Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 65: Đọc hiểu văn bản Ông đồ (Vũ Đình Liên)

-Thể thơ năm chữ phù hợp với kể, bày tỏ tâm sự.

-Cách miêu tả để dựng cảnh đối lập trong hai khổ

thơ đầu và hai khổ thơ ba, bốn.

-Miêu tả ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng nhân vật

trữ tình và thái độ tình cảm của người viết với nhân

vật:

 - Giấy đỏ buồn không thắm;

 Mực đọng trong nghiên sầu

 - Lá vàng rơi trên giấy;

 Ngoài giời mưa bụi bay.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng và tứ thơ “cảnh đó

người đâu” thể hiện tâm trạng tiếc thương ông đồ,

tiếc thương cho một lớp người tài hoa, đức độ bị

xã hội thực dân lạnh lùng, tàn nhẫn đẩy ra ngoài

lề cuộc sống, hồn không chốn nương thân của tác

giả.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 65: Đọc hiểu văn bản Ông đồ (Vũ Đình Liên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chào các em học sinh về dự tiết học này! Kiểm tra bài cũ:Đọc thuộc bài thơ Đập đá ở Côn Lôn. Phân tích quan niệm về chí làm trai của Phan Chu Trinh trong bài thơ.Trả lời:- Phân tích quan niệm về chí làm trai trong bài thơ:Chí làm trai là một quan niệm truyền thống. Nguyễn Công Trứ có câu: “ Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”.Trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, Phan Châu Trinh cũng đề cập đến quan niệm đó nhưng lại thể hiện trong trường hợp cụ thể của ngườichí sĩ bị đày ra Côn Đảo. Mượn hình ảnh người tù đập đá nơi Côn Lôn có tầm vóc, ý chí phi thường để bày tỏ quan niệm về chí làm trai:làm trai phải có hoài bão lớn cứu nước, cứu dân, dù có bị rơi vào chốn tù đày vẫn phải giữ vững lập trường, ý chí, phải tỏ rõ khí pháchhiên ngang, sức mạnh phi thường.- Đọc thuộc đúng bài thơ rõ ràng, lưu loát. GIỚI THIỆU BÀI:Hoa đào nở báo hiệu tết đến xuân về. Nó gắn liền với phong tục xin chữ cầumay của nhân dân ta và hình ảnh ông đồ viết câu đối tết. Từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta, hình ảnh ông đồ viết câu đối tết phai dần theo thời gian đã để lại sự tiếc thương trong lòng tác giả Vũ Đình Liên. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ để thấy rõ điều đó. Tiết 65:ông đồ( Vũ Đình Liên )I/ Đọc, hiểu chú thích:1. Tác giả, tác phẩm:Chú thích* sgk/92. Hiểu nghĩa từ: Các chú thích còn lại của sgk/ 9+10.II/ Đọc, hiểu văn bản: 1. Đọc, hiểu văn bản: Đọc theo giong kể rõ ràng, lưu loát, hợp tâm trạng cảm xúc từng khổ thơ.2. Hiểu văn bản: Bài thơ có thể chia làm mấyđoạn? Ý mỗi đoạn nói gì?Gồm ba đoạn: - Hai khổ thơ đầu: Lòng mến mộ tàinăng viết chữ đẹp của ông đồ.- Hai khổ thơ ba, bốn: Ông đồ bị mọingười lãng quên dần theo năm tháng. - Khổ thơ kết: Niềm tiếc thương ông đồ của tác giả.III/ PHÂN TÍCH1. Hình ảnh ông đồ trong hai khổ thơ đầu và hai khổ thơ ba, bốn:Nêu sự Khác nhau về hìnhảnh ông đồ trong hai khổ thơ đầu và hai khổ thơ ba,bốn. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúcgì về tình cảnh ôngđồ?Trong hai khổ thơ đầu:Trong khổ thơ ba, bốn:Xuất hiện trong khung cảnh:+ Thời gian: hoa đào nở,gợisự tươi vui ngày tết.+ Trong sự đối lập: ông đồ già, còm cỏi/ phố phường ồn ào, tấp nập.+ Như một qui luật: lại thấy.+ Thái độ mọi người: đua nhau thuê ông đồ viết, tấmtắc khen. Được mọi người mến mộ,nhưng phảng phất buồn vì không còn là h/ả lí tưởng mà là kẻ viết thuê.Xuất hiện trong khung cảnh:+ Mỗi năm mỗi vắng ngườithuê viết, vì văn hóa phương Tây tràn sang.+ Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu,gợi buồn thảm.+ Lá vàng rơi trong mưa bụi,gợi sự tàn lụi.+ Khách qua đương không aihay: bị lãng quên. Ông đồ bị mọi người dần lảng quên, bị lụi tàn, gợi sự xót thương. Dựng cảnh đối lập thể hiện thân phận đổi thay đáng thương của ông đồ từ khi văn hóa phương Tây tràn sang, gợi sự đau xót, thương cảm ông đồ. 2. Tình cảm của tác giả đối với ông đồ.Tâm tư nhàthơ thể hiệnqua bài thơnhư thế nào? Xuyên suốt bài thơ là một tâm trạngthương xót cho thân phận ông đồ.Trong hai khổ thơ đầu là nỗi ngậm ngùichua xót về thân phận của con người lí tưởng của chế độ phong kiến bây giờ đã trở thành kẻviết thuê kiếm sống. Càng thương xót hơn cho thân phận ông đồ từ khi văn hóa phương tây tràn sang, ôngđồ bị mọi người quên dần, rồi bị quên hẳn, nhất là ởkhổ thơ cuối.Với tứ thơ “cảnh đó người đâu” đã thể hiện tâm trạng tiếc thương ông đồ, tiếc thương cho thân phận một lớp người tài hoa, đức độ bị xã hội thực dân phong kiến lạnh lùng, tàn nhẫn gạt ra khỏi ngoài lề cuộcsống, hồn xiêu bạt không chốn nương thân! Tâm trạngấy đã truyền cho người đọc một nỗi ngậm ngùi, chua xót, tiếc thương.3. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:Bài thơ hay ở những điểmnào?( thể thơ,cách miêu tảông đồ quatừng khổ thơ, tứ thơ, kết cấu đầu-cuối. )-Thể thơ năm chữ phù hợp với kể, bày tỏ tâm sự.-Cách miêu tả để dựng cảnh đối lập trong hai khổthơ đầu và hai khổ thơ ba, bốn.-Miêu tả ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng nhân vậttrữ tình và thái độ tình cảm của người viết với nhânvật: - Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu  - Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay.- Kết cấu đầu cuối tương ứng và tứ thơ “cảnh đóngười đâu” thể hiện tâm trạng tiếc thương ông đồ,tiếc thương cho một lớp người tài hoa, đức độ bịxã hội thực dân lạnh lùng, tàn nhẫn đẩy ra ngoài lề cuộc sống, hồn không chốn nương thân của tácgiả.- Ngôn ngữ giản dị, cô đọng, nhiều dư vị. IV/ TỔNG KẾT:Nêu tóm tắt lại nghệ thuật và nội dung của bài thơ này.Ghi nhớ sgk/10	V/ LUYỆN TẬPPhát biểu suy nghĩ của em về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên. TRẢ LỜI: Bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên là bài thơ năm chữ. Ngôn ngữbình dị,cô đọng, để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc. Bằng nghệ thuật miêu tả đặc sắc để dựng cảnh đối lập, miêu tả ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng nhân vật, bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết, sử dụng kết cấu đầu - cuối tương ứng và tứ thơ “ cảnhđó người đâu”,Vũ Đình Liên đã thể hiện niềm đồng cảm, tiếc thươngông đồ, tiếc thương cho một lớp người tài hoa, đức độ bị xã hội thựcdân phong kiến lạnh lùng, tàn nhẫn đẩy ra khỏi ngoài lề cuộc sống, hồn bơ vơ không có chốn nương thân. Bài thơ để lại trong lòng ngườiđọc niềm chua xót, tiếc thương ông đồ, tiếc thương cho một lớp người tài hoa đức độ nhưng có số phận bất hạnh trong xã hội thực dân phong kiến ở nước ta. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:-Đọc lại bài thơ, nắm chắc phần phân tích, học thuộc ghi nhớ sgk/ 10.Soạn bài đọc thêm: Hai chữ nước nhà. Ôn tập phần Tiếng Việt đã học trong kì I để kiểm tra 1 tiết. * Cảm ơn các em đã tích cực tham gia xây dựng bài học. 

File đính kèm:

  • pptong do.ppt