Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Tiết 126: Ôn tập Tiếng Việt

ÔN TẬP CÁC KIỂU CÂU

Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi (1) {.}. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất (2). Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận (3).

Đoạn văn gồm ba câu.

Các kiểu câu:

 + (1) : trần thuật ghép, vế trước có dạng câu phủ định.

 + (2) : trần thuật đơn.

 + (3) : trần thuật ghép, vế sau có dạng câu phủ định.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Tiết 126: Ôn tập Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Kính chào quý thầy côvà học sinh đến dự !Tháng 04/2010Ngữ văn 8Ôn tập tiếng việtTiết 126Tổ Ngữ vănI. ÔN TẬP CÁC KIỂU CÂU Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi (1) {...}. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất (2). Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận (3).? Đoạn văn trích gồm mấy câu? Xác định kiểu câu của mỗi câu trong đoạn văn ?Đoạn văn gồm ba câu.Các kiểu câu: + (1) : trần thuật ghép, vế trước có dạng câu phủ định. + (2) : trần thuật đơn. + (3) : trần thuật ghép, vế sau có dạng câu phủ định.? Dựa theo nội dung câu (2) trong bài tập 1, hãy đặt một câu nghi vấn ? - Liệu cái bản tính tốt của người ta có bị nhữngnỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất không? - Những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta không ? -Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất ? Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta ? * - Đọc bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ, cậu thấy như thế nào? - Hay lắm !* - Cậu thấy biển vào buổi chiều như thế nào ? - Đẹp lắm !* - Tháng này, cậu có bị điểm kém nào không ? - Có, buồn ơi là buồn ! Tôi bật cười bảo lão (1): - Sao cụ lo xa quá thế (2)? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ (3)! Cụ cứ để tiền ấy, lúc chết hãy hay (4) ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5)? - Không, ông giáo ạ (6)! Ăn mãi hết đi đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)? ? Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như: vui, buồn, đẹp, hay,... Đọc đoạn trích sau đây * Các câu trần thuật: - Tôi bật cười bảo lão. - Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! - Không, ông giáo ạ! * Các câu nghi vấn: - Sao cụ lo xa quá thế? - Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? - Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? * Câu cầu khiến: - Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! ? Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn?- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?  băn khoăn của ông lão. -Sao cụ lo xa quá thế? bộc lộ cảm xúc của ông giáo. Thảo luận (2 phút) * Nhóm 1* Nhóm 2 ? Câu nào trong số những câu nghi vấn trên dùng để hỏi?? Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi? Nó được dùng để làm gì? a/ U nó không được thế! (Ngô Tất Tố). b/ Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta, thì mình phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố)  c/ Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy à? (Tô Hoài). d/ Này, em không để chúng nó yên được à? (Tạ Duy Anh). e/ Các em đừng khóc. ( Thanh Tịnh) g/ Ha ha! Một lưỡi gươm! (Sự tích Hồ Gươm)  h/ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông. (Tế Hanh)Bài tập ( tr.138 sgk)? Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu đã cho?=> Cầu khiến=> Trần thuật=> Nghi vấn=> Nghi vấn=> Cầu khiếnHa ha! => Cảm thán=> Trần thuật II. HÀNH ĐỘNG NÓI . TTCÂU ĐÃ CHOHÀNH ĐỘNG NÓI1Tôi bật cười bảo lão2...Sao cụ lo xa quá thế ?3Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ ?4Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay !5Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?6... Không, ông giáo ạ !7Ăn mãi hết đi thì đến lúc chếtlấy gì mà lo liệu ?? Hãy xác định hành động nói của các câu ở mục II.1Bộc lộ cảm xúc KểĐề nghịNhận địnhGiải thíchPhủ định bác bỏHỏiTTKIỂU CÂUHÀNH ĐỘNG NÓICÁCH DÙNG1Trần thuậtKể2Nghi vấnBộc lộ cảm xúc3Cảm thánNhận định4Cầu khiếnĐề nghị5Nghi vấnGiải thích6Phủ địnhPhủ định bác bỏ7Nghi vấnNóiTrực tiếpGián tiếpTrực tiếpTrực tiếpGián tiếpTrực tiếpTrực tiếp? Hãy cho biết cách dùng của mỗi câu trên ?? Hãy viết một câu ( cam kết không tham gia các hoạt động tiêu cực như: đua xe trái phép,cờ bạc...; hứa tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả tốt ) - Em cam kết không tham gia đua xe trái phép. (câu trần thật, dùng trực tiếp) - Chúng em cam kết sẽ không để tệ nạn cờ bạc lan vào học đường. - Em hứa sẽ đi học đúng giờ. (câu trần thuật, dùng trực tiếp) - Em xin hứa sẽ cố gắng học tập để đạt danh hiệu “ Học sinh giỏi” trong năm học tới. * Bài tập 1 a/ Đẹp vô cùng. Tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu)   b/ - [ Nhà cháu đã từng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi đến thế ]. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? (Ngô Tất Tố)  c/ Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. ( Thanh Tịnh) d/ - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! (Ngô Tất Tố) e/ Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (Lý Công Uẩn)Bài tập (tr 138-139)? Hãy cho biết câu nào thể hiện hành động nói? Kiểu hành động nói nào?=> Bộc lộ cảm xúc ( cảm thán)=> Phủ định ( trình bày) => Khuyên bảo ( điều khiển ) => Đe dọa (điều khiển ) => Khẳng định ( trình bày) III. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU * Lí do sắp xếp trật tự: - Theo thứ tự của tầm quan trọng: ngựa sắt, roi sắt (để tấn công), áo giáp sắt ( để phòng bị). - Theo trình tự diễn biến của tâm trạng: kinh ngạc -> mừng rỡ. ?Hãy giải thích lí do sắp xếp trật tự của các bộ phận câu in đậm nối tiếp nhau trong đoạn văn mục III.1 ? * Tác dụng của các từ ngữ in đậm: - Lặp lại cụm từ ở câu trước -> liên kết câu. - Nhấn mạnh thông tin chính của câu.? Cho biết tác dụng của các từ ngữ in đậm trong mục III.2? a/ Nhớ một buổi trưa hôm nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. b/ Nhớ một buổi trưa hôm nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên khúc nhạc đồng quê man mác. Câu (a) mang tính nhạc rõ hơn. Vì: + “man mác” đặt trước “ khúc nhạc đồng quê” -> cảm xúc mạnh .? Cho biết câu nào mang tính nhạc rõ ràng hơn? + Kết thúc thanh bằng “ quê” có độ ngắn hơn kết thúc thanh trắc “ mác”. * Bài tập 1 Chị Dậu rón rén bưng một bát [ cháo ] lớn đến chỗ chồng nằm. (Ngô Tất Tố)   * Có thể viết: - Rón rén, chị Dậu bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm. - Chị Dậu bưng một bát cháo lớn, rón rén đến chỗ chồng nằm.BÀI TẬP ( tr. 139)? Hãy viết lại câu sau đây bằng cách chuyển từ in đậm vào những vị trí có thể được?aaaHướng dẫn về nhà -Thực hành lại các bài tập đã làm ở lớp. Làm tiếp các bài tập ở mục II. 2, III. 2, tr 139. - Ôn bài: chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt (tuần 34) Cảm ơn quý thầy côVà học sinh đến dự !

File đính kèm:

  • pptTiet 126(8).ppt