Bài giảng Lịch sử 6 - Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925

Câu 1: Trình bày bối cảnh lịch sử, mục đích và nội dung khai thác thuộc địa lần thứ II của Thực dân Pháp.

Bối cảnh lịch sử.

 - Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự Vecxai- Oasinhtơn được thiết lập có lợi cho các nước thắng trận trong đó có Pháp.

 - Cách mạng tháng mười Nga thành công, Quốc tế cộng sản ra đời 3 -1919 có tác động mạnh đến cách mạng VN.

- Pháp bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh.

- Trong hoàn cảnh đó Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở VN từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933.

 - Mục đích:

 + Sau chiến tranh thế giới nhất, thực dân Pháp thi hành “ chương trình khai thác lần thứ hai” ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

 + Để bù đắp các thiệt hại to lớn do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra, tư bản Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân trong nước vừa đẩy mạng khai thác thuộc địa.

 + Khôi phục lại địa vị trong thế giới tư bản.

 

doc35 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử 6 - Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
5 – 1976. 
- Bộ chính trị nhấn mạnh “ cả năm 1975 là thờ cơ và chỉ rõ, “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức gải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”.
- Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người, của cho nhân dân →chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam của Đảng ta thể hiện sự đúng đắn và sáng tạo.
Câu 7: Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975
 - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 diễn ra trong gần 2 tháng( từ ngày 4/3 đến 2/5/1975) qua ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
a. Chiến dịch Tây Nguyên (4/ 3 đến 24/3)
* Diễn biến:
- Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. 
- Nhưng do địch nhận định sai hướng tiến công của quân ta.
- Địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. Căn cứ vào đó, Bộ chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975.
- Ta tập trung lực lượng mở chiến dịch quy mô lơn ở Tây Nguyên, mở màn với trận then chốt Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 và giành thắng lợi.
- 12/ 3 địch phản công để chiếm lại Buôn Mê Thuột nhưng bị thất bại. Sau hai đòn đau(10 và 12)ở Buôn Ma Thuột" Hệ thống phòng ngự của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.
- 14/3/1975, Thiệu ra lệnh cho quân rút khỏi Tây Nguyên, quân ta truy kích. 
- Đến 24/3 chiến dịch Tây Nguyên kết thúc.
* Kết quả: Giải phóng Tây Nguyên với 60 vạn dân.
* Ý nghĩa: Chiến dịch Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của quân Ngụy, không thể cứu vãn được Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới:. Từ tiến công chiến lược thành tổng tiến công chiến lược trên toàn Miền Nam
b. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (21/ 3 đến 29/ 3)
* Diễn biến
- 21/ 3 ta tiến công Huế, chặn đường rút chạy của địch, ngày 26/ 3 ta giải phóng Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên.
- Ngày 29/3 Ta tấn công Đà Nẵng đến 3 giờ chiều giải phóng Đà Nẵng.
- Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên, một số tỉnh Nam Bộ nổi dậy đánh địch giải phóng quê hương.
* Ý nghiã: 
- Gây tâm lý tuyệt vọng trong quân nguỵ.
- Đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta chuyển sang thế mạnh áp đảo.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/ 4 đến 30/ 4/ 1975)
* Diễn biến:
- Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng
- Cuối 3/ 1975 Bộ chính trị Trung ương Đảng khẳng định: “ Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam” trước mùa mưa.
 - Chiến dịch Sài Gòn – Gia Đinh được Bộ chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. 
- 17h ngày 26/ 4/ 1975, quân ta được lệnh nổ súng mở màn chiến dịch , 5 cánh quân của ta từ các hướng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
- 10 giờ 45 phút ngày 30 – 4 -1975, xe tăng và bộ binh của ta tiến thẳng vào Dinh độc lập, bắt sống toàn bộ chính phủ trung ương Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 
- 11h 30’cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của “Chiến dịch Hồ Chí Minh”lịch sử.
- Ý nghĩa : Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi đã tạo cơ hội cho nhân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng các tỉnh còn lại ở Nam Bộ, ngày 2-5-1975 ta giải phóng hoàn toàn Miền Nam. 
