Suy ngẫm về việc làm thế nào phát triển nông thôn mới đạt hiệu quả

Chủ trương phát triển nông thôn mới của Đảng và Chính phủ phổ biến đã

mở ra một vận hội mới vô cùng quan trọng cho phát triển tam nông của

Việt Nam. Ở đó, người dân nông thôn sẽ làm chủ quá trình phát triển, khi

họ đã vào cuộc thì nông nghiệp sẽ phát triển và nông thôn sẽ khởi sắc và

chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh của một nông thôn mới Việt Nam phát

triển toàn diện và bền vững.

Chiến lược quan trọng này sẽ giúp cho người dân nông thôn thoát nghèo,

được sống trong một cộng đồng xã hội có văn hoá hơn, văn minh hơn, ở

đó tình làng nghĩa xóm, sự tương trợ lẫn nhau được vun đắp ngày càng

nhiều hơn.Đặc biệt là con người của nông thôn sẽ có trình độ hơn, năng

động hơn, tha thiết hơn khi tham gia vào quá trình phát triển của cộng

đồng địa phương, họ thấy được mục tiêu phát triển phía trước gần hơn, cụ thể hơn.

pdf5 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy ngẫm về việc làm thế nào phát triển nông thôn mới đạt hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nh phủ đã thấy 
được thực trạng phát triển nông thôn và định hướng được đường lối phát 
triển nông thôn rõ nét hơn cho tương lai. 
Gần đây là QĐ số 800/QĐ-TTg, ngày 4.6.2010 là quyết định về phê 
duyệt chương trình xây dựng nông thôn mới cấp xã, như vậy các địa 
phương đã chính thức có hành lang pháp lý đầy đủ để thực hiện xây dựng 
nông thôn mới 
Qua nghiên cứu và quan tâm tới việc phát triển nông thôn mới toàn diện 
và bền vững, chúng tôi thấy trong hệ thống các văn bản của Đảng và 
chính phủ trên đây thì QĐ193/QĐ-TTg là mang tính đột phá về tư tưởng 
thực thi đường lối của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, 
nông thôn. Ở đây chúng ta hãy nghiên cứu kỹ quan điểm của chính phủ 
trong quyết định này sẽ thấy rằng vai trò của người dân là trung tâm của 
phát triển, là chủ thề của quá trình phát triển nông thôn mới, đã được làm 
rõ hơn bao giờ hết, đặc biệt trong quy hoạch nông thôn mới.Tôi tin chắc 
quyết định này là chỗ dựa vững chắc cho công cuộc phát triển nông thôn 
toàn diện, bền vững bởi vì người dân nông thôn đã có cơ hội tham gia vào 
việc định hình phát triển cộng đồng nơi mình đã sống, đang sống và sống 
ở đó trong tương lai nữa. 
 Chúng ta đều thấy rõ tinh thần, nội dung QĐ 193/QĐ-TTg thể hiện rất 
hợp lòng dân, dân là trung tâm của phát triển, dân là gốc và ở đây đã thể 
hiện phương châm từ lâu của Đảng là “dân biết, dân bàn,dân làm,dân 
kiểm tra”. Bên cạnh những văn bản của Đảng và Nhà nước ban hành khá 
đầy đủ, nhưng tôi còn đắn đo ở chỗ khác đó là phương pháp nào để 
thực tế hoá các văn bản trên cho có hiệu quả? Liệu các cấp đã thông 
cách làm và tích cực làm theo tinh thần QĐ 193 hay không?Từ nghị 
quyết, từ quyết định đến công việc triển khai trong thực tế thật là khó 
khăn, có khoảng cách, có nơi sẽ hiểu không đúng bản chất của văn bản 
của Đảng và của chính phủ.Bài học kinh nghiệm nào rút ra được từ cách 
làm của 11 mô hình điểm nông thôn mới vừa qua?Trước khi làm mô hình 
nông thôn mới thí điểm ở 11 xã đã dựa trên phương pháp nào? Có lẽ các 
câu hỏi nêu trên chưa thể trả lời trọn vẹn được từ các địa phương được 
chọn thí điểm xây dựng nông thôn mới.Qua tìm hiểu với tính cách cá 
 3 
nhân, tôi thấy hầu hết các địa phương còn lúng túng khi thực hiện, họ đã 
không biết phải bắt đầu từ đâu cho phù hợp, cách làm như thế nào cho 
khoa học để đạt được mục tiêu và các tiêu chí quốc gia về nông thôn 
mới.Báo NNVN vừa đưa tin ngoại thành Hà nội chủ trương bán đất ruộng 
để có “nội lực” xây dựng nông thôn mới cho dễ và cho mau đạt được các 
tiêu chí mà QĐ số 491/QĐ-TTg đã ban hành.Đây là vấn đề mà các nhà 
hoạch định chính sách hãy xem xét là có nên làm như thế không? Chứ 
