Bài giảng Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Một số điều, khoản của công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
Công ước Quốc tế xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp ở các nước cụ thể quy định tuổi thành niên.
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt nam, trẻ em là công dân dưới 16 tuổi; người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.Các em có quyền được sống, trưởng thành, phát triển mạnh khoẻ và hạnh phúc trong tình thương yêu của cha mẹ, gia đình và cộng đồng. Người lớn, trước hết là cha mẹ có trách nhiệm thực hiện các quyền của trẻ em được pháp luật quy định.
MỘT SỐ ĐIỀU, KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM1I. KHÁI NIỆM TRẺ EM VÀ QUYỀN TRẺ EM2 1) Trẻ em là ai ? Công ước Quốc tế xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp ở các nước cụ thể quy định tuổi thành niên. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt nam, trẻ em là công dân dưới 16 tuổi; người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.Các em có quyền được sống, trưởng thành, phát triển mạnh khoẻ và hạnh phúc trong tình thương yêu của cha mẹ, gia đình và cộng đồng. Người lớn, trước hết là cha mẹ có trách nhiệm thực hiện các quyền của trẻ em được pháp luật quy định.32)KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN TRẺ EM.QUYỀN LÀ GÌ ?Mong muốn:Là những gì hiện chưa có mà mình muốn có, sẽ làm cho cuộc sống của mình tốt hơn.Nhu cầu:Là những điều cơ bản và thiết yếu để giúp con người phát triển toàn diện, bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.Càng nhiều nhu cầu được đáp ứng thì trẻ càng có điều kiện phát triển toàn diện. Để đảm bảo trẻ được đáp ứng những nhu cầu cơ bản, cộng đồng quốc tế đưa ra khái niệm “ Quyền “4 .Quyền:Là các nhu cầu cơ bản nhất có lúc được đề cập như là các “quyền “Các quyền có thể được định nghĩa là những đòi hỏi cơ bản và chính đáng mà một con người phải được hưởng hoặc có thể được làm.Quyền được công nhận về mặt pháp lý và nó quy định trách nhiệm, nghĩa vụ với người khác và phải được tôn trọng, bảo vệ, đáp ứng.Chúng ta đòi hỏi cho bản thân, người khác cũng có quyền đòi hỏi cho bản thân họ, vì thế tất cả mọi người đều có nghĩa vụ đáp lại tương ứng.Tôn trong một quyền nào đó , có nghĩa là phải có nghĩa vụ không làm bất cứ việc gì có thể dẫn đến xâm phạm, lấy bớt đi hoặc tước đi quyền của người khác.5 Nhu cầu Quyền Khác nhau với những nhóm người khác nhau, ở thời điểm khác nhau. Một số người, nhóm người có thể bỏ qua. Nhận nếu có điều kiện đáp ứng. Không quy định rõ ràng về bên trách nhiệm. Những nhu cầu tối thiểu và cơ bản , chính đáng cần thiết với tất cả mọi người. Mọi người có các quyền như nhau. Đòi hỏi , được đáp ứng và công nhận. Quy định nghĩa vụ rõ ràng.6 NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA QUYỀN1. Bất khả xâm phạm.2. Áp dụng với mọi trẻ.3. Liên quan với nhau và không thể tách rời.4. Tham gia bình đẳng.5. Quyền đi đôi với trách nhiệm.7 II. CÔNG ƯỚC LHQ VỀ QUYỀN TRẺ EM8Em biết gì về Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em ?-Ngày 20-11-1989 Công ước Liên Hợp Quốc ra đời.-Ngày 20-02-1990 Việt Nam là nước thứ hai trên thế giớivà là nước đầu tiên ở Châu Á kí và phê chuẩn Công ước. -Ngày 12-08-1991 Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Quan sát ảnh và cho biết nội dung từng bức ảnh ? Đến trường học tậpChăm sóc, nuôi dưỡngTiêm phòng bệnhTham gia văn nghệ Trẻ em khuyết tật được chăm sócĐại hội liên độiThời gian ra đời của Công ước:2. Các nhóm quyền cơ bản:-Nhóm quyền sống còn.