Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

 Viết đoạn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8:

 * Gợi ý:

 Có 3 phần: Lời nói đầu, Bài học, Mục lục.

 Mỗi bài học gồm các nội dung:

 - Mục tiêu cần đạt.

 - Phân môn Văn gồm: Văn bản, Đọc – hiểu văn bản

 - Phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn gồm: Nội dung bài học và Luyện tập.

 - Các bài đọc thêm.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài soạnNgữ văn 8Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minhTiết 76 a/ Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước. (Theo Hoa học trò) Từ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn? Dụng ý của việc nhắc lại từ đó? Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn? Nêu vai trò của các câu còn lại. - Từ được nhắc lại nhiều lần là “nước”. Đó là từ quan trọng nhất thể hiện chủ đề của đoạn văn - Câu chủ đề là câu 1 – Các câu sau bổ sung thông tin cho câu chủ đề.  Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch. -Từ ngữ chủ đề là “Phạm Văn Đồng”. - Các câu trong đoạn cung cấp thông tin theo lối liệt kê các hoạt động đã làm.  Đoạn văn trình bày theo cách song hành. b/ Phạm Văn Đồng (1906-2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ngữ văn 7, tập hai) - Xác định từ ngữ chủ đề có trong đoạn văn?- Nêu vai trò của các câu trong đoạn văn? a/ Bút bi khác bút mực là do nó có hòn bi nhỏ ở đầu ngòi bút, khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Ngoài ống nhựa có vỏ bút bi. Đầu bút bi có nắp đậy có thể móc vào túi áo. Loại bút bi không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết thì ấn đầu cán bút cho ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi thụt vào. - Đoạn văn thuyết minh về cái gì? - Đoạn văn viết cần đạt những yêu cầu gì? Sắp xếp ý ra sao? - Qua phần tìm hiểu trên, đoạn văn mắc phải lỗi gì? - Đoạn văn thuyết minh về cây bút bi.- Cần xác định rõ chủ đề. Cần nêu rõ cấu tạo, công dụng và cách sử dụng bút bi- Đoạn văn trình bày lộn xộn  Cần trình bày lần lượt từng bộ phận: ruột bút, vỏ bút, Đoạn văn có điểm gì hạn chế? Cần chỉnh sửa ra sao? Đoạn văn trình bày lộn xộn  Cần lần lượt trình bày các phần: phần đèn có bóng đèn, đui đèn, dây điện, công tắc; phần chao đèn; phần đế đèn – Nên tách thành 3 đoạn. b/ Nhà em có chiếc đèn bàn. Đèn bàn có một ống thép không gỉ thẳng đứng, trên gắn một cái đui đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát. Dưới ống thép là đế đèn được làm bằng một khối thủy tinh vững chãi. Trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Ống thép rỗng, dây điện luồn ở trong đó, trên đế đèn có công tác để bật đèn hoặc tắt đèn rất tiện lợi. Qua những phần tìm hiểu, em hãy cho biết khi viết một đoạn văn thuyết minh cần chú ý điều gì? Viết đoạn giới thiệu trường em: * Gợi ý: a. Mở bài: Trường em nằm ở đâu? Tên gì? Được thành lập năm nào? b. Kết bài: Cảm nghĩ của em: yêu quí trường, không bao giờ quên trường. Viết đoạn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8: * Gợi ý: Có 3 phần: Lời nói đầu, Bài học, Mục lục. Mỗi bài học gồm các nội dung: - Mục tiêu cần đạt. - Phân môn Văn gồm: Văn bản, Đọc – hiểu văn bản - Phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn gồm: Nội dung bài học và Luyện tập. - Các bài đọc thêm.

File đính kèm:

  • pptTiet_78_Viet_doan_van_trong_VBTM.ppt