Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 101: Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)
Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần vào làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn thế phải có phương pháp học, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ!Môn Ngữ văn – lớp 8BGiáo viên: Hồ Thanh TâmGV: Hãy đọc thuộc lòng văn bản Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)? Nêu giá trị nội dung của văn bản? TRẢ LỜI Đoạn trích Nước Đại Việt ta như một bản tuyên ngôn độc lập khẳng định nước Đại Việt ta là một nước: + Có một nền văn hiến lâu đời. + Có phong tục tập quán riêng. + Có truyền thống lịch sử lâu đời. + Có lãnh thổ và chủ quyền riêng.=> Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa và nhất định thất bại.KIỂM TRA BÀI CŨCổng vào Quốc Tử Giám( Trường Đại Học đầu tiên của Việt Nam) Hình ảnh một kì thi Nhà bia ghi danh những người đỗ đạt(Nằm trong Quốc Tử Giám)Tiết 101: Văn bản BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Nguyễn Thiếp)(Luận học pháp)I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả và tác phẩm.- Nguyễn Thiếp là người thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu, từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê, từ quan về quê dạy học.- Dưới triều Tây Sơn, ông đã giúp QuangTrung xây dựng đất nước về mặt chính trị.- Quang Trung mất, ông về ở ẩn đến cuối đời, không hợp tác với nhà Nguyễn.- Bàn luận về phép học trích từ bài tấu gửi vua Quang Trung tháng 8/1791- Tấu là thể văn nghị luận do bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, nguyện vọng.Tấu viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, văn biền ngẫu. GV: Hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm? Bài tấu có ba phần: + Quân đức: mong đế vương tu đức, lấy sự học mà tăng thêm tài, bởi sự học mà tu đức. + Dân tâm: khẳng định dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên. + Học pháp: nói rõ mục đích chân chính của việc học.GV: Em hiểu gì về thể Tấu? */ Em hãy so sánh : Chiếu, Hịch, Cáo với Tấu?PDSS TLChiếu – Hịch – CáoTấuKhácGiốngLà các thể văn do vua chúa, thủ lĩnh, tướng lĩnh ban truyền xuống thần dân.Là một loại văn thư của bề tôi , thần dân gửi lên vua, chúa . Đều là thể văn nghị luận cổ, được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, văn biền ngẫu.Tiết 101: Văn bản BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Nguyễn Thiếp)(Luận học pháp)I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả và tác phẩm. 2. Đọc và tìm hiểu chú thíchII. Đọc - hiểu văn bản 1.Mục đích chân chính của việc học. GV: Đọc với giọng điệu chân tình, bày tỏ thiệt hơn, vừa tự tin vừa khiêm tốn. GV: Em có nhận xét gì về câu châm ngôn mở đầu của bài viết “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không rõ đạo” ? - Câu châm ngôn dễ hiểu, hình ảnh so sánh cụ thể => tính thuyết phục cao - Đạo là lẽ đối xữ hàng ngày giữa mọi người. GV: Khái niệm Đạo theo quan niệm của Nguyễn Thiếp nghĩa là gì? GV: Em có nhận xét gì về cách giải thích khái niệm Đạo của tác giả? - Khái niệm “Đạo” được giải thích ngắn gọn, rõ ràng. GV:Như vậy theo tác giả, mục đích chân chính của việc học là gì? => Học để làm người (có đạo đức, tri thức).Tiết 101: Văn bản BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Nguyễn Thiếp)(Luận học pháp)I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả và tác phẩm. 2. Đọc và tìm hiểu chú thíchII. Đọc - hiểu văn bản 1.Mục đích chân chính của việc học. => Học để làm người. 2. Phê phán lối học lệch lạc, sai trái GV: Tác giả đã trực tiếp phê phán lối học nào? - Lối học hình thức. - Học để cầu danh lợi.GV: Em hiểu thế nào là lối học hình thức, học để cầu danh lợi?Học hình thức Thuộc mà không hiểu. Hữu danh vô thực. Cầu danh lợi Học để có danh tiếng, lợi lộc, được trộng vọng... GV:Tác hại của lối học hình thức và cầu danh lợi là gì? => Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, chạy chọt, luồn cúi, nước mất nhà tan.3. Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn GV: Bài tấu bàn về phương pháp học tập như thế nào? GV: Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp đã khuyên Quang Trung nên thưc hiện chính sách gì?Việc học phải phổ biến rộng khắp: + Mở thêm trường. + Mở rộng thành phần người học. + Tạo điều kiện cho người hoc.- Phương pháp học tập: + Học cơ bản, từ thấp lên cao. + Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược điều cơ bản, cốt yếu. + Học phải kết hợp với hành.-> Đúng đắn, có tính thực tiễn cao. GV: Phương pháp học đó có tác dụng gì? - Tác dụng: tạo được nhiều nhân tài, chế độ hưng thịnh, quốc gia vững mạnh. GV: Em có nhận xét gì về phương pháp học tập của Nguyễn Thiếp?4. Phương pháp lập luận của văn bản.Mục đích chân chính của việc họcPhê phán những lối học lệch lạc, sai trái.Khẳng định phương pháp, quan điểm học tập đúng đắnTác dụng của việc học chân chính III. Tổng kết. Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần vào làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn thế phải có phương pháp học, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.*/ HƯƠNG DẪN VỀ NHÀ -Đọc lại toàn bộ văn bản Bàn về phép học. - Nắm những giá trị nội dung, nghệ thuật cơ bản của văn bản. Gợi ý: + Giải thích về phương pháp học đi đôi với hành. + Nếu học không gắn lí thuyết với thực hành thì hiệu quả sẽ như thế nào? + Từ đó rút ra tác dụng của việc kết hợp lí thuyết với thực hành trong khi học.- Làm bài tập phần luyện tập - Soạn văn bản Thuế máu.Chúc quý thầy cô sức khoẻ!Chúc các em học!
File đính kèm:
- ban_luan_ve_phep_hoc.ppt