Bài giảng Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực - Nguyễn Thị Tâm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Nghề nào, người nào cũng cần danh dự. Nhưng với nghề làm THẦY, hai tiếng đó trở thành thiêng liêng, vừa là nhu cầu nội tại vừa là yêu cầu tất yếu đối với những ai kiên tâm chọn nghề giáo.

Danh dự của người thầy đi kèm với vai trò, trách nhiệm và giá trị của người Thầy trong xã hội: thông qua việc dạy chữ, rèn người để hình thành nhân cách, trí tuệ cho trò, để cung cấp cho xã hội một loại sản phẩm hết sức đặc biệt: CON NGƯỜI.

Chính vì vậy, uy tín và danh dự của người THẦY là vô cùng quan trong trong việc hình thành nhân cách và trí tuệ cho trò.

ppt9 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực - Nguyễn Thị Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Người thực hiện: Nguyễn Thị SâmTHAM LUẬN HỘI THẢOTrường Tiểu học Quốc Oai – huyện Đạ TẻhĐổi mới PP quản lí lớp học bằng các biện pháp GD tích cực	I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 	- Nghề nào, người nào cũng cần danh dự. Nhưng với nghề làm THẦY, hai tiếng đó trở thành thiêng liêng, vừa là nhu cầu nội tại vừa là yêu cầu tất yếu đối với những ai kiên tâm chọn nghề giáo. 	- Danh dự của người thầy đi kèm với vai trò, trách nhiệm và giá trị của người Thầy trong xã hội: thông qua việc dạy chữ, rèn người để hình thành nhân cách, trí tuệ cho trò, để cung cấp cho xã hội một loại sản phẩm hết sức đặc biệt: CON NGƯỜI.	Chính vì vậy, uy tín và danh dự của người THẦY là vô cùng quan trong trong việc hình thành nhân cách và trí tuệ cho trò.	II. THỰC TRẠNG: 	* Giáo viên:	+ Một số giáo viên còn quản lí lớp học theo chiều hướng:	- Chưa thực sự quan tâm đến vấn đề hình thành nhân cách mà chỉ đầu tư giảng dạy kiến thức cho học sinh.	- Chưa thực sự gần gũi đối với học sinh.	- Tạo ra sự sợ hãi, áp lực và uy quyền.	- Còn coi trọng phương pháp “Trừng phạt thân thể” học sinh trong giáo dục và rèn luyện các em.	* Học sinh:	+ Một số tồn tại điển hình trong học sinh:	- Không nghe lời bố mẹ, thầy cô.	- Thường xuyên bỏ học, thậm chí hay gây gổ, cãi nhau với bạn bè.	- Khi không thuộc bài, bị giáo viên ghi điểm kém thì có thái độ thiếu lễ phép như: giận dữ nhìn cô, ném vở xuống bàn,...	- Thường xuyên có phản ứng với mọi người một cách hung hăng và thậm chí là thô bạo,...	III. NGUYÊN NHÂN: 	- Nguyên nhân xã hội: (môi trường sống, ảnh hưởng của xã hội)	- Nguyên nhân tâm lí: Trẻ hiếu động, thích bắt chước, thích biểu lộ “sức mạnh”, “cá tính riêng”,...	- Nguyên nhân giáo dục: Đôi khi GV thiếu kinh nghiệm giải quyết các tình huống GD gay cấn bằng thói quen, kinh nghiệm, bằng trực giác và vì thế mà khó tránh các sai lầm. Các sai lầm về nghệ thuật giáo dục dẫn đến sự hình thành ở trẻ các thói xấu như: sợ sệt, nói dối, ác cảm với nhà trường,...	- Do hoàn cảnh gia đình: Hoàn cảnh gđ đôi khi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức, hành vi của trẻ. Vì gđ nghèo hoặc gia đình đổ vỡ, trẻ bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm chăm sóc, thiếu tình thương. Cũng có những gđ giàu có nuông chiều con quá mức,.	IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 	1. Đối với nhà trường:	- Phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường.	- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt công việc của mình.	- Tạo bầu không khí làm việc vui vẻ, thoải mái.	- Tích cực đổi mới công tác quản lí như: đổi mới hội họp, thay đổi công tác quản lí hành chính, giảm bớt những văn bản mang tính hình thức,...	- Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, những giáo viên có sự xuất sắc nổi trội về việc giáo dục học sinh chưa ngoan hay duy trì tốt sĩ số ở vùng đồng bào dân tộc,...	IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 	1. Đối với giáo viên:	- Phải thực sự tận tụy, tâm huyết với nghề. Phải xác định cho mình một tâm thế lấy lý tưởng dạy người, dạy nghề làm đầu, lấy cuộc sống thanh đạm, cao quý làm trọng. Và dạy học không đơn thuần là nghề, là nghiệp nữa mà trở thành đạo : ĐẠO LÀM THẦY.	- Phải coi học trò như con, xem như đang dạy con. Chịu trách nhiệm trước hội đồng giáo dục, trước cha mẹ học sinh về sự phát triển nhân cách của từng học sinh theo mục tiêu giáo dục.	- Thực hiện tốt mối liên kết giáo dục giữa các lực lượng giáo dục trong và 	ngoài lớp, trong trường và ngoài trường một cách chặt chẽ.	- Luôn coi trọng đến đạo đức tác phong thông qua trang phục, giao tiếp, đối xử với đồng nghiệp cũng như đối với học sinh để làm gương cho các em noi theo.	- Sẵn sàng khéo léo nhận khuyết điểm của mình trước học sinh nếu nóng giận vô cớ và trách nhầm các em.	- Luôn coi trong công tác chủ nhiệm và đặc biệt là tiết sinh hoạt lớp. Chú trong thực hiện tốt phương châm “Khen ngợi riêng và phê bình chung”.	- Phát động tốt các phong trào thi đua trong lớp học như “Lớp học thân thiên, học sinh tích cực”, “Đôi bạn cùng tiến”,... Xin chân thành cảm ơn ! Xin kính chào quý thầy cô Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô 

File đính kèm:

  • pptDoi_moi_PP_quan_li_lop_hoc_bang_cac_bien_phap_GDtich_cuc.ppt