Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21,22: Cô bé bán diêm (An-đec-xen)
Đây là một nghịch lý: Con người khao khát muốn sống,
còn cô bé cho rằng mình xứng đáng được chết vì mình
đã ngoan -> Điều đó cho thấy cuộc sống nơi trần gian
chỉ là buồn đau, đói rét, cơ cực đối với người nghèo khổ
chỉ có cái chết mới giải thoát cho họ khỏi những bất
hạnh của cuộc đời ->vì cái chết sẽ đưa họ về với cõi vĩnh
hằng ( như niềm tin của người theo Thiên chúa).
-> Thế gian không thể tìm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có ở cõi hư vô mà thôi.
Kính chào các thầy cô giáo!Chúc các em có một giờ học hiệu quả!Ngữ văn-Tiết 21-22Cô bé bán diêm An-đéc-xenNgữ văn-Tiết 21-22: Cô bé bán diêm An-đéc xen1. Tỏc giả:I. Đọc-Hiểu chú thích: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả An-đéc-xen.1. Tác giả:- Han-cri-xti-an An-đéc-xen (2/4/1805 – 4/8/1875)- Là nhà văn lớn người Đan Mạch.- Là người kể chuyện cổ tích thiên tài của thế giới.- Ông viết nhiều chuyện cho trẻ em.Truyện của ông nhẹ nhàng, thấm thía, toát lên lòng yêu thương con người, nhất là những người nghèo khổ và niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.Tài năng của ông được nói gọn trong một câu:“ Ông là người có biệt tài quý giá là tìm được ngọc trai trong bất kì rãnh nước nào”Em đã được đọc những tác phẩm nào của An-đéc-xen ? Em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết nó liên quan đến những tác phẩm nào của ông ? 2. Tác phẩm:Truyện của An-đéc-xen được khơi từ nhiều nguồn:+ Từ VHDG+ Từ VH viếtĐược biên tập lại+ Tác phẩm hư cấu, sáng tạo độc lập. Văn bản Cô bé bán diêm được trích trong tác phẩm cùng tên ( tác phẩm hư cấu, sáng tạo độc lập), sáng tác năm 1845, in trong tập “Truyện kể cho trẻ em” Với câu chuyện về cuộc đời cô bé bán diêm, An-đéc-xen đã gửi một bức thông điệp đến với tất cả mọi người, mọi thời đại về tình yêu thương con người. Có thể nói tác phẩm là khúc ca bi ai vút lên từ trái tim nồng ấm đầy lòng trắc ẩn, đầy nhân hậu của nhà văn.3. Chú thích: Gia sảnThịnh soạnLãnh đạmChí nhânảo ảnh Phuốc-sét => Từ mượn gốc ấn - Âu=> Từ Hán Việt4. Bố cục: 3 phần: * Từ đầu => “ đôi bàn tay em đã cứng đờ ra” * Tiếp => “ về chầu Thượng Đế” * Phần còn lại.Phương thức biểu đạt : tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.II. Đọc - Hiểu văn bản:1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm:Cô bé:- Mồ côi mẹ. Luôn bị cha chửi mắng. Nhà nghèo, phải sống chui rúc trong một xó tối tăm. Đi bán diêm để kiếm sống và để nuôi cha - Bà nội hiền hậu đã mất.Tác giả đã giới thiệu hoàn cảnh của cô bé bán diêm như thế nào? Cô bé bán diêm sống trong hoàn cảnh đáng thương: nghèo khổ, côi cút, sống vất vả và thiếu thốn tình yêu thương; tự kiếm sống nuôi mình và chăm nuôi người cha ác nghiệt. 1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm:Qua những chi tiết này em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cô bé bán diêm? Thời gian :- Trời tối hẳn- Đêm mùa đông- Đêm nay là đêm giao thừa Cô bé lang thang ngoài phố đi bán diêm.Cô bé đi bán diêm trong khung cảnh như thế nào?Không gian:- Rét dữ dội- Tuyết phủ trắng xóa và gió bấc vi vu Cô bé: đầu trần, chân đất, dò dẫm trong đêm tối và giá lạnh, tuyết bám đầy trên tóc; chiếc tạp dề cũ kĩ đựng đầy diêm.Con người :- mọi người rảo bước nhanh về nhà- cửa sổ mọi nhà sáng rực- trong phố sực nức mùi ngỗng quayCô bé ngồi nép vào một góc tường, thu đôi chân vào người, mỗi lúc càng cảm thấy rét hơn, tay đã cứng đờ vì lạnh.Cô bé đi bán diêm trong đêm giao thừa giữa thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội; cuộc sống xung quanh vui vẻ, tưng bừng, sang trọng và ấm áp còn em cô đơn, lầm lụi, đói, rét và lo sợ trong đêm tối.