Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 32: Tập làm văn Lập dàn ý cho bài văn tự sựu kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Mở bài:

 Từ đầu “ bày la liệt trên bàn ”.

 Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.

Thân bài:

 Tiếp theo “ chỉ gật đầu không nói ”.

 Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.

- Kết bài:

 Phần còn lại.

 Cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 32: Tập làm văn Lập dàn ý cho bài văn tự sựu kết hợp với miêu tả và biểu cảm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ THAO GIẢNG- LỚP 8A2GV: Trịnh Thị NhungKiểm tra bài cũ:Câu hỏi: Nêu các bước làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.ĐÁP ÁN:Có 5 bước:-Lựa chọn sự việc chính.Lựa chọn ngôi kể,Xác định thứ tự kể.Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.- Viết thành đoạn văn kể chuyện kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm.Tuần 8Tiết 32 Tập làm văn.LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.I.DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ: 1.Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự :	* Xét ví dụ (SGK):Văn bản: “Món quà sinh nhật”a) Tìm hiểu bố cục bài văn:	DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ:Văn bản : MÓN QUÀ SINH NHẬTThảo luận : ( 3 phút )	Tổ 1: - Xác định ba phần Mở bài,Thân bài, Kết bài của bài văn ? Nêu nội dung chính của mỗi phần ? 	Tổ 2: - Truyện kể về ai ? Ai là người kể chuyện? - Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào lúc nào ? - Trong hoàn cảnh nào ? Chuyện xảy ra với ai ? Có những nhân vật nào ? 	Tổ 3: - Câu chuyện diễn ra như thế nào ?( Mở đầu nêu vấn đề gì ? Diễn biến, đỉnh điểm ? Kết thúc ? Điều gì tạo nên sự bất ngờ ? )Tổ 4: - Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả ? - Chỉ ra và nêu tác dụng của 	 yếu tố biểu cảm ? - Nội dung của văn bản được kể theo thứ tự nào ? Bố cục của bài văn:Mở bài: Từ đầu “ bày la liệt trên bàn ”. Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.Thân bài: Tiếp theo “ chỉ gật đầu không nói ”. Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.- Kết bài: Phần còn lại. Cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.b. Các yếu tố của văn bản:Truyện kể về Trang Trang kể. 	 	Ngôi thứ nhất.Thời gian: Buổi sáng Không gian: Nhà Trang Hoàn cảnh: Ngày sinh nhật của Trang.Chuyện xảy ra: Trang - nhân vật chính, ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác.Tính cách mỗi nhân vật-Trang: Hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột.- Trinh: kín đáo, đằm thắm, chân thành.- Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ýb. Các yếu tố của văn bản:Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ sắp kết thúc. Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.Diễn biến: Trinh đến và giải tỏa những băn khoăn của Trang. Đỉnh điểm món quà độc đáo: chùm ổi Trinh chăm sóc từ khi còn là những cái nụ.Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.b. Các yếu tố của văn bản: -Các yếu tố miêu tả : “ suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào. Các bạn ngồi chật cả nhà nhìn thấy Trinh đang tươi cười . Trinh dẫn tôi ra vườn Trinh lom khom. Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói” hình dung không khí của 	buổi sinh nhật và tình 	bạn thắm thiết giữa 	Trang và Trinh. Các yếu tố biểu cảm: 	“ tôi vẫn cứ bồn chồn không yên bắt đầu lo tủi thân và giận Trinh giận mình quá tôi run run Cảm ơn Trinh quá quí giá làm sao” bộc lộ tình cảm bạn bè 	chân thành và sâu sắc. C. Thứ tự kể: 	Theo trình tự thời gian.Từ việc phân tích văn bả trên . Em hãy cho biết cách xây dựng dàn ý của bài văn tự sự?2. Dàn ý của một bài văn tự sự:a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc và tình huống xảy ra câu chuyện.b. Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc ( kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)c. Kết bài:Cảm nghĩ của người kể.CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM (3 phút)Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa văn bản tự sự và văn bản tự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm?DÀN ÝVăn tự sự Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc và tình huống xảy ra câu chuyện Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc. Kết bài: Cảm nghĩ của người kể.Văn tự sự ( miêu tả, biểu cảm ) Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc và tình huống xảy ra câu chuyện. Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc ( kết hợp miêu tả và biểu cảm) Kết bài: Cảm nghĩ của người kể* Ghi nhớ:Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Tuy vậy, trong từng phần, cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: (thảo luận nhóm 2HS- 2PH)Lập dàn ý văn bản “ Cô bé bán diêm ”II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Lập dàn ý văn bản “ Cô bé bán diêm ”a. Mở bài: - Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh em bé bán diêm .b. Thân bài: - Lúc đầu do không bán được diêm nên sợ, không dám về nhà tìm chỗ tránh rét rét hành hạ.Sau đó, em bật que diêm để sưởi ấm. ( kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm ).c. Kết bài: Cô bé chết vì rét Mọi người không ai biết điều kì diệu mà em đã trông thấy.II. LUYỆN TẬP: Bài tập 2: Lập dàn ý cho đề bài sau:” Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.a. Mở bài: - Giới thiệu bạn mình là ai ? Kỉ niệm nào với người bạn đó khiến mình xúc động nhất ?b. Thân bài:- Kể về kỉ niệm đó:+ Xảy ra ở đâu ? Lúc nào ? Với những ai ?+ Sự việc chính và các chi tiết+ Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động như thế nào ?c. Kết bài:Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?Hoàn thành đầy đủ hai bài tập.Chuẩn bị làm bài tập làm văn số 2.LUYỆN TẬP Ở NHÀ :CHÚC SỨC KHỎE QUÝ THẦY CÔ!

File đính kèm:

  • pptdan_y_bai_van_tu_su.ppt