Bài giảng Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm

a) Trước khi thả giống cần chuẩn bị ao bể nuôi đảm bảo chất nước và chất đáy sạch.

b) Cần thả giống sớm để tranh thủ nuôi được hết các tháng có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất. Các tỉnh phía Bắc thả từ tháng 3, tháng 4, các tỉnh phía Nam thả từ tháng 1, tháng 2 nuôi đến cuối năm thu hoạch.

c) Cỡ giống thả từ 100-200g/con. Trong một ao thả cùng cỡ chọn ba ba giống khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh. Người mua ba ba để nuôi nên tìm hiểu kỹ, mua từ các cơ sở dịch vụ giống đáng tin cậy.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩmVÕ PHỤC – GV TRƯỜNG THCS NGHĨA TRUNG TƯ NGHĨA- QUẢNG NGÃI 1CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬTa) Trước khi thả giống cần chuẩn bị ao bể nuôi đảm bảo chất nước và chất đáy sạch. b) Cần thả giống sớm để tranh thủ nuôi được hết các tháng có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất. Các tỉnh phía Bắc thả từ tháng 3, tháng 4, các tỉnh phía Nam thả từ tháng 1, tháng 2 nuôi đến cuối năm thu hoạch. c) Cỡ giống thả từ 100-200g/con. Trong một ao thả cùng cỡ chọn ba ba giống khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh. Người mua ba ba để nuôi nên tìm hiểu kỹ, mua từ các cơ sở dịch vụ giống đáng tin cậy. 2d) Mật độ nuôi từ 1-5 con/m2, tối đa 1kg/m2. Điều kiện thay nước chủ động, khả năng cấp thức ăn thoã mãn, nuôi mật độ cao; Điều kiện khó thay nước, khả năng đầu từ về giống có hạn, không có điều kiện cho ăn hàng ngày.... nuôi mật độ thưa. 3e) Cho ăn, quản lý chăm sóc và phòng bệnh tốt, sau 8-10 tháng nuôi, ba ba thịt có thể đạt quy cỡ 0,6-1,2kg/con, tỷ lệ sống 90-100%. Nhiều cơ sở nuôi ở phía Nam nuôi lớn nhanh hơn ở phía Bắc, mức tăng trọng trung bình mỗi con có thể đạt 100g /tháng. Ở các tỉnh phía Bắc, mức tăng trọng đàn (tổng trọng lượng ba ba thịt khi thu/tổng trọng lượng ba ba giống khi thả ) sau một vụ nuôi người đạt thấp từ 2-3 lần, người đạt cao từ 4-5 lần. 4THỨC ĂN NUÔI BA BA VÀ KỸ THUẬT CHO BA BA ĂN 1. Loại thức ăn: Ba Ba ăn thức ăn động vật là chính.   Thức ăn nuôi Ba Ba có thể chia 3 loại chủ yếu: - Thức ăn động vật tươi sống. - Thức ăn động vật khô. - Thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp. Cho đến hiện nay, phần lớn các hộ nuôi Ba Ba đều sử dụng thức ăn động vật tươi sống là chính, một số nơi có điều kiện cho ăn thêm thức ăn khô, nói chung chưa có điều kiện sử dụng thức ăn công nghiệp.52. Thức ăn tươi sống:  Gồm động vật còn nguyên con, còn sống hoặc đã chết nhưng thịt còn tươi. Không dùng thịt động vật đã bị ươn ôi và thịt động vật đã ướp mặn không có khả năng rửa sạch mặn. Các động vật, thịt động vật sử dụng làm thức ăn cho Ba Ba gồm: 6Cá tươi: các tỉnh phía Bắc thường sử dụng cá mè trắng, cá tép dầu, cá mương, cá lành canh nước ngọt và các loài cá biển vụn. Các tỉnh phía Nam và vùng hồ chứa nước sử dụng nhiều cá Sơn, cá Linh, cá Chốt chuột, cá biển vụn... 7Động vật nhuyễn thể:  gồm các động vật nhuyễn thể nước ngọt (ốc vặn, ốc sên, ốc đồng, ốc nhồi, trai, hến) và các động vật nhuyễn thể như don, dắt... 8Động vật giáp xác: chủ yếu là các loại tôm, cua rẻ tiền, cả ở nước ngọt và nước mặn. 9Côn trùng:  chủ yếu là giun đất, nhộng tằm. Giun đất có thể nuôi để cho ăn, có thể bắt giun tự nhiên (trong vườn, bãi ven sông...) cho ăn. Động vật khác: thường là tận dụng thịt của các động vật rẻ tiền không thuộc diện dùng làm thực phẩm cho người, và thịt phế liệu của các xí nghiệp chế biến thực phẩm như cá, tôm, mực, gia súc, gia cầm... 103. Thức ăn khô : Một số nơi có điều kiện có thể sử dụng cá khô nhạt, tôm khô nhạt... loại rẻ tiền để cho ăn kèm thức ăn tươi hàng ngày hoặc dự trữ cho ăn khi thiếu thức ăn tươi. 4. Thức ăn công nghiệp:  Nước ta chưa sản xuất thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho Ba Ba. Trên thế giới, một số nước đã sử dụng khá phổ biến, hiệu quả kinh tế cao. