Bài giảng Lao động tự giác và sáng tạo

Nguyễn Phúc Hưng - chàng sinh viên sở hữu nhiều giải thưởng cao về lĩnh vực Công nghệ thông tin

“Học hết sức, chơi hết mình”

Sinh ra ở Bình Dương, trong một gia đình không mấy khá giả, từ khi còn nhỏ Hưng đã tạo cho mình một thói quen tự lập và tự giác rất cao. Cứ đến giờ học, cậu bé Hưng chẳng cần ai nhắc nhở tự giác ngồi vào bàn học. Chẳng thế mà trong suốt những năm học phổ thông em luôn là học sinh giỏi của trường, của lớp.

 

ppt29 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lao động tự giác và sáng tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hế giới năm 2009 được tổ chức tại Canada trong tháng 9 tới. “Rảnh giờ nào là em ôn giờ đó. Em sẽ cố gắng hết sức để mang vinh quang về cho đất nước”, Hưng tỏ rõ quyết tâm. Tuy mới là sinh viên, nhưng ngay khi còn học, Hưng đã lọt vào “mắt xanh của một số nhà tuyển dụng. Có những công ty trực tiếp đến trường đặt vấn đề với em, muốn nhận em vào làm ngay. “Có một số công ty kêu em về làm chung, em định ra trường sẽ quyết định, chứ hứa mà không làm thì kỳ lắm”, em bộc bạch. Hưng băn khoăn về tình trạng thất nghiệp hiện nay ở Việt Nam và con số càng ngày càng lớn. Nhưng bên cạnh đó, có không ít người có công việc tốt và mức lương khá cao. Em nghĩ rằng, thua hơn nhau cũng ở năng lực. Với dự định mở một công ty trong tương lai, và tuyển dụng những nhân viên thực sự có năng lực vào làm, Hưng sẽ trở thành một giám đốc đầy tố chất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nguyễn Phúc Hưng (sinh 19/4/1987) sinh viên năm cuối Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Công nghiệp TP HCM. - Một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam năm 2008. - Một trong những gương mặt Người thợ trẻ giỏi năm 2009. - Huy chương vàng hội thi tay nghề Asean lần thứ 7 tại Malaysia ngành thiết kế Web. - Giải nhất hội thi tay nghề Bộ Công thương năm 2008. - Giải nhất hội thi tay nghề Quốc gia năm 2008. - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Bộ Công thương, Bộ Lao động Thương binh Xã hội - Được chọn tham gia hội thi tay nghề thế giới năm 2009 (tổ chức tại Canada vào tháng 9/2009)Robert Noyce và Gordon Moore - hai nhà sáng lập của Intel: Thành công không đến một cách tình cờTự gọi mình là “những doanh nhân tình cờ”, nhưng Robert Noyce và Gordon Moore đã tạo nên một công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới và làm được điều đó khi thành lập Intel vào năm 1968. Ngoài các bộ vi xử lý nổi tiếng là Intel và Celeron được sử dụng trong khoảng 75% số máy tính cá nhân trên thế giới, Intel còn sản xuất các bộ nhớ cực nhanh và chất bán dẫn nhúng (embedded semiconductor). Hiện nay, khi công ty có doanh thu hơn 35 tỉ USD và tăng trưởng hàng năm ở mức 13,5%, những câu chuyện xoay quanh cuộc đời và sự nghiệm của Noyce và Moore luôn là một trong những tấm gương sáng về tính sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp trong thế kỷ XXIGordon Earle Moore sinh ngày 3/1/1929 ở San Francisco, bang California, Mỹ. Từ khi còn nhỏ, Moore đã tò mò, thích khám phá. Thính lực của Moore đã bị giảm đáng kể do cậu bé thích tạo ra những tiếng nổ lớn với những vật liệu mà cậu nhặt nhạnh được. Moore tiếp tục theo đuổi niềm đam mê đó qua những năm tháng học tiểu học, trung học rồi đại học. “Từ khi còn học trung học, tôi đã muốn trở thành một nhà hóa học. Lúc đó, dù chưa biết rõ công việc của một nhà hóa học là gì nhưng tôi cứ theo đuổi ước mơ này và cuối cùng tôi đã có một tấm bằng tiến sĩ ngành hóa lý” - Moore kể lại. Năm 1950, Moore lấy được tấm bằng này từ Viện Công nghệ California.Robert Noyce, hiện đang được gọi là “thị