- Vì em không bán được bao diêm nào.- Vì không ai bố thí cho em lấy một xu.- Vì sợ bị cha đánh.- Vì ở nhà cũng lạnh như thế này thôi.Theo em, cô bé bán diêm không dám về nhà vì những lí do nào? Cô bé bán diêm rơi vào tình cảnh vô cùng tội nghiệp: nhỏ nhoi, đơn độc, đói rét, bị đày ải, bị bỏ rơi -> cô bé khốn khổ, đáng thương.Hãy nêu cảm nhận của em về tình cảnh của cô bé bán diêm.Nghệ thuật đối lập tương phản:Thiên nhiên khắc nghiệt > xanh lam-> trắng ra->rực hồng->ánh sáng kì dị=> lò sưởi bằng sắt, có những hình nổi bằng đồng, lửa cháy vui mắt, tỏa hơi ấm dịu dàng.Lò sưởi biến mấtEm bần thần-> chợt nghĩ về nhà sẽ bị cha mắng.Diêm cháy và sáng rực lên=>Bàn ăn trải khăn trắng tinh->trên bàn bát đĩa bằng sứ quý giá->có can ngỗng quay->ngỗng nhảy khỏi đĩa cầm dao ăn, Phuốc sét cắm trên lưng tiến về em bé.Phố vắng teo, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vuBàn ăn biến mất.- Cây Thông Noel, trang trí lộng lẫy,hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh-> nhiều bức tranh màu rực rỡ.-Tất cả các ngọn nến bay lên trời biến thành những ngôi sao.-ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh ->Bà em đang mỉm cười với em. “ Bà ơi!Em bé reo lên, cho cháu đi với bàQue diêm vụt tắtảo ảnh sáng rực trên khuôn mặt em bé biến mất.Em quẹt tất cả những que diêm->Diêm nối nhau chiếu sáng như ban ngày-> Bà em to lớn, đẹp lão. Bà cầm tay em bay vụt lên cao. Không còn đói rét, buồn đauEm về chầu Thượng đếHãy nêu nhận xét của em về những hình ảnh cô bé nhìn thấy sau mỗi lần quẹt diêm?Đằng sau những hình ảnh ấy, em thấy cô bé đang mong muốn điều gì?Lần 1: Có lẽ vì lạnh->cô bé nhìn thấy lò sưởi-> đó là một cảnh tượng thật ấm áp,sáng sủa và sang trọng(không phải một đống lưả, một đống than..mà là một lò sưởi có hình trạm trổ bằng đồng) -> cho thấy cô bé mong muốn đượcngồi sưởi trong một mái nhà yên ấm.Lần 2: Có lẽ vì đói -> cô bé thấy bàn ăn thịnh soạn, đĩa bằng bạc, đĩa bát bằng sứ, khăn trải bàn trắng tinh, ngỗng quay thơm phức->cảnh tượng thật đầy đủ, sung túc,sang trọng.-> Cô bé mong muốn được ăn ngon lành trong mái ấm gia đình.Lần 3: Hình ảnh cây thông Noel với hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh..-> Cảnh tượng lộng lẫy, huy hoàng->cô bé mong muốnđược vui vẻ, hạnh phúc đón giao thừa cùng những người thân yêu.Lần 4: Vì quá cô đơn em đã nhìn thấy hình ảnh bà nội cao lớn, đẹp lão, bà mỉm cười với em. -> cô bé mong muốn được sống trong tình yêu thương, được chở che, âu yếm.Em có nhận xét gì về những mong ước của cô bé?Mong ước của cô bé thật đẹp. Đó là những ước mongchân thành, giản dị và chính đáng của bất kì đứa trẻ nào.Em có nhận xét gì giữa những hình ảnh khi diêm cháy và khi diêm tắt?Diêm cháy: mộng tưởng huy hoàng, lộng lẫy, ấm áp và sinh động => cô bé có tất cả.Diêm tắt: thực tế phũ phàng: đói rét, cô đơn vàcuối cùng là cái chết của cô bé.Trong 5 lần cô bé quẹt diêm lần quẹt diêm nào của em bé khiến em xúc động nhất?Và cuối cùng cô bé đã cùng bà bay lên không trung, nơi không còn đói rét, buồn đau nào đe dọa.Lần quẹt diêm thứ 5: Em hối hả quẹt tất cả các que diêm kèm theo lời cầu xin tha thiết:“Xin bà đừng bỏ cháubà hứa : cháu ngoan sẽ được đi cùng bà”Chi tiết này gợi cho em suy nghĩ gì?