người. Đẩy mạnh giáo dục là chìa khóa tốt nhất.Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp con người hiểu được nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số; vấn đề dân số gắn liền với con đường đói nghèo hay hạnh phúc.CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
File đính kèm:
- Ton tai xa hoi dan so.ppt