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn rất toàn diện, đặc biệt hàm lượng đạm rất cao, thức ăn nuôi Ba Ba giống có hàm lượng đạm 50-55%, thức ăn nuôi Ba Ba thịt có hàm lượng đạm trên dưới 45%. 115. Cách cho ăn thức ăn tươi sống: - Cho ăn theo địa điểm qui định để Ba Ba quen ăn, dễ theo dõi thức ăn hàng ngày, dễ làm vệ sinh khu vực cho ăn. - Động vật  cỡ nhỏ Ba Ba ăn vừa miệng, có thể nuốt được cả con thì cho ăn cả con, động vật cỡ lớn cần băm thái thành nhiều miếng cho Ba Ba ăn đều. Các phần cứng Ba Ba không ăn được như đầu cá, vây cá, vỏ động vật nhuyễn thể, xương động vật ... nên sử dụng chăn nuôi động vật trên bờ, không bỏ xuống ao làm tăng khả năng ô nhiễm nước ao. 12- Rửa sạch thức ăn trước khi cho ăn. - Ba Ba mới nở ngày cho ăn 3-4 lần, Ba Ba giống 2-3 lần, Ba Ba thịt và Ba Ba bố mẹ 1-2 lần/ ngày, lượng cho ăn buổi tối nhiều hơn buổi sáng. 13- Lượng thức ăn cho ăn trong một ngày đêm: Ba Ba mới nở 15-16%, Ba Ba giống 10-12%, Ba Ba thịt và Ba Ba bố mẹ 3-6% so với trọng lượng Ba Ba nuôi trong ao. - Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung dinh dưỡng cho nhau. Không nên chỉ cho ăn một thứ duy nhất vì chất dinh dưỡng sẽ không đầy đủ. - Ba Ba mới nở cho ăn bằng động vật phù du (thuỷ trần), giun nước (trùng chỉ), giun quế. Sau 5-7 ngày nuôi chuyển cho ăn cá, tôm là chính. Nên chọn loại cá nhiều nạc, luộc cá gỡ thịt cho ăn chín tốt hơn cho ăn sống. 14- Trong tất cả các giai đoạn ương nuôi, nếu có điều kiện cho Ba Ba ăn giun càng nhiều càng lớn nhanh và béo khoẻ. - Các ao rộng nuôi Ba Ba với mật độ thưa có thể kết hợp nuôi ốc, nuôi cá tép nhỏ trong ao cho Ba Ba tự bắt ăn dần, không nhất thiết phải cho Ba Ba ăn hàng ngày. Dùng phân chuồng, phân xanh, phân vô cơ để gây nuôi động thực vật làm thức ăn cho ốc, cho cá tép nhỏ, hoặc có thể dùng các loại cám cho cá tép nhỏ ăn trực tiếp. Với cách nuôi này, năng suất Ba Ba nuôi tuy không cao, nhưng Ba Ba lớn nhanh, ít bệnh tật, chi phí thức ăn cho nuôi Ba Ba thấp, hiệu quả kinh tế cao. 15QUẢN LÝ AO NUÔI VÀ PHÒNG BỆNH CHO BA BA a) Luôn kiểm tra phát hiện, đề phòng các khả năng mất mát ba ba như hở cống, nước tràn bờ, ba ba leo vượt tường, vượt rào, động vật có hại vào ao phá hoại, trộm cắp... b) Cho ăn đều đặn, no đủ, thức ăn sạch, theo dõi điều chỉnh mức cho ăn hợp lý hàng ngày. Giữ sạch sẽ khu vực cho ăn, không để có rác bẩn, thức ăn thừa. 16c) Không để nước ao và đáy ao bị thối bẩn. Nước ao bẩn cần thay. Đáy ao bẩn cần thay hoặc cần tát cạn rắt vôi khử trùng cải tạo đáy. d) Khống chế độ sâu, màu nước và chất nước ao nuôi trong phạm vi thích hợp. Nên giữ nước sâu từ 1-1,5m, giữ màu nước xanh lá chuối non, độ trong từ 25-30cm, pH từ 7-8, oxy hoà tan từ 4mg/l trở lên. Ở mức độ các chỉ tiêu trên thực vật phù du quang hợp phát triển tốt, có tác dụng ức chế được sự phát triển của vi sinh vật hiếm khí và vi sinh vật gây bệnh ở đáy ao, làm tăng oxy trong nước vầ giảm sự phát sinh các