Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Lê Ngọc Giàu - Bài 3: Công Dân Bình Đẳng Trước Pháp Luật

Năm 1948 Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”

Năm 1992 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều 52: “ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”

Vậy, bình đẳng trước pháp luật nghĩa là gì?

 

ppt19 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Lê Ngọc Giàu - Bài 3: Công Dân Bình Đẳng Trước Pháp Luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THPT Nguyễn Trung TrựcMôn: GIÁO DỤC CÔNG DÂNGiáo viên: Lê Ngọc Giàu Năm học: 2009 - 2010BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT   Vậy, bình đẳng trước pháp luật nghĩa là gì? Năm 1948 Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”Năm 1992 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều 52: “ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội 1 Công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội Quyền và nghĩa vụ không tách rời nhau Nghiên cứu ví dụ trong sách giáo khoa và cho biết Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội là như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần, địa vị xã hội Cùng suy nghĩ tình huống sau: Trong lớp học của em, có bạn được miễn hoặc giảm học phí so với các bạn khác; có bạn được lãnh học bổng, còn các bạn khác thì không; có bạn được tuyển thẳng vào đại học, còn các bạn khác phải dự thi; các bạn nam đủ 18 tuổi thì phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ không phải thực hiện nghĩa vụ này Theo em, những ví dụ trên đây có được coi là bình đẳng không? Vì sao? Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. Theo em hiểu Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau nghĩa là thế nào? Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình Nêu một số Quyền cơ bản mà mọi công dân đều được hưởng? bầu cử, ứng cử, sở hữu, thừa kế, các quyền tự do cơ bản và quyền dân sự, chính trị khác Quyền: Bên cạnh những Quyền được hưởng, công dân còn phải thực hiện những Nghĩa vụ nào đối với Tổ quốc với xã hội?Nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc, lao động công ích, đóng thuếb. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí 	Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật. Em hãy cho ví dụ về một số vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì? 	Nhắc lại trách nhiệm pháp lí là gì? Và bình đẳng về trách nhiệm pháp lí theo em là như thế nào? Em hãy cho ví dụ về một số vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì? Vụ án PU18Bùi Tiến Dũng3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật: Công dân thực hiện quyền bình đẳng dựa trên cơ sở nào? Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định Quyền và nghĩa vụ của công dân được đưa vào Hiến pháp và luật có cần thiết không? Tại sao? Bản thân em được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật? Tình huống: Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh thuộc người dân tộc thiểu số, con thương binh, con liệt sĩ trong kì thi đại học cao đẳng. theo em, điều đó có ảnh hưởng tới nguyên tắc mọi công dân được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập không?Nguyên tắc bảo đảm mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp líTruy cứu trách nghiệm pháp lí đối với chủ thể có hành vi vi phạm được quy định trong pháp luật và chỉ trong giới hạn mà pháp luật quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.Truy cứu trách nhiệm phải kịp thời, chính xác, công bằng, hợp lí.Bình đẳng trước tòa.Công dân bình đẳng trước pháp luật: Mọi công dân không phân biệt đối xử trong việc hưởng Quyền, thực hiện nghĩa vụ, và chịu trách nhiệm pháp lí. Mọi công dân được hưởng Quyền và phải thực hiện nghĩa vụ cuả mình.CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

File đính kèm:

  • pptBai 3 Cong dan binh dang truoc phap luat.ppt
Bài giảng liên quan