Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Đọc văn bản Tiết 29,30: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Nguyễn Thị Thanh Mai

Tổng kết

Nội dung

Bài ca về tình yêu thương con người

Gửi gắm thông điệp: niềm tin vào cuộc sống và nghị lực sống là sức mạnh tinh thần quí giá nhất giúp con người vượt lên mọi khó khăn.

Ca ngợi ý nghĩa và giá trị nhân sinh của sáng tạo nghệ thuật chân chính.

Nghệ thuật

Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sự bất ngờ và sức hấp dẫn đặc biệt.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Đọc văn bản Tiết 29,30: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Nguyễn Thị Thanh Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tiÕt 29 - 30 ChiÕc l¸ cuèi cïngTríchO. Hen - riGiáo viên: Nguyễn Thị Thanh MaiI. Tìm hiểu chung1. Tác giảO.Hen – ri là bút danh của William Sydney Porter.Nhà văn Mỹ nổi tiếng, chuyên viết truyện ngắn.Tác phẩm của ông thường toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, thể hiện tình yêu thương giữa con người với con người chân thành, sâu sắc và cảm động.O. Hen – ri (1862 -1910)O.Hen-ri ( Uyliam – Xitnây-Potơ).Nơi làm việc của O. Hen - riNơi ở của O. Hen - riMột số tập truyện nổi tiếng của ông là:Bắp cải và vua chúa (1904), Bốn triệu (1906), Trung tâm miền Tây (1907), Tiếng nói của thành phố (1908), Những sự lựa chọn (1909), Những con đường của số phận (1909), Hỗn loạn (1911), Đá lăn (1913), trong đó có một số truyện ngắn quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như: Chiếc lá cuối cùng, Những giả định phá sản	Từ năm 1918, Hội nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ đã lập giải thưởng O. Hen – ri để tặng cho các truyện ngắn đặc sắc hàng năm ở nước này.2. Tác phẩmLà truyện ngắn xuất sắc bậc nhất của O. Hen-ri, tiêu biểu cho kiểu kết thúc bất ngờ (đặc trưng trong sáng tác của ông)Được in trong tập Cây đèn thanh mảnh (1907)Đoạn trích là phần cuối của tác phẩm.Tóm tắt: Bơ-men, Xiu và Giôn-xi là những họa sỹ nghèo ở trọ trong một khu phố tồi tàn. Mùa đông lạnh giá, Giôn-xi mắc phải bệnh sưng phổi. Cô tin rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống, cô sẽ lìa đời. Xiu nói điều đó với cụ Bơ-men và hai người lấy làm lo lắng cho Giôn-xi. Mặc cho Xiu hết lòng chăm sóc, Giôn-xi bướng bỉnh vẫn giữ ý nghĩ kỳ quặc ấy. Nhưng lạ thay, sau đêm mưa gió dữ dội, chiếc lá vẫn còn đó. Một ngày, rồi hai ngày, Giôn-xi thấy bối rối và nhận ra “muốn chết là có tội”. Chiếc lá thường xuân dai dẳng bám trên bờ tường đã đem lại niềm tin sống cho Giôn-xi nhưng cô không biết để có được kiệt tác ấy, cụ Bơ-men đã phải đổi bằng tính mạng của mình.Bố cục đoạn tríchGồm 3 phần:Khi hai người tảng đá.	Bác Bơ-men và Xiu lên gác thăm Giôn-xi2.Sáng hôm sau thế thôi.Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi.3.Phần còn lạiBí mật của chiếc lá cuối cùng.Yêu cầu đọc:+ Chú ý phân biệt lời kể, tả của tác giả đối với những câu đối thoại của nhân vật.+ Lời kể của Xiu về cái chết của cụ Bơ-men đọc giọng rưng rưng, cảm động, nghẹn ngào.Theo em, đoạn trích này phải đọc với giọng như thế nào?II. Tìm hiểu văn bản1. Sự hồi sinh kỳ diệu của Giôn – xi.Hoàn cảnh đáng thương của Giôn – xi.Cô gái trẻ, họa sỹ nghèođang bị bệnh viêm phổi nặngsống trong một căn gác trọ tồi tàn.- Bệnh tật khiến cô mệt mỏi tuyệt vọng, không muốn tiếp tục sống- Có những ý nghĩ sai lầm: liên hệ số phận bản thân với những chiếc lá thường xuân đang rụng.Những chiếc lá Giôn xi Rụng Chết mong manh, yếu ớtTừ giã cuộc đời- Con người tàn nhẫn: thờ ơ lạnh lùng với mọi người xung quanh và không quan tâm đến chính mình.Chiếc lá thường xuân vẫn còn đóChiếc lá cuối cùng > <Chiếc lá cuối cùng được gọi là kiệt tác Lá vẽ rất giống: cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa khiến hai họa sỹ như Xiu và Giôn – xi tưởng như thật. Nó truyền cho Giôn – xi niềm tin vào cuộc sống và cứu sống cô. Đó là sức mạnh nhiệm màu của nghệ thuật. Chiếc lá không phải chỉ vẽ bằng bút lông, bột màu mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng. Để có nó, cụ Bơ – men đã đổi bằng mạng sống của mình.? Em nghĩ có nên để cho Xiu biết trước việc làm của cụ Bơ – men không? Nếu vậy sức hấp dẫn của câu chuyện sẽ thế nào? Không thể để Xiu biết trước việc làm của cụ Bơ – men vì Xiu sẽ không bất ngờ và chúng ta sẽ không được thưởng thức cả một đoạn truyện nói lên tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô. Truyện cũng giảm tính hấp dẫn, và như thế mới thấy rõ tấm lòng cao cả của cụ Bơ – men, cụ đã âm thầm lặng lẽ thực hiện một hành động cao thượng.Cách kết thúc truyện đầy ý nghĩaCái chết của bác Bơ – men là cái chết gieo mầm sự sống.Dù bác đã vĩnh viễn ra đi nhưng hình ảnh bác và chiếc lá cuối cùng sẽ còn sống mãi trong tâm hồn người đọc.Sự im lặng của Giôn-xi ở cuối truyện thể hiện:+ Sự xúc động và biết ơn sâu sắc.+ Sự kính trọng tài năng và ngưỡng mộ nhân cách của bác Bơ – men.+ Sự hối hận tự trách mình vì đã không biết quí trọng cuộc sống.+ Là lời hứa thầm sẽ sống tốt hơn trong tương lai. III. Tổng kếtNội dungBài ca về tình yêu thương con ngườiGửi gắm thông điệp: niềm tin vào cuộc sống và nghị lực sống là sức mạnh tinh thần quí giá nhất giúp con người vượt lên mọi khó khăn.Ca ngợi ý nghĩa và giá trị nhân sinh của sáng tạo nghệ thuật chân chính.Nghệ thuậtNghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sự bất ngờ và sức hấp dẫn đặc biệt.IV. Luyện tậpNghe đọc truyện Hạnh phúc vô biên, so sánh các nhân vật và so sánh ý nghĩa của truyện này với tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.Trong các nhân vật của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng em thích nhân vật nào nhất, vì sao?

File đính kèm:

  • pptTiet_29_30.ppt