Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 53: Dấu ngoặc kép - Tạ Liên
Dấu ngoặc kép dùng để :
_ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
_ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
_ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn.
GIÁO ÁN NGỮ PHÁP HỌC KÌ I Giáo viên: Tạ LiênGIÁO ÁN NGỮ PHÁPHỌC KÌ IGiáo viên: Tạ Liên 1/ Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì? + Thêm dấu ngoặc đơn vào những câu sau:a) Nam, lớp trưởng lớp 8A, có một giọng hát rất hay.b) Nam Cao 1915- 1951 tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở phủ Lí Nhân nay là xã HÒa Hậu, huyện Lí Nhân , tỉnh Hà Nam.2/ Chức năng của dấu hai chấm dùng để làm gì? + Thêm dấu hai chấm vào câu sau: - Phong Nha gồm hai bộ phận Động khô và Động nướcKiểm tra bài cũLời hay ý đẹpLê-nin có nói : " Học, học nữa, học mãi "Bài: 14 Tiết: 53 Dấu ngoặc képI/ TÌM HIỂU BÀI 1) Công dụng: VD 1: -Bác Hồ có nói “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do.” Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. VD 2: -Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn (Thúy Lan, cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử) Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. VD 3 : - Một thế kỷ “ văn minh”, “ khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. (Thép mới- Cây tre Việt Nam) Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, châm biếm. VD 4 : - Hàng loạt vở kịch như “ Tay người đàn bà”,“Giác ngộ”, “ Bên kia sông Đuống” ra đời. Đánh dấu tên các vở kịch, tác phẩm.2) Ghi nhớ: Dấu ngoặc kép dùng để : _ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; _ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; _ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập sanđược dẫn.Thảo luận Mỗi nhóm viết một đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép ( có thể kết hợp với dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ). II/ LUYỆN TẬP:BT : 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau:Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. ( Nam Cao, Lão Hạc )Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lí”yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Ngô tất Tố, Tắt đèn ) Hai tiếng “ em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu )d) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn: Nghe càng đắm, ngắm càng say, Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình. Cái thứ “mặt sắt”mà “ ngây vì tình” ấy quả không lấy gì đẹp!( Hoài Thanh)BT 2 : Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chổ thích hợp ( có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) và giải thích lí do.a) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo _ Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi ? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ tươi đi.( Treo biển)b) Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu. ( Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)BT 3 : Vì sao hai câu sau đây có nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau ? a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”.b) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Người chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.Dặn dò+Làm bài tập nhà : 5/ 144+Học ghi nhớ+Chuẩn bị bài nói “ TM cây bút bi, mắt kính, con vật nuôi “ để làm bài viết số 3.CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
File đính kèm:
- Dau_ngoat_kep.ppt