-Nhóm quyền bảo vệ-Nhóm quyền phát triển-Nhóm quyền tham gia9 CÔNG ƯỚC CÓ CÔNG THỨC 4 + 3 + 1 : Tinh thần cơ bản của Công ước được thể hiện trong 8 nội dung sau, gọi tắt là:Bốn nhóm quyền.Ba nguyên tắc. Một quá trình. => 4 + 3 + 110 NỘI DUNG 4 + 3 + 1 :Bốn nhóm quyền : 1- Nhóm quyền được sống còn. 2- Nhóm quyền được bảo vệ. 3- Nhóm quyền được phát triển. 4- Nhóm quyền được tham gia.Ba nguyên tắc: 1- Trẻ em được xác định là tất cả những người dưới 18 tuổi. 2- Tất cả các quyền được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em, không có sự phân biệt đối xử. 3- Tất cả các hoạt động được thực hiện đều vị lợi ích tốt nhất của trẻ em.Một quá trình: Tất cả mọi người đều có trách nhiệm giúp Nhà nước thực hiện và theo dõi việc thực hiện Công ước. 11CÁC LOẠI QUYỀN TRONG CÔNG ƯỚC QUYỀN TRẺ EM:Nhóm quyền được sống còn:Các quyền này bao gồm quyền được sống và quyền được chăm sóc sức khoẻ và y tế ở mức cao nhất có thể được.Nhóm quyền được bảo vệ:Các quyền này bao gồm việc bảo vệ trẻ em thoát khỏi mọi phân biệt đối xử, lạm dụng hay không được quan tâm, bảo vệ trẻ em không có gia đình cũng như bảo vệ trẻ em tị nạn. Nhóm quyền được phát triển:Các quyền này bao gồm mọi hình thức giáo dục ( chính thức hoặc không chính thức ) và quyền được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ em.Nhóm quyền được tham gia:Các quyền này bao gồm quyền của trẻ em được bày tỏ quan điểm của mình trong mọi vấn đề liên quan tới bản thân. 12CÁC NHÓM QUYỀN CƠ BẢNCÁC QUYỀN1.Trẻ em được đi học2.Trẻ em Trẻ em tham gia đóng trại,văn nghệ,TDTT,..3.Trẻ em uống sữa học đường,..4.Trẻ em khuyết tật được chăm sóc.5. Được làm giấy khai sinh6. Được khám chữa bệnh7. Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng.8. Được gia đình chăm sóc nuôi dưỡng.9. Được bảo vệ, che chở,...Nhóm quyền sống cònNhóm quyền bảo vệNhóm quyền phát triểnNhóm quyền tham gia10. Trẻ em không bị đánh đập, phân biệt đối xử13Đội 1: (Mầm xanh) Nêu những việc làm thể hiện bổn phận và nghĩa vụ của trẻ em trong gia đình?GIA ĐÌNH-Vâng lời ông bà, cha mẹ.-Chăm chỉ tự giác học tập.-Chăm sóc em nhỏ khi người lớn vắng nhà.-Làm tốt công việc nhà.-Xin phép cha mẹ trước khi ra ngoàiNhững việc làm thể hiện bổn phận và nghĩa vụ của trẻ em trong gia đình?14NHÀ TRƯỜNG-Thực hiện tốt nội quy Nhà trường.-Học tập tốt.-Kính trọng thầy, cô giáo, công nhân viên trong trường.-Giữ gìn lối sống đạo đức.-Không đánh nhau, chửi tục.-Không nói xấu bạn.-Không lấy đồ dùng của bạnNhững việc làm thể hiện bổn phận và nghĩa vụ của trẻ em trong nhà trường?15Những việc làm thể hiện bổn phận và nghĩa vụ của trẻ em ở ngoài xã hội?NGOÀI XÃ HỘI-Yêu quê hương.-Tôn trọng và chấp hành Pháp luật.-Thực hiện nếp sống văn minh.-Bảo vệ tài nguyên môi trường.-Không đi riêng lẻ.-Không nghe theo lời bạn xấu.-Không nhận tiền, quà của người không quen biết.16Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992Điều 65 (Hiến pháp năm 1992 có quy định) Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.Là học sinh chúng ta phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?Điều 34 (Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có quy định) Bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bóc lột cũng như lạm dụng về tình dục17 -Biết bảo vệ quyền của mình.-Tôn trọng quyền của người khác.-Thực hiện tốt trách nhiệm của mình.Trách nhiệm của học sinh:18
File đính kèm:
- Cong uoc quoc te ve quyen tre em.ppt