trưởng của Thung lũng Silicon”, sinh ngày 12/12/1927. Là con của một nhà thuyết giáo, Noyce đã từng theo học khoa Vật lý của Trường Cao đẳng Grinnell. Anh luôn là một thủ lĩnh có sức lôi cuốn đám đông và nhiều lần suýt bị đuổi ra khỏi lớp vì khuấy động những trò đùa tinh nghịch trong giờ học. Trong một lần bắt trộm một con heo ở gần trường để bày cỗ cho bạn bè cả trường, Noyce suýt bị đuổi học nhưng may mắn là giáo sư vật lý của cậu đã can thiệp để cậu không bị kỷ luật.Năm 1968, với một bản kế hoạch kinh doanh dài vỏn vẹn chỉ một trang do Noyce đánh máy bằng chiếc máy đánh chữ ở nhà mình, Intel (viết tắt của Integrated Electronics Corporation - Công ty Điện tử tích hợp) đã ra đời. “Chúng tôi xem bộ nhớ bán dẫn là một cơ hội để làm điều gì đó phức tạp hơn và bán nó cho tất cả các loại thiết bị ứng dụng kỹ thuật số. Đây chính là cơ sở của kế hoạch kinh doanh”, Moore kể lại. Từ đây, Intel bắt đầu đầu tập trung vào việc chế tạo các transistor lưỡng cực và các mạch bán dẫn bằng ôxit kim loại. Đây cũng là một công nghệ sở trường của Intel vào thời đó và phải mất bảy năm sau, các công ty lớn khác mới sao chép lại được công nghệ này.Ngày nay, đa số các máy tính cá nhân đang được sử dụng trên thế giới đều có bộ vi mạch Intel bên trong. Noyce và Moore đã không chỉ đưa ra những công nghệ mới, mà còn là tấm gương thành công về tinh thần khởi nghiệp. Noyce qua đời vào tháng 7/1990 ở tuổi 62 vì bệnh tim, còn Moore vẫn tiếp tục làm việc ở Intel với cương vị là Chủ tịch danh dự. Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Noyce và Moore, các chuyên gia khởi nghiệp rút ra những bài học sau:1. Quan tâm động viên nhân viên trong doanh nghiệp 2. Học hỏi là một quá trình thử nghiệm và mắc sai lầm 3. Thành công không đến một cách tình cờ 4. Luôn cảnh giác với cạnh tranh. 5. Hãy làm những gì mình có thể làm tốt nhất Bill Gate thời trẻNgười ốm, mái tóc lòa xòa nhưng đôi mắt luôn ánh lên sự tinh anh, cùng nụ cười chực sẵn trên môi, đấy là chân dung của chàng trai Bill Gates những năm 70, 80, trước khi trở thành một tỷ phú giàu nhất thế giới, nổi tiếng khắp hành tinh.Ngày 28/10/1955, William Henry Gates III (tên đầy đủ của Bill Gates) chào đời tại Seattle (NewYork, Mỹ) trong một gia đình khá giả. Ngay từ nhỏ, cậu bé Bill Gates đã bộc lộ một bộ óc thông minh hơn người. Với sự đam mê phần mềm cùng người bạn thân Paul Allen vào năm 1975. Trải qua 32 năm phát triển, nó đã trở thành tập đoàn phần mềm số 1 thế giới.Năm 31 tuổi, Bill Gates đã trở thành người trẻ tuổi giàu nhất thế giới với số tài sản tự gây dựng. Ngày 7/6/2007, ông vinh dự nhận tấm bằng Tiến sĩ Luật danh dự từ trường ĐH Harvard.Không chỉ góp phần tạo ra những bước tiến quan trọng của nền công nghệ thông tin, vị chủ tịch tập đoàn Microsoft, Bill Gates đã, đang và sẽ mãi tác động tích cực đến lối sống, suy nghĩ của thế hệ thanh niên. Ông là một tấm gương sáng chói về tinh thần tự học, tự mày mò, đam mê và sáng tạo để tiến tới thành công.Bill Gates 13 tuổi chăm chú quan sát người bạn lớn tuổi cùng lớp Paul Allen (đồng sáng lập công ty Microsoft trong tương lai) đang thực hiện những thao tác với máy terminal tại ngôi trường Lakeside. Ảnh chụp năm 1968.Khi câu lạc bộ Các bà mẹ ở trường Lakeside tậu 1 chiếc máy tính ASR_33 Teletype nối với máy tính chủ qua 1 đường dây điện thoại, cậu bé Bill Gates bị hút hồn đến nỗi cùng đám bạn liên tục bỏ học để quanh quẩn bên chiếc máy tính.Bill Gates trong Lễ phát bằng tốt nghiệp tại trường Lakeside vào năm 1973Năm 1977, Gates bị cảnh sát bắt giam một thời gian ngắn vì tội đua xe (Porsche) trên sa mạc gần Albuquerque, New Mexico.Bill Gates và Paul Allen tại trụ sở công ty Microsoft thuở mới thành lập. Công ty lúc đầu đặt trụ sở tại New Mexico, sau đó tháng 1/1979 di dời đến Bellevue, Washington.