hiểu theo như khái niệm khoa học về phát triển nông thôn thì “Phát triển 
nông thôn là một quá trình thay đổi có chủ ý về kinh tế, văn hoá, xã hội 
và môi trường nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa 
phương”. Với khái niệm này, cả thế giới đã biết và đã thực hiện theo, họ 
công nhận phát triển nông thôn là một quá trình, có nghĩa là cần có thời 
gian, không thể một sớm một chiều mà đạt mục tiêu của phát triển nông 
thôn mới toàn diện, bền vững được.Nếu chúng ta lấy việc xây dựng nông 
thôn mới là “mục tiêu thành tích”, là “mục tiêu phát triển địa phương”, 
nhằm phô trương “hình dạng mới của nông thôn” chứ không tập trung 
nâng cao đời sống người dân thì việc bán đất để làm nông thôn mới như 
một vài nơi làm mà báo NNVN đăng tin có thể là cách làm phù hợp theo 
kiểu tư duy không lối thoát, nóng vội.Với tít báo NNVN đăng bài: 
“Không bán đất, đố làm được nông thôn mới”.Ông Phạm Đức Sinh, 
trưởng ban xây dựng nông thôn mới xã Nhị Khê, huyện Thường tín nói: 
“Ngân sách xã chỉ thu 300 triệu đồng từ tiền cho đấu thầu đầm ao, còn lại 
Nhà nước cấp 1,7 tỷ đồng. Nguồn thu có thế, mà bây giờ xây dựng nông 
thôn mới theo kế hoạch giao trong 2 năm thì bói đâu ra số tiền vài chục 
tỷ đồng? Không bán đất thì chịu, huyện cũng phải bán đất thôi, không lấy 
đâu ra tiền?” Nếu theo kinh nghiệm Hàn Quốc xây dựng nông thôn mới, 
lúc mới bắt đầu đâu có nghe họ nói bán đất mới làm được nông thôn mới, 
lúc đầu chính phủ chỉ hỗ trợ chỉ có vỏn vẹn 300 bao ximăng cho một làng 
? mà họ đã xây dựng làng nông thôn mới thành công rực rỡ từ nội lực 
cộng đồng! 
Xem xét cho đầy đủ khái niệm trên thì phát triển nông thôn là để nâng 
cao đời sống người dân và sự phát triển đó phải là quá trình thay đổi 
toàn diện về kinh tê, văn hoá xã hội và môi trường, trong đó có hàm ý 
là tạo ra những “con người mới” có văn hoá trong môi trường nông 
thôn mới. Nếu phân tích thêm sẽ thấy nông thôn mới được hình 
thành với diện mạo không phải chỉ là có đường giao thông mới, nhà 
văn hoá mới, chợ búa mới, trụ sở xã mới to đẹp Xét cho cùng xây 
dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí đều phải đạt nhưng cần phải có quá 
trình,chứ không thể áp đặt thời gian hoàn thành, không thể nóng vội 
vì còn tuỳ thuộc nguồn lực nội tại của người dân, trình độ của lãnh đạo 
cộng đồng, tùy vào sự nhận thức làm chủ của người dân và mục tiêu phải 
đạt trọng tâm là làm sao nâng cao được đời sống dân cư tại cộng đồng đó, 
làm sao họ được sống trong một xã hội nông thôn năng động, văn hoá 
 4 
hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống, đồng thời ở 
đó môi trường được bảo vệ và ngày càng được tôn tạo. 
Muốn vậy, trước hết đảng bộ chính quyền và các cấp phải thật am hiểu 
khái niệm, quan điểm phát triển nông thôn toàn diện, bền vững một cách 
đầy đủ và nghiêm túc.Thứ đến, người làm công tác phát triển nông thôn ( 
trong đó kể cả đội ngũ cán bộ quy hoạch chuyên nghiệp) phải được huấn 
luyện một cách đầy đủ và nghiêm túc về quan điểm thực hiện phát triển 
nông thôn mới, các phương pháp vận động quần chúng, phương pháp 
tham gia (như PRA=Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của 
người dân), phương pháp xây dựng dự án phát triển nông thôn có sự tham 
gia của cộng đồng để lôi cuốn người dân vào tiến trình phát triển một 
cách có ý thức chủ động, năng động, làm sao để người dân thật sự là 
trung tâm của sự phát triển, là chủ thể của quá trình phát triển, họ vừa là 
động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Hiện tại, chúng ta chưa có 
động thái tích cực về việc đào tạo huấn luyện người làm công tác phát 
triển nông thôn mới cho các địa phương để họ trở thành những “tác viên 
phát triển” (Development Agent) thật sự như nhiều nước đã làm.Không 