Đây là một nghịch lý: Con người khao khát muốn sống,còn cô bé cho rằng mình xứng đáng được chết vì mìnhđã ngoan -> Điều đó cho thấy cuộc sống nơi trần gianchỉ là buồn đau, đói rét, cơ cực đối với người nghèo khổchỉ có cái chết mới giải thoát cho họ khỏi những bấthạnh của cuộc đời ->vì cái chết sẽ đưa họ về với cõi vĩnhhằng ( như niềm tin của người theo Thiên chúa).-> Thế gian không thể tìm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có ở cõi hư vô mà thôi.Để dựng lên tất cả những hình ảnh này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Nghệ thuật đối lập tương phản, sự đan xen giữa mộng tưởng và thực tại, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cuộc đời thực và thế giới hư vô.Dựng lên cảnh tượng này, tác giả thể hiện điều gì?Thể hiện tình yêu thương, sự xót xa trước số phận của con người ( đặc biệt là trẻ thơ ) Hiểu và trân trọng những khao khát của trẻ thơ. Đồng thời tác giả còn đề cập tới một thực trạng của xã hội: một xã hội thiếu vắng lòng nhân ái3. Cái chết thương tâmPhần cuối văn bản nhà văn đã cho người đọc chứng kiến cảnh gì?Sáng mùng một TếtThiên nhiên – Con ngườiTuyết phủ trắng xóa mặt đất, mặt trời lên trong sáng,chói chang -> thiên nhiên đẹpấm áp.Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà(trong niềm vui đón chào nămmới)Bình phẩm: chắc nóEm béGiữa những bao diêm,(một bao đã đốt hết nhẵn)xó tường lạnh lẽoEm bé đã chết vì đóivì rét, vì cô đơn.Hãy nêu cảm nhận của em về kết thúc này?Cô bé tội nghiệp chết giữa những bao diêm.Em chết vì đói, vì rét giữa sự thờ ơ lãnh đạm của người đời => một cái chết rất thương tâm.Chi tiết cô bé đã chết với đôi má ửng hồng và đôi môi mỉm cười đã đem đến cho em cảm nhận gì?Cô bé chết rất thương tâm, nhưng đó là một hình ảnh đẹp của một hài đồng- cô bé chết trong niềm hạnh phúc, trong niềm vui sướng vì có bà. Người đọc như được an ủi vì cô bé khốn khổ đó đã tìm được hạnh phúc ở cõi vĩnh hằng, đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu của tác giả làm dịu đi nỗi đau nhân thế.Câu chuyện để lại trong em điều gì sâu sắc nhất?Ghi nhớ : Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm Cô bé bán diêmcủa An-đéc-xen truyền đến cho chúng ta lòng thươngcảm sâu sắc đối với một cô bé bất hạnh.Tác phẩm là khúc ca bi ai vút lên từ trái tim nồng ấm đầy lòng trắc ẩn, đầy tình yêu thương của tác giả. Với câu chuyện về cuộc đời của cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen đã gửi bức thông điệp tới tất cả mọi người, mọi thời đại: Hãy yêu thương trẻ thơ! Hãy dành cho trẻ thơ một cuộc sống bình yên và hạnh phúc! Hãy cho trẻ thơ một mái ấm gia đình, hãy biến những mộng tưởng đằng sau ánh lửa diêm thành hiện thực cho trẻ thơ.Giá trị sâu sắc này đã khiến tác phẩm được xếp vào hàng kiệt tác.III. Luyện tậpEm hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản.Bài tập về nhà: (dành cho học sinh khá giỏi) Theo em, khi tạo ra hình ảnh tương phản giữa ánh sáng từ que diêm mỏng manh nhỏ bé được lóe lên cùng với những mộng tưởng của cô bé và bóng tối ngự trị bao trùm cùng với sự đói khát cô đơn của cô bé khi diêm tắt, tác giả muốn nói gì?Bài học kết thúc!Cảm ơn các thầy cô giáo!Chào các em!
File đính kèm:
- cobebandiem.ppt