- Đó là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất của ta trong 21 năm chống Mĩ, cứu nước - Là thắng lợi quyết định, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước 21 năm, đồng thời quyết định kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Tạo điều kiện thuận lợi và thời cơ lớn cho cách mạng Lào và Cam pu chia tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước, Cổ vũ các dân tộc đang đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc.
Câu 8: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1954 – 1975)
a.Nguyên nhân thắng lợi:
 - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đấu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị quân sự độc lập tự chủ đúng đắn, sáng tạ. Phương pháp đấu tranh linh hoạt
- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
 - Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh
- Có sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam pu chia, sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN và lực lương dân chủ thế giới.
b. Ý nghĩa lịch sử
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc,Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân- đế quốc trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỷ nguyên mới của cách mạng Việt Nam – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.
- Thắng lợi của nhân dân ta, thất bại của Mĩ đã Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
- Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thống nhất đất nước. thắng lợi này, “ Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hung cách mạng và trí truệ con người”.
Bài 26
ĐẤT NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA 
XÃ HỘI ( 1986 – 2000)
Câu 1: Hoàn cảnh thống nhất đất nước về mặt nhà nước ( 1975 – 1976), ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
- Ngày 25/ 4/ 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội chung được tiến hành trong cả nước, Hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 492 đại biểu.
- Từ 24/ 6 – 3/ 7/ 1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội. 
- Nội dung kỳ họp thứ nhất Quốc họi khóa VI:
+ Thông qua các chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất.
+ Quyết định tên nước : là CHXHCN Việt Nam (2/ 7/ 1976).
+ Quyết định Quốc huy , quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, quốc ca Việt Nam là bài Tiến quân ca, + Thủ Đô là Hà Nội, Thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh
+ Bầu các cơ quan, chức vụ cao nhất của nhà nước,bầu Uûy ban dự thảo hiến pháp.
- Ý nghĩa : Hoàn thành thống nhất đất nước về nhà nước là yêu cầu tất yêu khách quan của sự phát triển của cách mạng Việt Nam :
- Tạo những điều kiện thuận lợi về chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước trên con đường đi lên CNXH.
 - Mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc, mở rộng quan hệ quốc tế.
Câu 2:Nội dung đường lối đổi mới kinh tế, chính trị của Đảng. Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới ( 1986 – 2000).
 a. Hoàn cảnh lịch sử mới
- Trải qua 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976 – 1985), ta đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào khủng hoảng.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, cuộc khủng hoảng ở Liên Xô và các nước XHCN
" Tất cả tình hình trên đòi hỏi ta phải đổi mới đất nước.
 b. Nội dung đường lối Đổi mới : 
 - Đổi mới về kinh tế:
 + Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề
 + Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN
 + Xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường, mở rộng kinh tế đối ngoại.
- Đổi mới về chính trị : 
+ Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
+ Xây dựng nền dân chủ XHCN
+ Thực hiện quyền dân chủ nhân dân, chính sách đại đoàn kết dân tộc.
c.Kết quả bước đầu công cuộc đổi mới:
- Lương thực, thực phẩm : Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1989 đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Sản xuất lương thực 1988 đạt 19,5 triệu tấn, 1989 đạt 21,40 triệu tấn lương thực.
- Hàng hoá tiêu dùng trên thị trường; dồi dào đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Phần bao cấp của nhà nước giảm đi đáng kể.
- Kinh tế đối ngoại:phát triển mạnh, mở rộng về quy mô và hình thức. Từ 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng 3 lần. Nhập khẩu giảm đáng kể.
- Kiềm chế được đà lạm phát. Giảm chỉ số tăng giá từ 20% (1986) Ú4,4%(1990)
- Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
- Bộ máy nhà nước các cấp ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại, phương thức hoạt động đổi mới theo hương phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Ý nghĩa: Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.
d. Khó khăn- yếu kém; Kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ.. chưa được khắc phục.
Hết

File đính kèm:

  • docon tap lich su btthpt nam 2014.doc