Bài giảng Hóa học - Chương VIII: Trao đổi chất

SỰ TRAO ĐỔI GLUXIT :

 Gluxit gồm các dạng:

 + Glucoz, Fructoz, Galactoz ( công thức phân tử C6H12O6)

 + Saccaroz, Maltoz, Lactoz ( công thức phân tử C12H22O11)

 + Tinh bột, Celluloz, Glycogen ( công thức phân tử (C6H10O5)n .Tinh bột và Celluloz là chất dự trữ trong cơ thể thực vật; Glycogen là chất dự trữ ở cơ thể động vật.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hóa học - Chương VIII: Trao đổi chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g cơ thể), chủ yếu từ tinh bột, đường trái cây và đường sữa . * Ở miệng, dạ dày và ruột non dưới tác dụng của các men tiêu hóa đường (amylaza, maltaza, lactaza, saccaraza ), biến tất cả các dạng gluxit ( tinh bột, maltoza, lactoza, saccaroza ) thành đường đơn, chủ yếu là glucoza, sau đó được hấp thu qua thành ruột non vào máu. CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT * Tại thành ruột non, các đường đơn được hấp thụ theo 2 phương thức : khuếch tán và tích cực. - Phương thức khuếch tán : khi nồng độ glucoza trong ruột cao hơn trong máu, thì glucoza được khuếch tán từ ruột vào máu. - Phương thức hấp thu tích cực : phương thức này đi ngược vơí bậc thang nồng độ, đi từ nồng độ thấp đến nồng độ cao, nên có sự tiêu hao năng lượng. CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT 2. TRAO ĐỔI GLUXIT : - Hầu hết các loaị đường đơn hấp thu vào máu là glucoza. Fructoza, galactoza hấp thụ vào cũng biến thành glucoza. - Trong máu có khoảng 0,08 - 0,12% glucoza (trung bình khoảng 0.1% , gọi là hằng số đường huyết). Tỉ lệ đó không đổi chủ yếu là nhờ gan. 	Glucoza vào nhiều trong máu, khi qua gan sẽ được biến đổi thành glycogen dự trữ. Khi lượng glucoza trong máu giảm, gan sẽ biến đổi glycogen thành glucoza để đưa vào máu. - Trong các tế bào, nhất là tế bào cơ, glucogen bị thủy phân thành glucoza rồi bị oxy hóa để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. - Nếu lượng glycogen dự trữ đã đủ (khoảng 300g trong cơ và 100g trong gan) thì glucoza dư thừa sẽ biến đổi thành lipit dự trữ. CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT 3. VAI TRÒ CỦA GLUXIT : Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, trực tiếp cho cơ thể vì dễ phân hủy và dễ huy động từ các kho dự trữ ( gan và cơ ). Cứ 1g gluxit oxy hoá hoàn toàn cung cấp khoảng 4,1 KCal. Gluxit trong thức ăn Máu Ống tiêu hóa Cơ quan (Não,Tim …) Cơ Glucoza Gan Mô CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT II. SỰ TRAO ĐỔI PROTIT : Protit : ( Protein) 	+ Là các đại phân tử có khối lượng phân tử lớn, do các thành phần đơn giản hơn là Polypeptit cuộn lại. 	+ Polypeptit : gồm vài chục đến vài trăm axit amin kết hợp lại thành chuỗi phân tử. 	+ Axit amin : là đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của Protein, có khoảng 20 loại axit amin khác nhau bởi gốc R. Công thức chung : 	 NH2 CH R COOH 1 - TIÊU HÓA VÀ HẤP THU PROTIT : 	Người trưởng thành bình thường cần khoảng 80g/ ngày ( tương đương : 1,6g/ kg trọng lượng cơ thể). Protein có trong các loại thức ăn động vật : thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua … Các thức ăn thực vật: cơm, đậu, ngô, khoai, sắn . Trong nước mắm, nước tương có protit dưới dạng polypeptit và axit amin . CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT Protein ăn vào đến dạ dày, ruột non, dưới tác dụng của các men tiêu hóa protit (pepsin, trypsin, kimotrypsin, êrepsin ), protein bị thủy phân thành polypeptit rồi thành axit amin hấp thụ vào máu. Cũng như các đường đơn, các axit amin được hấp thu theo 2 phương thức : khuếch tán và hấp thu tích cực. Ngoài axit amin, có một số ít polypeptit, dipeptit cũng được hấp thụ vào máu đến tế bào. CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT 	2 - TRAO ĐỔI PROTIT : Các axit amin vào đến tế bào sẽ tổng hợp thành protein mới để tạo tế bào mới , tổng hợp các men, các kích thích tố, các kháng thể, tổng hợp các sơị actin và myosin làm tăng kích thước sơi cơ, tăng tố chất mạnh. Sự phân hủy protit cũng tiến hành ở gan . Axit amin bị khử nhóm amin cho NH3 sẽ bị thải ra ngoài dưới dạng urê, axit uric, crêatin. Phần lớn còn laị gồm C, H, O sẽ tạo thành gluxit, gluxit sẽ bị oxy hóa và tạo ra năng lượng. Hệ tiêu hĩa Mơ và tế bào CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT 	3 - VAI TRÒ CỦA PROTIT : - 	Vai trò chủ yếu của protit là tạo hình , tổng hợp các chất cần thiết cho hoạt động của tế bào. - 	Cung cấp năng lượng cho cơ thể . Cứ 1g protit oxy hóa hoàn toàn tạo ra khoảng 4,1 Kcalo. CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT III. SỰ TRAO ĐỔI LIPIT : Lipit : gồm các dạng 	+ Glycerit, có trong mỡ động vật và dầu thực vật, do sự kết hợp giữa Glycerin và axit béo. 	+ Sterit, có trong mỡ động vật, do sự kết hợp giữa Cholesterol và axit béo. 	+ Ngoài ra còn một số dạng Lipit phức tạp (ví dụ : Photspholipit trong cấu tạo của bao myelin…) có sự tham gia của Nitơ, Phospho … 	 1 - TIÊU HÓA VÀ HẤP THU LIPIT : 	- Mỗi ngày cần khoảng 55g ( 1,1g/ kg trọng luợng cơ thể) 	- Lipit của thức ăn vào dạ dày và ruột non dưới tác dụng của men lipaza và các muối mật, được 	tiêu hóa hoàn toàn thành glyxerin và axit béo. 	- Các axit béo và glyxerin hợp với muối mật thành chất hòa tan, khi thấm qua màng ruột non được tổng hợp thành triglyxerit ( lipit nhũ tương ) dẫn về tim theo đường bạch huyết. CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT 	2 - TRAO ĐỔI LIPIT : 	- Từ tim, lipit được vận chuyển đến các tổ chức mỡ dự trữ như : mô liên kết ở dưới da, giữa các sợi cơ, gan . Mỡ dự trữ này luôn được chuyển hóa và đổi mới trong vòng 10 – 20 ngày. 	 - Lượng lipit dự trữ chỉ được oxy hóa khi lượng glycogen dự trữ trong cơ gần cạn ( khi lao động hoặc vận động trong thời gian dài ) Khi đó lipit bị thủy phân thành gluxerin và axit béo. Các axit béo lại tách ra thành các axit axetic. Axit axetic được oxy hóa sản xuất ra năng lượng. CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT 	3 - VAI TRÒ CỦA LIPIT : Lipit dùng làm nguyên liệu để xây dựng tế bào chất và màng tế bào. Lipit là chất cung cấp năng lượng và dự trữ năng lượng nhiều nhất cho tế bào . Cứ 1g lipit oxy hóa hoàn toàn cho ra khoảng 9,3 Kcalo. Tham gia tạo lớp mỡ dưới da giữ nhiệt cho cơ thể, bảo vệ cơ thể và các nội quan. CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT IV. SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC : 	1 - HẤP THU NƯỚC : Mỗi ngày cần khoảng 2 lit, lấy từ nước uống, thức ăn và nước do thiêu đốt các thức ăn mà ra . Nước uống hoặc ăn vào được hấp thụ ở ruột non, một ít hấp thụ ở dạ dày và ruột già. CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT 	2 - PHÂN PHỐI VÀ VẬN CHUYỂN NƯỚC TRONG CƠ THỂ : * Nước uống vào sẽ được vận chuyển như sau : - Hấp thụ - Vào huyết tương - Vào dịch gian bào, trở về huyết tương - Vào