Bài giảng môn Lịch sử Khối 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (Tiếp theo)

Ngô Sĩ Liên ( thế kỉ XV )

Ngô Sĩ Liên quê ở Hà Nội.Về năm sinh và năm mất của ông, hiện nay vẫn chưa được biết thật đích xác, nhưng theo sách Đại Việt lịch triều đăng khoa lục thì ông thọ tới 98 tuổi.

Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV. Ông đỗ tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, Sử quán tu soạn. Ông là 1 trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép 1 cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.

Lương Thế Vinh ( 1442 - ? )

Ông đỗ trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng là thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua và dân coi trọng. Ông còn là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học). Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất; đến nay còn gọi là “Trạng Lường”.

 

ppt8 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Lịch sử Khối 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
LỊCH SỬ 7 
Bài 20 ( tt )IV: Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc 
1/ Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) 
 Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai , con của Nguyễn Phi Khanh , quê ở tỉnh Hải Dương . Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi . 
 Nguyễn Trãi không những là 1 nhà chính trị , quân sự tài ba , 1 anh hùng dân tộc mà ông còn là 1 danh nhân văn hoá thế giới . Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học , sử học , địa lí học như Quân trung từ mệnh tập , Bình Ngô đại cáo , Quốc âm thi tập , Dư địa chí ,... 
ố 
2/ Lê Thánh Tông ( 1442 - 1497 ) 
Lê Thánh Tông huý là Tư Thành , sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất ( 25-8-1442 ), con thứ 4 của Lê Thái Tông và Ngô Thị Ngọc Giao . Năm 1445, ông được phong là Bình Nguyên Vương , năm 1460, ông lên ngôi vua khi 18 tuổi . 
 Lê Thánh Tông không những là 1 vị vua anh minh , 1 tài năng xuất sắc về kinh tế , chính trị , quân sự mà còn là 1 nhà văn , nhà thơ lớn và nổi tiếng của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Ông đã để lại 1 di sản thơ văn phong phú , đồ sộ , gồm nhiều tác phẩm có giá trị như : Hồng Đức quốc âm thi tập ( bằng chữ Nôm ) và hơm 300 bài ( bằng chữ Hán ). 
Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao Đàn và làm chủ soái . Hội Tao Đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời . 
2/ Ngô Sĩ Liên ( thế kỉ XV ) 
Ngô Sĩ Liên quê ở Hà Nội.Về năm sinh và năm mất của ông , hiện nay vẫn chưa được biết thật đích xác , nhưng theo sách Đại Việt lịch triều đăng khoa lục thì ông thọ tới 98 tuổi . 
Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV. Ông đỗ tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện , Phó đô ngự sử , Sử quán tu soạn . Ông là 1 trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển ) biên chép 1 cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427 . 
Lương Thế Vinh ( 1442 - ? ) 
Ông đỗ trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng là thần đồng , học rộng , tài trí , khoáng đạt , bình dị được vua và dân coi trọng . Ông còn là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ . Ông có công trình Đại thành toán pháp , Thiền môn giáo khoa ( nghiên cứu về Phật học ). Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật “ tài hoa , danh vọng bậc nhất ; đến nay còn gọi là “ Trạng Lường ”. 
Cảm ơn các thầy cô và các bạn đã chú ý theo dõi 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_lich_su_khoi_7_bai_20_nuoc_dai_viet_thoi_le_so.ppt
Bài giảng liên quan