Bài giảng Lịch Sử 7 - Bài 20: Nước đại việt thời lê sơ (1428 – 1527)

Tiểu sử

Lương Thế Vinh (tên chữ Cảnh Nghị, tên hiệu Thụy Hiên; (1442–?) là một nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lập năm 1495

Lương Thế Vinh sinh ra tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.

Năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (trạng nguyên) khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4, đời Lê Thánh Tông

 

ppt14 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch Sử 7 - Bài 20: Nước đại việt thời lê sơ (1428 – 1527), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
LỊCH SỬ 7Bài 20NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)IV - MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘCLƯƠNG THẾ VINH(1442 - ?)Mục lục1 Tiểu sử2 Giai thoại3 Tác phẩmTiểu sửLương Thế Vinh (tên chữ Cảnh Nghị, tên hiệu Thụy Hiên; (1442–?) là một nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lập năm 1495Lương Thế Vinh sinh ra tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.Năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (trạng nguyên) khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4, đời Lê Thánh Tông Các năm sau đó, ông làm quan với các chức Trực học sĩ, Thị thư và Chưởng viện sự ở viện Hàn lâm.Khi ông qua đời, Vua Lê Thánh Tông rất mực thương tiếc và viết một bài thơ khóc Trạng.Chiếu thư thượng đế xuống đêm quaGióng khách chương đài kiếp tại nhàCẩm tú mấy hàng về động ngọcThánh hiền ba chén ướt hồn hoaKhí thiên đã lại thu sơn nhạcDanh lạ còn truyền để quốc giaKhuất ngón tay than tài cái thếLấy ai làm Trạng nước Nam taGiai thoại Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi bóng với các bạn, quả bóng lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bóng lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bóng nổi trên nước để lấy lại quả bóng.Cậu rất thích thả diều, câu cá, bảy chim cùng với các trẻ chăn trậu. Nhưng diều của Vinh thường vẫn lên cao hơn, có hình dáng khác lạ. Không hẳn "cánh thoi" mà cũng không giống "cánh tiên". Vinh cắt một khúc dây mướp đã già cỗi, chẻ và vót mỏng thành một cái mang rồi căng trên một thanh tre mảnh uốn cong hình chữ U thành một cái "Ve". Buộc chiếc ve này lên diều rồi thả lên trời. Gió thổi, màng rung lên kêu ve ve nghe rất thích. Cậu còn làm hai, ba cái "ve" to nhỏ khác nhau buộc thành một bộ. Khi thả diều, tiếng trầm xen kẻ tiếng bổng rất du dương vui tai, người lớn cũng say mê lắng nghe. Cùng đi câu cá với bạn bè , nhưng bao giờ cậu cũng được nhiều cá hơn, cá to hơn. Nhìn chiếc bẫy người lớn bẫy chuột, cậu liền nghĩ ra chiếc bẫy nhỏ xíu để bẩy chim trả khá tinh vi làm người lớn phải ngạc nhiên, thán phục. Người thời đó gọi cậu là "thần đồng", tiếng dùng để chỉ những người giỏi như "thần" ở tuổi nhi đồng. Nhưng bọn trẻ chả hiểu "thần đồng " là gì. Chúng ngỡ TV hay câu cá, thả diều, bẫY chim, chăn trâu ngoài đồng nên người ta gọi là "thần" ở ngoài "đồng". Rồi một chuyện sau đây xảy ra, khiến bọn trẻ tưởng cậu là "thần thánh " thực sự .Từ đó, trẻ con trong làng truyền nhau rằng Lương Thế Vinh là thần, có một câu "thần chú" hay lắm, có thể gọi được những vật vô tri như quả bưởi lại với mình. Thực ra thì khi Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi lên trên mặt ao. Vinh đã lấy cành che chòi vào và đem ra bãi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên. Vốn thích thơ, ca hò, vè. Khom cúi xuống chờ bưởi, cậu vui miệng ứng khẩu đọc lẩm nhẩm : Bưởi ơi bưởi Nghe tao gọi Lên đi nào Đừng quên lối Đừng bỏ tao... Và bọn trẻ nghĩ răng Vinh đọc "thần chú ". Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Thanh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời thanNước Nam quả có lắm người tàiLương Thế Vinh cũng được gắn với một vài giai thoại với vua quan nhà Lê. Các giai thoại này cho thấy ông ứng đáp thông minh với vua, có các lời khuyên hợp lý cho vua và răn dạy các quan dưới cấp bỏ thói hách dịch nhân dân.Tác phẩmVề toán họcĐại thành Toán phápKhải minh Toán họcVề lịch sử hát chèo:Hỷ phường Phổ lụcVề Phật học:Thiền môn Khoa giáo (còn gọi là Thích điển Giáo khoa)Bài tựa sách Nam Tông Tự Pháp Đồ (sách lịch sử đạo Phật Việt Nam do thiền sư Thường Chiếu, tịch năm 1203, viết ra)Lương Thế Vinh nổi tiếng với tài năng toán học. Quyển Đại thành toán pháp của ông được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Ông cũng được xem là người chế ra bàn tính gẩy cho người Việt, lúc đầu làm bằng đất rồi bằng trúc, bằng gỗ, sơn mầu khác nhau, đẹp và dễ tính, dễ nhớ. Các chuyện truyền miệng dân gian còn cho biết tài năng của ông được thể hiện từ khi nhỏ tuổi. Ông được nhân dân gọi tên là Trạng Lường sau khi đỗ trạng nguyên. bàn tính gẩyMở đầu cuốn "Toán pháp đại thành" Lương Thế Vinh đề thơ khuyên mọi người học toán:Trước thời biết cách thương lường,Tính toán bình phân ở Cửu chương,Thông hay mọi nhẽ điều vinh hiển,Học lấy cho tinh giúp thánh vương!Ngoài công việc hàn lâm trong triều, Lương Thế Vinh còn được vua giao việc thảo những văn thư ngoại giao với nhà Minh. Triều Minh thường khen ngợi những văn thư ngoại giao này.Dù là một nhà nho lỗi lạc, Lương Thế Vinh cũng sáng tác văn Nôm. Ông được cho là tác giả của Thập giới Cô hồn Quốc ngữ văn, còn gọi là Phật kinh Thập giới. Đây là áng văn Nôm cổ gồm đoạn mở đầu và 10 đoạn nói về 10 giới cô hồn: Thiền tăng, đạo sĩ, quan liêu, nho sĩ, thiên văn-địa lý, lương y, tướng quân, hoa nương, thương cổ và đãng tử. Mỗi đoạn có một bài tán và kết thúc bằng bài kệ 8 câu. Vì sáng tác Phật kinh Thập giới, Lương Thế Vinh bị các bạn đồng nghiệp chê và ông không được ghi tên trong văn miếu Khổng Tử.Tuy nhiên, Nhất Hạnh cho rằng Lương Thế Vinh không viết bài này vì bài kệ của đoạn về Thiền tăng có giọng đùa bỡn, không phù hợp với một người có nhiều cảm tình với Phật giáo như Lương Thế Vinh. Theo Lê Mạnh Thát, Thập giới Cô hồn Văn là một tác phẩm của vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497).Lương Thế Vinh cũng quan tâm nghiên cứu về âm nhạc dân gian, như hát chèo. Ông được vua Lê Thánh Tông giao cho cùng Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận chế định ra các lễ nhạc của triều đìnhThời ông sống người ta thường coi những người hát xướng là "xướng ca vô loài". Vậy mà Lương Thế Vinh làm quan to lại rất thích hát tuồng chèo, thi ca nhạc. Ông sáng tác nhiều mà còn trực tiếp biểu diễn nữa. Ông đã viết bộ sách "Hý phường phả lục". Lúc về trí sĩ, ông vẫn thích la cà nơi thôn dã, thích hát ca.Lương Thế Vinh được nhận định là có tính cách bình dị, mến dân, trung thực và khả năng châm biếm khôi hài trong việc răn dạy từ vua đến quan.CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI

File đính kèm:

  • pptLuong The Vinh.ppt
Bài giảng liên quan