Bài giảng Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (tiếp theo)

Giới thiệu về Hồ Quý Ly:

(Hồ Quý Ly tự là Lý Nguyên, dòng dõi trạng nguyên Hồ Hưng Dật, người Chiết Giang – một tỉnh ven biển Trung Quốc, phía Nam cửa sông Dương tử vào thời Ngũ Đại, đời Hậu Hán (947 – 950) Hồ Hưng Dật sang làm thái lộ Diễn Châu. Ông làm nhà ở Quỳnh Lưu (Nghệ An). Đến thời nhà Lý, dòng họ này có người làm phò mã nhà Lý lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đến đời thứ 1, Hồ Liêm dời đến ở hương Đại La (Thanh Hoá) làm con nuôi tuyên uý Lê Huấn nên đổi thành họ Lê, Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Huấn (Lê Quý Ly) đến khi giành được ngôi vua của nhà Trần (1400) lại đổi thành họ Hồ).

 

ppt19 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần :16	Tiết : 31	Ngày soạn : BÀI 16 : SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦNCUỐI THẾ KỈ XIV :(Tiếp theo)I. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI:	II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY:1. Nhà Hồ thành lập (1400) Hỏi: Cuối thế kỷ XIV các cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ dẫn đến điều gì? > (Nhà nước suy yếu, làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút.Nhà Trần không đủ sức cai trị, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên làm vua năm 1400) Hỏi: Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào? > (Trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, đói kém.+ Đại Ngu : Nguyên họ Hồ là dòng dõi nhà Ngu bên Trung Quốc nên Quý Ly đặt quốc hiệu như vậy. Ngu còn có nghĩa là an vui).Năm 1400, nhà Trần suy sụp, Hồ Quý Ly lên ngôi, lập ra nhà Hồ đổi quốc hiệu là Đại Ngu. > Giới thiệu về Hồ Quý Ly:(Hồ Quý Ly tự là Lý Nguyên, dòng dõi trạng nguyên Hồ Hưng Dật, người Chiết Giang – một tỉnh ven biển Trung Quốc, phía Nam cửa sông Dương tử vào thời Ngũ Đại, đời Hậu Hán (947 – 950) Hồ Hưng Dật sang làm thái lộ Diễn Châu. Ông làm nhà ở Quỳnh Lưu (Nghệ An). Đến thời nhà Lý, dòng họ này có người làm phò mã nhà Lý lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đến đời thứ 1, Hồ Liêm dời đến ở hương Đại La (Thanh Hoá) làm con nuôi tuyên uý Lê Huấn nên đổi thành họ Lê, Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Huấn (Lê Quý Ly) đến khi giành được ngôi vua của nhà Trần (1400) lại đổi thành họ Hồ).Xuất thân trong gia đình quan lại, có 2 người cô lấy vua, Hồ Quý Ly giữ chức vụ cao cấp nhất trong triều Trần. Trước tình hình nhà Trần lung lay ông đã quyết tâm thực hiện các biện pháp cải cách trên nhiều lĩnh vực.2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly:Hỏi : Về mặt chính trị, Hồ Quý Ly đã thực hiện biện pháp nào?- Chính trị : cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần. Hỏi: Tại sao Hồ Quý Ly lại bãi bỏ những quan lại họ Trần ? > (Vì sợ họ lật đổ ngôi vị của Hồ Quý Ly). Hỏi: Việc quan triều đình thăm hỏi đời sống nhân dân có ý nghĩa gì ? > (Chứng tỏ đất nước dưới thời Hồ có quan tâm tới đời sống của người dân ). Hỏi : Về kinh tế- tài chính như thế nào? Hỏi : Nhận xét gì về các chính sách kinh tế của triều Hồ ? > (Phần nào làm cho kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và đi lên).- Kinh tế : Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng. Hỏi : Về mặt xã hội Hồ Quý Ly đã ban hành các chính sách gì ? Hỏi: Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn nô để làm gì ? > (Hạn chế nô tỳ được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại. Làm giảm bớt số lượng nô tỳ trong nước. Tăng thêm số người sản xuất cho xã hội).- Xã hội : Thực hiện chính sách hạn nô. Hỏi : Nhà Hồ đã đưa ra những chính sách gì về văn hoá giáo dục ? > (Các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm).- Văn hoá giáo dục : dịch sách chữ hán ra chữ Nôm, sửa đổi quy chế thi cử, học tậpHỏi : Cải cách văn hoá giáo dục nói trên có tác dụng như thế nào ? > (Thay đổi chế độ cũ). Hỏi : Về chính sách quân sự quốc phòng Hồ Quý Ly đã làm gì ?- Quốc phòng : làm tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố. Hỏi : Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly ? > (Các chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly thể hiện tính kiên quyết mong muốn bảo vệ Tổ Quốc.Trong khoảng 6 – 7 năm Hồ Quý Ly tiến hành hàng loạt cải cách về mọi mặt đối với đất nước). Hỏi : Nhận xét gì về các cải cách đó ? > (Có tác dụng làm ổn định tình hình đất nước.Hạn chế tập trung ruộng đất vào tay quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực họ Trần và làm tăng nguồn thu nhập của nhà nướcTuy nhiên, 1 số chính sách chưa phù hợp với thực tế và chưa được lòng dân).3. Ý nghĩa tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly: Hỏi : Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly ? Hỏi: Vì sao các chính sách không được nhân dân ủng hộ ? > (- Chưa đảm bảo cuộc sống và quyền tự do của nhân dân.- Đều đụng chạm đến các quyền lợi của các tầng lớp. Mặc dù có nhiều hạn chế, nhưng những cải cách của Hồ Quý Ly là những cải cách lớn, liên quan đến toàn xã hội).3. Ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly:- Tích cực :+ Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc,địa chủ.+ Làm suy yếu thế lực của nhà Trần.+ Tăng nguồn thu nhập cho đất nước. - Hạn chế : Các chính sách đó chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế và chưa phù hợp với lòng dân. Hỏi : Tại sao Hồ Quý Ly lại làm được như vậy ? > (- Nhà Trần đã quá yếu, cần có sự thay đổi.- Trước nguy cơ giặc ngoại xâm, không cải cách không thể chống được giặc).4 / CỦNG CỐ: 4 Phút a. Cuối thế kỷ XIV, các cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ dẫn đến điều gì? b. Nhà Hồ đã đưa ra những chính sách gì về văn hoá giáo dục ? c. Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly ?5. DẶN DÒ: _ Học bài. _ Chuẩn bị trước bài ôn tập (bài 17_ SGK). _ Sưu tầm các loại tranh ảnh, tài liệu có liên quan.

File đính kèm:

  • pptSu bai 16 t2.ppt
Bài giảng liên quan