Bài giảng môn Ngữ Văn Khối 8 - Bài 22: Chương trình địa phương - Văn miếu - Quốc Tử Giám

Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông. Văn miếu để thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 tức là năm 8 tuổi lên ngôi trở thành vuaLý Nhân Tông. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý. Năm Nguyên Phong thứ 3 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi. Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông(1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi. Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng lại lớn, như năm 1653. Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được đủ bia, nhà công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ Văn Khối 8 - Bài 22: Chương trình địa phương - Văn miếu - Quốc Tử Giám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ác bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 tức là năm 8 tuổi lên ngôi trở thành vuaLý Nhân Tông. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý. Năm Nguyên Phong thứ 3 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi. Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông(1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi. Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng lại lớn, như năm 1653. Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được đủ bia, nhà công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.-Văn Miếu Môn.Hai tấm bia “Hạ mã” dựng trong 2 nhà bia nho nhỏ là mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt. Xưa kia dù công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn Miếu đều phải xuống đi bộ ít nhất từ tấm bia “Hạ mã” bên này sang tới tấm bia “Hạ mã” bên kia mới lại được lên xe lên ngựa mà tiếp tục hành trình. Thế đủ biết Văn Miếu có vị trí tôn nghiêm tới chừng nào.Một sân đất thênh thang từ bia “hạ mã” tới tường phía trước của Văn Miếu là khoảng thứ nhất bên ngoài. Sân này bị còn đường lát gạch sẻ đôi. Đường thẳng tắp qua cổng giữa rồi nối với những đoạn phía trong, thành một đường trục giữa xuyên suốt khu kiến trúc tạo nên kiểu dáng đối xứng tuyệt đối, một kiểu mặt bằng quen thuộc quán xuyến hầu hết các đồ án kiến trúc thời cổ đại.Văn Miếu môn tức là cổng tam quan ngoài cùng tận. Cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Tầng trên có ba chữ “Văn Miếu Môn”. Di tích còn lại ngày nay là sản phẩm của thời Nguyễn, có chăng chỉ những viên gạch vồ sử dụng để xây nên cổng này là di tích cổ nhất thuộc thời Lê (khoảng thế kỷ 16 trở lại).Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn nhiều nét độc đáo rất đáng lưu ý trong khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng. Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới, do đó xung quanh thừa ra một hàng hiên rộng, 4 mặt có lan can. Phía bên ngoài tầng dưới chỉ mở có một cửa cuốn, 2 cánh bằng gỗ và mi cửa hình bán nguyệt cũng bằng gỗ chạm nỏi hình đôi rồng chầu mặt nguyệt. Phía bên trong lại mở 3 cửa cuốn không có cánh. Tầng trên làm 8 mái, 4 mái hiên và 4 mái nóc, do đó dáng ngoài nom tựa một kiến trúc 2 tầng, và cả cổng chính có dáng của một kiến trúc 3 tầng. Mái tầng trên làm cong lên ở 4 góc. Bờ nóc cũng có đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt. Tầng trên không có treo chuông khánh.Phía ngoài cửa cổng có 2 đôi câu đối lề không rõ niên đại, tới nay vẫn còn rõ nét chữ Một Số Hình ẢnhVăn Miếu MônVăn Miếu Đại Trung Môn- Đại Trung môn  Từ cổng chính Văn Miếu môn, theo đường lát gạch đi thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn, bên trái có Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Bức tường ngang nối 3 cửa vươn dài ra 2 bên tới tận tường vây dọc bên ngoài. Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khung hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn, Tả môn và Hữu môn ở phía trước và bằng Đại Trung môn, Tánh Dực môn và Đạt Tài môn ở phía sau.Trong khu vực này không có kiến trúc nào cả, chỉ trồng cây to bóng mát gần kín khắp mặt bằng. Hai chiếc hồ chữ nhật nhỏ nằm dài sát theo chiều dọc của tường vây dọc bên ngoài. Cây xanh, bóng mát, nước trong, cảnh tí gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi “văn vật sở đô”.Cửa Đại Trung làm kiểu 3 gian có nền cao, có mái lợp ngói, 2 hàng cột hiên trước sau và 1 hàng cột chống nóc ở chính giữa. Hàng cột này chính là nơi để lắp cánh cửa, song ở cửa này không làm cánh. Ở gian giữa treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then “Đại Trung môn”Con đường lát gạch từ Văn Miếu môn tới Đại Trung môn lại vươn tiếp thẳng tới khuê Văn Các. Từ 2 cửa Đạt Tài và Thánh Dực ở 2 bên cửa Đại Trung 2 con đường lát gạch khác nhỏ hơn chạy thẳng song song với con đường trục giữa chia khu vực thứ 2 này thành 4 dải khá cân bằng. Hai hồ nước hình chữ nhật