đào tạo, bồi dưỡng hoặc đào tạo, bồi dưỡng không tới nơi tới chốn đối với 
“tác viên phát triển” để họ có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về công 
việc thực hiện phát triển nông thôn mới thì e rằng những nghị quyết, nghị 
định, quyết định và đề án chiến lược phát triển nông thôn đã ban hành của 
Đảng và Nhà nước sẽ khó thực hiện đúng đắn và khó đạt được hiệu quả 
như mong muốn. 
Bên cạnh đó, chính phủ và lãnh đạo ngành nông nghiệp-phát triển nông 
thôn hãy xem xét để có chủ trương đặc biệt trong việc sử dụng đội ngũ 
cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên tham gia vào công tác phát triển 
nông thôn mới như là một thành phần quan trọng (gọi là những tác viên 
phát triển cộng đồng) hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển cộng đồng trong 
hiện tại và tương lai lâu dài. 
Theo FAO định nghĩa khuyến nông: “ Khuyến nông là cách đào tạo và 
rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thới giúp họ hiểu được những chủ 
trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh 
nghiệm về quản ly kinh tế, những thông tin thị trường, để họ có đủ khả 
năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đầy 
mạnh sản xúât, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng 
và phát triển nông thôn mới”.Với định nghĩa này, chúng ta thấy đội ngũ 
khuyến nông viên-khuyến ngư, cán bộ khuyến nông-khuyến ngư không 
chỉ liên quan đến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông-lâm nghiệp-thủy sản 
mà còn phải chuyển giao những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà 
nước, gần nhất, sát sườn nhất là những nghị quyết, nghị định, quyết định, 
và chính sách có liên quan đến phát triển nông nghiệp, phát triển hợp tác 
xã và nông thôn mới. Như vậy, chúng ta đã có thêm một lực lượng cán bộ 
gần dân, có trình độ trung cấp, đại học các ngành kỹ thuật và kinh tế rất 
 5 
cơ bản, họ đã có một nền kiến thức và kỹ năng nền tảng khá vững nhưng 
họ là những tác nhân còn đứng ngoài các dự án, chương trình hợp tác xã, 
xây dựng nông thôn mới, hoặc được giao cho một phần nhỏ về hỗ trợ kỹ 
thuật nông nghiệp mà thôi. Nếu chúng ta có chính sách thích đáng và có 
kế hoạch bồi dưỡng họ trở thành những tác viên phát triển phục vụ cho 
chương phát triển nông thôn mới thì rất phù hợp vì cán bộ ở cơ sở của 
nhiều địa phương có trình độ thấp, chưa đủ để am hiểu hết những quan 
điểm của Đảng và Nhà nước cũng như cách làm. Và nếu hiểu như các 
nước khác thì cán bộ khuyến nông thực thụ là tác viên phát triển rồi, 
nhưng ở Việt Nam, cán bộ khuyền nông chỉ được giao nhiệm vụ chuyển 
giao tiến bộ kỹ thuật, với nhiệm vụ hiện tại họ đã làm khá tốt, nhưng họ 
chưa phát huy hết tiềm năng của một tác viên phát triển toàn diện 
theo đúng nghĩa của nó. 
Tôi hy vọng thành quả của chiến lược phát triển nông thôn mới toàn diện 
sẽ trở thành hiện thực nhanh chóng, vững chắc và bền vững khi mà chúng 
ta thấu triệt quan điểm của Đảng và khái niệm phát triển nông thôn toàn 
diện, đồng thời có sự phát huy tổng lực từ các cơ quan của Đảng, Nhà 
nước, các Bộ ngành có liên quan theo sự hợp tác “từ trên xuống” và “từ 
dưới lên” của cộng đồng người dân ở nông thôn và phải thực hiện cho 
bằng được lời của Bác Hồ: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn 
lần dân liệu cũng xong”, và câu nói ngắn gọn của nguyên Tổng bí thư 
Nguyễn Văn Linh: “Dân là gốc” và phương châm của Đảng: “ Dân biết, 
dân, bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Những lời nói ấy và phương châm của 
Đảng được thực hiện đúng phương pháp sẽ là một tư tưởng chủ đạo có 
tầm quyết định, một động lực mạnh mẽ và là một cơ chế hoàn hảo cho 
chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta. 

File đính kèm:

  • pdfMicrosoft Word - suy ngam ve phat trien tam nong o vietnam.pdf