dịch nội bào, từ nội bào ra - Đào thải theo đường nước tiểu, mồ hôi … CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT 	4 - VAI TRÒ CỦA NƯỚC : Là dung môi để hòa tan và vận chuyển các chất như đường, muối… Cần thiết cho những phản ứng thủy phân . Đóng vai trò căn bản trong quá trình điều nhiệt . CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT V. SỰ TRAO ĐỔI MUỐI KHOÁNG : 	1 - HẤP THU MUỐI KHOÁNG : Mỗi ngày cần khoảng 20g lấy từ nước uống, muối ăn, rau cải, thịt cá … Ngoài ra còn lấy muối khoáng từ trong cơ thể . Thí dụ : Hồng cầu bị tiêu hủy sẽ cung cấp Fe. Tế bào hủy xương phá chất xương cũ và phóng thích Ca . CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT 	2 - VAI TRÒ CỦA MUỐI KHOÁNG : Muối NaCl : có nhiều ở bên ngoài tế bào, có vai trò duy trì nồng độ của máu, ảnh hưởng đến sự thẩm thấu các chất, NaCl cao sẽ gữi nước gây phù, NaCl thấp cơ thể sẽ mất nước. Muối K : có nhiều ở bên trong các tế bào, có vai trò điều hòa hoạt động thần kinh và các cơ . CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT Muối Ca : 98% nằm trong xương. - Là thành phần chính của xương và răng - Điều hòa tính hưng phấn của thần kinh và cơ - Cần thiết cho sự đông máu và đông sữa Muối Fe : chủ yếu trong huyết cầu tố ( 60% ), gan, lách,tủy xương. Cần để tạo sắc tố hemoglobin trong hồng cầu . Muối Iot : cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp để tạo thyroxin. Fluor : cần thiết cho cấu taọ răng … CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT VI. VITAMIN : Vitamin là chất hữu cơ đặc biệt, chỉ cần vài mg, vài phần trăm, vài phần nghìn mg/ ngày . Vitamin đặc biệt quan trọng đối với sự điều tiết các quá trình trao đổi chất, có mặt trong các men tiêu hóa và kích thích tố, nên có vai trò kích thích hoặc xúc tác . CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT 1. VITAMIN TAN TRONG NƯỚC : * Vitamin B1 : ( chống bệnh tê phù ) - B1 có nhiều trong men bia, cám, chuối, khoai tây, gan, tim, óc… - Có vai trò quân bình hệ thần kinh và làm tăng oxy hóa glucoza . * Vitamin B2 : - Có trong men bia, sữa, trứng… - Có vai trò làm tăng hấp thụ O2 vào tế bào . * Vitamin B6 : - Có trong men bia, cám, khoai tây … - Có tác dụng kích thích tổng hợp protein cho tế bào cơ . CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT * Vitamin B12 : ( Chống thiếu máu ) - Có nhiều trong gan bò … 	 - Làm tăng sự tổng hợp axit nucleic và cần cho sự taọ máu. * Vitamin C : ( Chống hoaị huyết ) - Có nhiều trong các loại trái cây và rau cải. - Làm tăng sự oxy hóa của glucoza và lipit, can cho răng và lợi khỏi hỏng và chảy máu. * Vitamin PP : - Có trong thịt, gan, bắp caỉ, sữa … - Có vai trò điều hóa thần kinh, tăng sự co thắt của dạ dày. CHƯƠNG VIII : TRAO ĐỔI CHẤT 2. VITAMIN TAN TRONG LIPÍT : * Vitamin A : ( chống khô mắt ) - Có trong dầu cá, lòng đỏ trứng, bơ, cà rốt, cà chua… - Có vai trò làm phát triển bình thường các loaị biểu bì, và hoạt động của các tế bào que trong mắt . * Vitamin D : ( Chống còi xương ) - Có trong dầu cá, long đỏ trứng, bơ - Có vai trò giữ Ca cho xương . * Vitamin E : ( Vitamin sinh sản ) - Có nhiều trong nhau thai, xà lách, thóc đang nẩy mầm, gía… - Có vai trò làm phát triển bào thai, tăng sự taọ giao tử. * Vitamin K : ( Chống chảy máu ) - Có nhiều trong các loại lá xanh: xà lách, bắp cải … - Cần cho sự đông máu . 

File đính kèm:

  • pptSinh ly trao doi chat.ppt
Bài giảng liên quan