Bài giảng môn Lịch sử Khối 8 - Tiết 50, Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 - Phạm Thị Hồng

NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH:

Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta (1858 – 1884)

Phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX:

Phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918):

Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.

BÀI TẬP THỰC HÀNH:

 

ppt18 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 19/03/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Lịch sử Khối 8 - Tiết 50, Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 - Phạm Thị Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
LỊCH SỬ 8 
Phòng GD-ĐT Q. Phú Nhuận 
 Trường THCS Ngô Tất Tố 
Biên soạn : 	PHẠM THỊ HỒNG 
3/24/2022 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
 * Lực lượng tham gia là binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp . 
 * Phương pháp đấu tranh vũ trang , bạo động . 
Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 – 1918? 
2. Em có nhận xét gì về con đường và cách thức mà Nguyễn Tất Thành đã trải qua để tìm đường cứu nước ? 
 * Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước , Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cha anh đã đi ; Người tìm tới chân trời mới – quê hương của những từ “ bình đẳng ”, “ tự do”. 
 Từ khảo sát thực tiễn , Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin . 
Tiết 50 – Bài 31 
TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918 
ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM 
Tiết 50 – Bài 31 
ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM 
TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918 
NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH: 
Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta (1858 – 1884) 
2. Phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX: 
 * Phong trào Cần Vương 
* Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi . 
3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ( đến năm 1918): 
* Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất . 
* Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước . 
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH: 
1. Nguyên nhân sâu xa nào khiến thực dân Pháp xâm lược nước ta ? 
* Bản chất tàn bạo tham lam của chủ nghĩa thực dân 
* Muốn tranh giành thị trường với các nước phương Tây 
* Muốn tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ . 
2. Thực dân Pháp lấy cớ gì để đem quân xâm lược nước ta ? 
* Nhà Nguyễn không chịu mở cửa thông thương với Pháp và cấm giáo sĩ truyền đạo Gia Tô ở nước ta . 
3. Pháp chọn nơi nào là mục tiêu xâm lược đầu tiên ở nước ta ? 
* Đà Nẵng 
Thời gian 
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp 
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta 
 1-9-1858 
2 - 1859 
2 - 1862 
6 - 1867 
20-11-1873 
18-8-1883 
Nhân dân Nam kì khởi nghĩa khắp nơi . 
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì 
Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng ) 
Pháp kéo vào Gia Định 
Pháp chiếm Định Tường , Biên Hoà , Vĩnh Long 
Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội 
Quân dân ta đánh trả quyết liệt . 
Quân dân ta chặn địch ở đây . 
Nhân dân độc lập kháng chiến . 
Pháp đánh vào cửa biển Thuận An ( Huế ) 
Phong trào kháng chiến không chấm dứt . 
Nhân dân tiếp tục kháng Pháp . 
Thảo luận 
Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp ? 
Mặc dù nhân dân ta chiến đấu hết sức anh dũng , nhưng do nhà nước phong kiến không biết tổ chức , vận động , không có đường lới chiến lược , chiến thuật đúng đắn , thiếu quyết tâm , thiên về tư tưởng đầu hàng nên đã để nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp . 
Thời gian 
Sự kiện 
5-7-1885 
13-7-1885 
1886 -1887 
1883 -1892 
1885 -1895 
 Khởi nghĩa Bãi Sậy 
Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế 
Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương 
 Khởi nghĩa Ba Đình 
Khởi nghĩa Hương Khê 
Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế ? 
Pháp mở rộng chiếm đóng , nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình . 
Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ? 
- Thời gian tồn tại ( gần 30 năm ) 
- Thành phần lãnh đạo là nông dân 
- Mục tiêu đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình 
- Tính chất địa phương , tự phát . 
Nổ ra kịp thời 
Phát triển mạnh mẽ 
Được duy trì tương đối lâu dài . 
Ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX? 
- Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp 
- Khẳng định sức mạnh tiềm tàng của giai cấp nông dân 
- Kế tục xứng đáng truyền thống yêu nước của tổ tiên . 
Em có nhận xét gì về phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX? 
Phong trào 
Chủ trương 
Biện pháp 
đấu tranh 
Thành phần 
tham gia 
Đông Du 
(1905-1909) 
Giành độc lập , xây dựng xã hội tiến bộ . 
Bạo động vũ trang để giành độc lập . Cầu viện Nhật Bản . 
Nhiều thành phần nhưng chủ yếu là thanh niên yêu nước . 
Đông Kinh nghĩa thục (1907) 
Giành độc lập , xây dựng xã hội tiến bộ . 
Truyền bá tư tưởng mới , vận động chấn hưng đất nước . 
Đông đảo nhân dân tham gia , nhiều tầng lớp xã hội . 
Cuộc vận động Duy tân ở Trung kì (1908) 
Phong trào chống thuế ở Trung kì (1908) 
Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập . 
Mở trường , diễn thuyết , tuyên truyền , mở mang công thương nghiệp . 
Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia . 
Chống đi phu , chống sưu thuế 
Từ đấu tranh hòa bình , phong trào chuyển sang xu hướng bạo động . 
Đông đảo các tầng lớp tham gia , đông đảo là nông dân . 
Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất ? 
 Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). 
 Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị Thái Nguyên (1917) 
Trong thời kì Chiến tranh thế giới I, chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương đã có những thay đổi gì ? 
 Nông nghiệp từ chuyên canh lúa chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh . 
 Pháp tăng cường đầu tư vào các cơ sở công nghiệp . 
 Tăng cường bắt nông dân đi lính , thu hẹp diện tích trồng lúa , khiến sản xuất nông thôn giảm sút , nông dân đói khổ . 
 Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ? 
 Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan. 
 Người không tán thành đường lối hoạt động của các bậc tiền bối cách mạng như Phan Đình Phùng , Phan Bội Châu .. nên Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước . 
Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó ? 
Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây . 
Động cơ nào thúc đẩy Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây ? 
Tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ : tự do, bình đẳng , bác ái . 
Thảo luận : Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích , lực lượng tham gia , hình thức đấu tranh . 
Bài 1: Những nét chính về tình hình kinh tế , xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. ( Chọn những câu trả lời đúng ) 
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng . 
Nông nghiệp , thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển . 
Tài chính cạn kiệt , đời sống nhân dân vô cùng khó khăn . 
Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt . 
Bài 2: Thực chất đường lối giáo dục của Pháp ở Việt Nam có thể được nhìn thấy qua những dữ kiện nào ? ( Chọn câu trả lời đúng nhất ) 
Tỉ lệ người mù chữ ở nước ta thời Pháp thuộc rất cao , các trường học được mở một cách dè dặt , rất ít trẻ được đến trường , càng lên lớp cao số học sinh càng giảm mạnh . 
Duy trì “ văn hoá làng ” theo hướng “ bần cùng hoá ” và “ ngu dân hoá ”. 
Duy trì các hủ tục và thói hư tật xấu trong xã hội 
Tất cả đều đúng 
X 
X 
X 
X 
Thảo luận 
Nhóm 1 : Với tư cách là người chịu trách nhiệm đối với sự an nguy của Tổ quốc , triều Nguyễn đã làm gì và không làm gì cho đất nước ? 
Nhóm 2 : Em hãy nêu nhận xét về đường lối chống Pháp của triều Nguyễn và chứng minh bằng những sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1858 – 1873. 
Nhóm 3 : Em hãy giải thích các nhận xét của Nguyễn Tất Thành về biện pháp cứu nước của các nhân vật đi trước : 
 - “ Đưa hổ cửa trước , rước beo cửa sau ” ( Phan Bội Châu ) 
 - “ Nặng cốt cách phong kiến ” ( Hoàng Hoa Thám ) 
Dặn dò : 
1. Bài tập : Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương ( theo mẫu ) 
Khởi nghĩa 
Thời gian 
Người lãnh đạo 
Địa bàn hoạt động 
Nguyên nhân thất bại 
Ý nghĩa bài học lịch sử 
2 . Ôn tập phần lịch sử Việt Nam từ 1818 đến 1918 chuẩn bị kiểm tra học kì II ( tiết 51) 
3. Sưu tầm tài liệu để trình bày về cuộc đời hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ thuở niên thiếu đến 1918. 
4. Tiết 52: Lịch sử địa phương 
Xin chân thàønh cảûm ơn 
quýù Thầy Cô cùøng 
các em họïc sinh 
đãõ tham dự tiết họïc nàøy . 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_lich_su_khoi_8_tiet_50_bai_31_on_tap_lich_su_v.ppt
Bài giảng liên quan