Bài giảng Lịch sử Lớp 8 - Bài 9: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN

Cuối TK XIV, nhà Trần suy vong Nhà Hồ thành lập (năm 1400) Quân Minh tấn công nước ta. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại  Nước ta bị nhà Minh đô hộ.

Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn.

Giai đoạn đầu: Nghĩa quân chỉ hoạt động khó khăn trong phạm vi vùng miền núi ở Thanh Hóa.

 Giai đoạn hai: Nghĩa quân đánh chiếm vùng đất từ Thanh Hóa vào phía nam và tiến quân ra Bắc. Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động. Năm 1427, quân ta đánh tan quân Minh ở trận Chi Lăng – Xương Giang. Cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử Lớp 8 - Bài 9: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 19: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỈ X – XV 
I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG 
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê . 
Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn , vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta . 
Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến . 
- Năm 981, quân và dân Đại Cồ Việt đánh tan quân xâm lược Tống trên vùng Đông Bắc  Quan hệ Việt – Tống trở lại bình thường . 
2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý . 
Vào những năm 70 của TK XI, để giải quyết khủng hoảng trong nước , nhà Tống quyết tâm XL Đại Việt . 
Nhận được tin, Lý Thường Kiệt chủ trương “ đánh trước để chặn thế mạnh của giặc ”, mở cuộc tập kích trên đất Tống (1075), đánh tan các đạo quân Tống ở đây , rồi rút về nước . 
Năm 1077, quân Tống tấn công Đại Việt . 
Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt , quân dân ta đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt . Cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn . 
Sông núi nước Nam vua Nam ở 
Rành rành đã định sách trời 
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm 
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời 
Ý nghĩa : 
+ Bảo vệ nền độc lập lâu dài của dân tộc . 
+ Đập tan âm mưu xâm lược và nô dịch nước ta của nhà Tông . 
+ Đề cao lòng tự hào dân tộc 
II. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỉ XIII. 
Thời Trần , nhân dân Đại Việt tiến hành 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên (1258, 1285, 1287-1288) 
Dưới sự lãnh đạo của các vị Vua Trần , Thái Sư Trần Thủ Độ , Trần Quốc Tuấn và hàng loạt vị tướng tài giỏi ; quân dân Đại Việt đoàn kết , cầm vũ khí chống giặc giữ nước . 
Kinh thành Thăng Long 3 lần bị tàn phá . Nhà Trần thực hiện chính sách “ vườn không nhà trống ”  cuối cùng , giặc Mông-Nguyên phải chịu thất bại trong các trận 
29/1/1258 
Chiến thắng Đông Bộ Đầu (1258) 
Chiến thắng (1285): Tây Kết , Hàm Tử , Chương Dương . 
Chiến thắng Vạn Kiếp 
Thuyền lương 
30 vạn quân 
4/1288 
 Chiến thắng Bạch Đằng (1288) kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên của nhân dân ta .  
- Ý nghĩa 
+ Bảo vệ được nền độc lập tự chủ , sự tôn nghiêm của dân tộc . 
+ Khẳng định được tinh thần đoàn kết ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân . 
+ Khẳng định được ý thức dân tộc . 
III- PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN  
Cuối TK XIV, nhà Trần suy vong Nhà Hồ thành lập ( năm 1400)  Quân Minh tấn công nước ta . Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại  Nước ta bị nhà Minh đô hộ . 
Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn . 
Giai đoạn đầu : Nghĩa quân chỉ hoạt động khó khăn trong phạm vi vùng miền núi ở Thanh Hóa . 
 Giai đoạn hai : Nghĩa quân đánh chiếm vùng đất từ Thanh Hóa vào phía nam và tiến quân ra Bắc . Chiến thắng Tốt Động , đẩy quân Minh vào thế bị động .. Năm 1427, quân ta đánh tan quân Minh ở trận Chi Lăng – Xương Giang . Cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn . 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_8_bai_9_nhung_cuoc_khang_chien_chong_n.ppt
Bài giảng liên quan