Đội ngũ nhân viên Microsoft năm 1978 (Bill Gates đứng bên trái hàng đầu tiên)Ông chủ Bill Gates, 27 tuổi trong văn phòng của Microsoft vào năm 1982. Bill Gates giải thích chức năng bộ nhớ của đĩa CD vào năm 1987 Michadl Faraday cánh chim tự doMichael Faraday - Sự bình thường vĩ đạiCống hiến to lớn trong điện tử học của Faraday đã làm cho cả thế giới phải kính nể, ông được phong tặng 97 phẩm hàm, rất nhiều huy chương vàng và bằng chứng nhận các loại.Khi Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Anh chọn bầu chủ tịch viện, rất nhiều người cùng nghĩ đến Faraday. Mọi người đều cho rằng với sự cống hiến và uy tín của mình Faraday rất xứng đáng với chức vụ đó và là ứng cử viên lý tưởng nhất. Khi Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia cử một số người đến gặp trưng cầu ý kiến của Faraday, ông nói: "Xin cho tôi được suy nghĩ kỹ đã".Sáng sớm hôm sau họ lại đến nhà Faraday, mọi người rất hồi hộp đợi câu trả lời của ông, họ rất sợ ông từ chối lời mời của Viện. Một vị trong họ nói: "Thưa giáo sư Faraday, tôi hy vọng ngài nhận lời".Faraday mìm cười nói: "Nói thế hóa ra, ngài muốn bức tôi phải nhận chức vụ đó à?""Vâng, đây là trách nhiệm không nên từ chối của ngài ạ!"Lúc đó Faraday nói ra suy nghĩ của mình: "Lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Anh không phải là chuyện đơn giản. Tôi là người ít giao tiếp, không quen nói, nếu làm chủ tịch e rằng rất không thích hợp."Lúc này vợ Faraday bước tới nói: "Các ngài xem đấy, ông ấy đơn giản tới mức giống như một đứa trẻ lớn, có thể làm quân đoàn trưởng của một quân đoàn trẻ nhỏ, còn làm chủ tịch Viện e rằng khó làm được".Cuối cùng Faraday quyết định: "Xem ra hãy cứ để cho tôi được làm một Faraday bình thường, nếu tôi nhận chức vụ chủ tịch Viện Hàn lâm có lẽ một năm sau tôi sợ không còn giữ được những tri thức thuần khiết của mình nữa".Cho dù mọi người cố gắng khuyên giải nhưng Faraday vẫn không nhận lời, ông kiên quyết làm một Faraday bình thường. Suốt đời ông mang trong mình một trái tim trẻ thơ, với mọi người ông chân tình, hòa nhã, ông thường quấn một chiếc tạp dề cũ, dùng hai ống tay áo để làm thí nghiệm, thậm chí người đến tham quan còn hiểu nhầm ông là người làm tạp vụ.Cuộc đời Faraday là như vậy, ông đốt cháy mình, mang ánh sáng tặng cho mọi người. Ông hiến trọn đời mình cho công việc đi tìm chân lý, ông đã để lại rất nhiều di sản tri thức cho chúng ta. Ông là một nhà khoa học vĩ đại."Không thể nói rằng tôi không trân trọng những vinh dự này, hơn nữa thừa nhận nó rất có giá trị, nhưng chỉ có điều tôi chưa từng làm việc vì mục tiêu nhằm đạt được những vinh dự đó". -- Faraday - Michael Faraday và gian phòng thí nghiệm nhỏMichael Faraday (1791 - 1867), là nhà hóa học, nhà vật lý người Anh. Nhà nghèo ông gần như không được học qua một trường lớp chính quy nào, nhưng vì cần cù hiếu học nên ông đã giành được rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Thành quả trong lĩch vực hóa học quan trọng nhất của ông là phát hiện ra Bengen (C6H6). Cống hiến lớn nhất trong lĩnh vực điện tử học của ông là làm quay được mạch điện trong từ trường của nam châm vĩnh cửu, đặt cơ sở cho việc chế tạo động cơ điện, nó có ý nghĩa xuyên thời đại đối với việc lợi dụng điện năng của nhân loại. Thành tựu cao nhất của ông là phát minh Định luật cảm ứng điện từ, mở màn cho nhân loại đi từ thời đại hơi nước sang thời đại điện khí.Thành quả trong lĩch vực hóa học quan trọng nhất của ông là phát hiện ra(C6H6).BengenThe end ! !

File đính kèm:

  • pptLao động.ppt