khí chất độc. 17e) Mùa hè nhiệt độ cao cần chống nóng cho ba ba, không để nhiệt độ nước ao, bể nuôi vượt quá 33oC. Các biện pháp thông thường: làm giàn che mát, thả rong, bèo trong ao, giữ nước sâu, thay nước mới...Mùa lạnh cần chống rét cho ba ba (các tỉnh phía Bắc), cố gắng giữ cho nhiệt độ nước ao nuôi luôn trên 15oC. Các biện pháp thông thường: giữ nước ao sâu trên 1,5m, đáy ao có lớp bùn pha cát dày 20-25cm cho ba ba rút nằm, mặt ao thả bèo kín hoặc che chắn đỡ bị gió lạnh làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, nơi có nguồn nước nóng nên tận dụng đưa qua ao nuôi, nâng nhiệt độ nước ao nuôi lên 20-30oC. f) Thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho ba ba. 18PHÒNG BỆNH CHO BA BA1. Cẩn thận khi chọn mua ba ba giống về nuôi, tránh mua phải loại ba ba đang có bệnh. Không để ba ba cắn nhau, cào móng vào lưng nhau, bài tiết nước tiểu lên nhau, đè lên nhau ngạt thở trong lúc bắt và vận chuyển từ nơi mua về nơi nuôi. 192. Ao nuôi cần tẩy dọn sạch sẽ trước khi thả ba ba. Ao, bể mới xây cần ngâm nước thau rửa nhiều lần cho sạch, thử độ pH còn 7-8 hoặc thả thử ba ba vào thấy an toàn mới chính thức thả toàn bộ. Ba ba đưa vào tới nhà nên tắm khử trùng trước khi thả. Dùng nước muối nồng độ 3-4% hoặc dung dịch xanh malachit 1-2ppm (1-2g/m3 nước) tắm 15-20 phút để khử kí sinh trùng và nấm kí sinh. Nếu thấy bị xây sát chảy máu da nên tắm thêm bằng thuốc kháng sinh để phòng bệnh nhiễm trùng gây lỡ loét. Thường dùng Chloramphenicol hoặc Furazolidon liều lượng 20-50ppm (20-50g/m3 nước) tắm trong chậu, bể con từ 30 phút đến 1-2 giờ tuỳ theo vết thương nặng nhẹ và quan sát sức chịu đựng của ba ba. 203. Chú ý thay nước, không để nước ao nuôi có màu đen, không có mùi tanh thối bẩn. Ao nuôi mật độ dày, mùa hè phải thay nước luôn, tốt nhất mỗi ngày thay 20% lượng nước trong ao, nên tháo hoặc hút lớp nước dưới đáy là chính vì lớp nước này bẩn hơn lớp nước trên mặt. Ao nuôi mật độ thưa, nước chứa đầy, màu nước luôn xanh lá chuối non nói chung không cần phải thay nước. Trường hợp nước ao bẩn nhưng khó bơm tát, khó có đủ nước thay thì nên định kỳ 20-30 ngày một lần khử trùng nước ao bằng rắc vôi bột với lượng 1,5-2kg vôi/100m3 nước chia làm 2-3 ngày, mỗi ngày rắc trên một phần ao. 214. Chú ý không để lớp bùn cát đáy ao bị bẩn, cuối mỗi vụ nuôi hoặc trước vụ nuôi cần xử lý lớp bùn cát bẩn ở đáy ao, khử trùng triệt để. Cách thường làm là tháo cạn nước, rắc vôi bột hoặc vôi sống lên mặt bùn với lượng 10-15 kg vôi trên 100m2 đáy ao, đảo đều và phơi nắng 1-2 tuần, sau đó cho nước sạch vào ao, kiểm tra chất nước trước khi thả ba ba. Trường hợp ao, bể nhỏ, khối lượng bùn cát ít, nên thay toàn bộ bùn cát mới. 225. Chủ động phòng bệnh nấm thuỷ mi bằng cách treo túi thuốc xanh malachit ở khu vực cho ba ba ăn, mỗi túi 5-10g, thuốc ngấm dần ra ao, khi hết thay túi khác. Cũng có thể rắc thuốc trực tiếp xuống ao với lượng 5-10g/100m3 nước, 15-30 ngày thực hiện một lần. Quan trọng nhất là thực hiện vào lúc giao thời giữa mùa đông và mùa xuân, giữa mùa thu và mùa đông, có nhiệt độ nước thấp 15-22oC kéo dài. 6. Khi thấy ba ba bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần bắt nhốt riêng theo dõi, chữa trị, đồng thời có biện pháp tăng cường xử lý vệ sinh môi trường ao để ngăn những con khoẻ không bị lây bệnh 23Cám ơn các bạn đã chú ý theo dõi24

File đính kèm:

  • pptKY THUAT NUOI BABA THUONG PHAM.ppt
Bài giảng liên quan