Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 29: Tìm hiểu bài Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri)

Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác nghệ thuật:

- Nó sinh động đến mức hai cô hoạ sĩ trẻ cũng không nhận ra.

- Nó được vẽ bằng cả tấm lòng yêu thương, tâm trí và sức lực của người hoạ sĩ già Bơ - men.

- Nó đem lại sự sống cho Giôn – xi.

- Nó được người hoạ sĩ già đáng kính đổi bằng cả tính mạng của mình.

Như vậy, chiếc lá cuối cùng là bằng chứng về sức mạnh cuả lòng yêu thương và cũng là bằng chứng về sức mạnh của nghệ thuật chân chính – nghệ thuật vì con người.

ppt12 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 29: Tìm hiểu bài Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngữ văn 8Chiếc lá cuối cùng( O Hen-ri )I – Giới thiệu tác giả, tác phẩm.II - Đọc, tìm hiểu chung. 1 - Đọc. 2 – Phương thức biểu đạt. 3 – Nhan đề. 4 – Bố cục. 5 – Tóm tắt. ( Hết tiết 1 – Chuyển tiết 2)Tiết 29Sự biến đổi trong tâm trạng của Giôn – xi: Muốn ăn . Quan tâm đến bản thân. Nhìn nhận cuộc sống xung quanh. Muốn tiếp tục ước mơ.=> Giôn – xi từ chỗ chỉ đợi chết, mong chết đến chỗ thấy “ muốn chết là một tội”, từ chỗ không muốn ăn uống đến chỗ “ xin tí cháo”, từ chỗ chăm chăm nhìn cây thường xuân đến chỗ muốn ngắm mình trong gương và xem chị nấu nướng, từ chỗ buông xuôi đến chỗ lại hi vọng một ngày nào đó được vẽ vịnh Na – plơ. Tất cả biểu hiện nhu cầu sống, tình yêu bạn bè, yêu nghệ thuật hội hoạ đã trở lại với Giôn – xi. Câu hỏi thảo luận Theo con, Giôn – xi đã cảm nhận được gì từ chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn còn đó ? Thử hình dung diễn biến tâm trạng của Giôn – xi khi thấy chiếc lá dũng cảm, đơn độc bám vào cành? Cảm nhận và tâm trạng của Giôn – xi: Kinh ngạc về một chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi lại chứa đựng một sức sống mãnh liệt, bền bỉ -> Khâm phục sự dũng cảm, kiên cường của nó -> Hổ thẹn về sự yếu đuối của mình ->Cảm thấy mình cũng có thể như chiếc lá, vượt lên chiến thắng hoàn cảnh . Đêm tối mịt, lạnh buốt, mưa không ngớt, tuyết rơi và gió giật liên hồi. Một cụ già đứng trên một cái thang chênh vênh cách mặt đát tối sáu mét với một cây đèn bão tù mù và bảng màu trên tay. Đôi mắt già nua cố chống chọi với bóng tối và nước mưa, đôi bàn tay đưa những nét vẽ khó nhọc. Thỉnh thoảng, cụ lại kiễng chân, nghiêng mình để cho đủ độ cao, độ rộng của bức vẽ.Toàn thân cụ ướt sũng , chiếc áo mưa cũng không chống chọi nổi cái khắc nghiệt của thời tiết, nó dán chặt vào người cụ. Cứ thế một tiếng, hai tiếng...Cụ lảo đảo bước xuống. Bức vẽ đã hoàn thành: Một chiếc lá. So sánh: * Lão Hạc : cái chết vật vã, đau đớn * Cô bé bán diêm : cái chết thanh thản, nhẹ nhàng * Cụ Bơ- men : sự hi sinh thầm lặng, mang lại sự hồi sinh cho người khác .ý nghĩa tố cáo xã hội}}ý nghĩa nhân văn cao đẹpChiếc lá cuối cùng là một kiệt tác nghệ thuật:- Nó sinh động đến mức hai cô hoạ sĩ trẻ cũng không nhận ra.- Nó được vẽ bằng cả tấm lòng yêu thương, tâm trí và sức lực của người hoạ sĩ già Bơ - men.- Nó đem lại sự sống cho Giôn – xi.- Nó được người hoạ sĩ già đáng kính đổi bằng cả tính mạng của mình.=> Như vậy, chiếc lá cuối cùng là bằng chứng về sức mạnh cuả lòng yêu thương và cũng là bằng chứng về sức mạnh của nghệ thuật chân chính – nghệ thuật vì con người. * Truyện được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần. Con hãy chỉ rõ nghệ thuật đặc sắc đó trong văn bản. * Dụng ý của tác giả là gì khi sử dụng nghệ thuật đảo ngược tình huống như vậy? Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần - ý nghĩa nghệ thuật:Lần 1: Giôn – xi bị bệnh viêm phổi, tiến dần đến cái chết .-> thoát khỏi nguy hiểm .Lần 2: Cụ Bơ - men khoẻ mạnh -> bệnh viêm phổi, chết.}}Có nghị lực, niềm tin, con người sẽ vượt qua khó khăn , bệnh tật.Trong cuộc sống, không thiếu những con người sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì sự sống của người khác.=> Gây bất ngờ, lôi cuốn người đọc.CXiuGiôn – xiCụ Bơ - menChiếc lá cuối cùng – Kiệt tác nghệ thuậtBiểu hiện tài năng, lòng yêu thương.Đem lại sự hồi sinh, nhận ra lòng yêu thương.Giúp tránh nỗi đau mất mát, nhận ra sự hi sinh cao đẹp. Chỉ ra ý nghĩa của chiếc lá cuối cùng trong mối quan hệ với Xiu, Giôn – xi, cụ Bơ - men qua sơ đồ sau:Bài tập về nhà1 - Trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật cụ Bơ - men.2 - Soạn bài sau: Hai cây phong. 

File đính kèm:

  • pptChiec_la_cuoi_cung.ppt