được đào ở vị trí tương tự như 2 hồ nước ở khu vực thứ nhất.Cảnh trí khu vực thứ 2 này không khác gì mấy ở khu vực thứ nhất. Vốn cũng chỉ là những bãi cỏ, trồng ít cây cổ thụ rất cao tuổi đã cằn cỗi (hiện nay đã được trồng thêm nhiều cây mới theo hàng lối quy củ hơn).Việc lắp lại một khu vực chỉ có cây, có cỏ, việc làm thêm dãy tường ngăn và làm thêm 1 lớp cửa ra vào như thế này đã làm cho công trình sư thiết kế rất thành công trong ý đồ tạo nên cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch của khu vực kiến trúc.TượngThờ KhổngTử Ở Văn Miếu Đền Thờ Chu Văn An Bia Tiến Sĩ Ở Trong Văn Miếu Khuê Văn Các- Khuê Văn CácKhu vực thứ 2 két thúc ở bức tường ngăn ngang nối cửa Bi văn, gác Khuê văn và cửa Súc văn.Gác Khuê văn là một lầu vuông 8 mái xây dựng vào năm 1805, đời Gia Long triều Nguyễn. Gác dựng trên một nền vuông cao lát gạch bát tràng. Kiểu dáng kiến trúc khá độc đáo. Tầng dưới chỉ là 4 trụ gạch, 4 bề trống không. Tầng trên là kiến trúc gỗ trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc làm bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát.Sàn gỗ có chứa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thành gỗ chống tỏa ra 4 phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cừa ngoài vào treo một biển sơn son thếp vàng 3 chữ “Khuê Văn Các”. Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một câu đối chữ Hán thép vàng. Cả 4 đôi đều rất có ý nghĩa.Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trung khoa thi hội.Gác nhỏ xinh, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đây nước trong in bóng gác rung rinh. Gác Khuê Văn xứng đáng với lời bình là một viên ngọc trong khu di tích kiến trúc Văn Miếu Hà Nội.Cửa Bi văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Thánh Đức bên trái Bi văn có nghĩa là trang sức nên vẻ đẹp. Ý nói văn chương trau chuốt sáng sua, có sức truyền cảm thuyết phục con người.Cửa Súc văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Đạt Tài bên phải Súc Văn có nghĩa là văn chường hàm súc phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp của tâm hồn.Hai cửa này cùng với gác Khuê Văn đồng thời mở đầu hco khu vực thứ ba, khu vực giếng Thiên Quang và 2 vườn bia Tiến sĩ. Văn Hồ (Hồ Giám)-Văn HồPhía nam, trước mặt Văn Miếu là hồ Minh Đường hay Văn hồ, dân gian thường gọi là hồ Giám. Chính quyền thành phố Hà Nội đã cố gắng giải toả, nhưng hiện nay diện tích cũng chỉ còn được 12297 m², giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thuỷ đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa). Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái "tiểu minh đường" của Văn Miếu, là một bộ phận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc chung. Năm1863, trong dịp sửa nhà bia Văn Miếu, Văn Hồ đã được một lần tu sửa. Sự việc này còn ghi lại rõ ràng trên tấm bia đá dựng ở gò giữa hồ: Trước miếu có hồ lớn, trong hồ có gò Kim Châu, vào khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1668-1671), Tham tụng họ Phạm (Phạm Công Trứ) làm 10 bài thơ vịnh Phán thuỷ để ghi lại cảnh đẹp... Mùa thu năm Quý Hợi niên hiệu Tự Đức (1863) tôi cùng Cao đàiĐặng Lương Phủ (Đặng Tá) dựng đình bia Tiến sĩ và sửa sang khu hồ... Mùa thu năm Ất Sửu (1865), Đặng sứ quân lại xuất tiền nhà xây một đình trên gò Kim Châu. Đình làm xong gọi là Văn hồ đình...Ngày 12 tháng 2 năm 1998, trong khi nạo vét cải tạo hồ Văn đã tìm thấy tấm bia Hoàn Văn hồ bi, soạn năm Bảo Đại thứ 17 (1942), do cử nhân khoa Quý Mão Hoàng Huân Trung soạn. Điều đặc biệt là mặt sau của bia khắc bản dịch chữ Hán rachữ Quốc ngữ do đốc học Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh dịch. Cho biết hồ này và cả giải đất chạy suốt chiều dài mé tây của Văn Miếu đều thuộc quần thể khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20 do phân cách địa giới hành chính, khu vực Văn Miếu thuộc đất tỉnh Hà Đông. Khi đất Văn Miếu - Quốc Tử Giám trao lại cho tỉnh Hà Nội thì bỏ sót lại khu hồ Văn, vì thế năm 1939 các văn thân nho sĩ tỉnh Hà Nội đệ đơn trình Thị trưởng Hà Nội xin Công sứ toàn quyền Bắc Kỳ trả lại hồ Văn vào địa phận Văn Miếu, văn bia có đoạn viết: Hồ này ở ngoài tường cửa thứ ba Văn Miếu tên là hồ Minh Đường hay là Văn hồ. Hồ rộng 1 vạn chín trăm thước vuông tây, trong hồ có gò tròn tên gọi Kim Châu rộng hai trăm thước vuông tây.Một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, một gò đất nổi giữa hồ trên có một kiến trúc nhỏ đẹp lẩn dưới cành lá sum suê, cảnh này mở đầu cho một khu kiến trúc sẽ trở thành một tấm gương soi, nhân đôi cảnh trí, có tác dụng gây cho khách tham quan cảm giác mát mẻ dịu dàng ngay từ khi mới đặt chân vào khu kiến trúc.Cảm Ơn Cô Và Các BạnĐã Chú Ý Lắng Nghe

File đính kèm:

  • pptBai_22_Chuong_trinh_dia_phuong_phan_Tap_lam_van.ppt
Bài giảng liên quan