Bài giảng môn Sinh học Lớp 11 - Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh (Chuẩn kĩ năng)

ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG :

Đồ thị điện thế hoạt động:

Cơ chế hình thành điện thế hoạt động:

Khi bị kích thích:

Cổng Na+ mở rộng, cổng K+ mở hé. Mặt khác Na+ (ngoài TB) lớn hơn Na+ (trong TB) Na+ khuếch tán qua màng vào trong tế bào trung hòa điện tích âm gây ra mất phân cực.

Na+ tiếp tục khuếch tán qua màng vào trong làm cho mặt trong mang tích điện dương so với mặt ngoài màng tế bào tích điện âm gây ra đảo cực.

Ở giai đoạn tái phân cực:

Cổng K+ mở rộng, cổng Na+ đóng. K+ (trong TB) lớn hơn K+ (ngoài TB)

K+ khuếch tán qua màng ra ngoài màng làm cho mặt ngoài màng TB tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm gây ra tái phân cực

 

ppt14 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 28/03/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Sinh học Lớp 11 - Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh (Chuẩn kĩ năng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Giáo viên giảng dạy: Phạm Văn An 
Trường THPT Hoà Phú – Chiêm Hoá – Tuyên Quang 
BÀI 29 – TIẾT 31 
ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG 
VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH 
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG : 
1. Đồ thị điện thế hoạt động: 
Điện thế hoạt động gồm những giai đoạn nào? 
Điện thế nghỉ 
Kích thích 
Giai đoạn mất phân cực 
Giai đoạn đảo cực 
Giai đoạn tái phân cực 
- 70mV 
* Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: 
	- Giai đoạn mất phân cực 
	- Giai đoạn đảo cực 
	- Giai đoạn tái phân cực 
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG : 
1. Đồ thị điện thế hoạt động: 
Điện thế nghỉ 
Kích thích 
Giai đoạn mất phân cực 
Giai đoạn đảo cực 
Giai đoạn tái phân cực 
- 70mV 
Điện thế hoạt động: là sự biến đổi điện thế nghỉ, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. 
Thời gian kéo dài khoảng 3 - 4% giây. 
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG : 
1. Đồ thị điện thế hoạt động: 
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động: 
a. Khi bị kích thích: 
Cổng Na + mở rộng, cổng K + mở hé. Mặt khác Na + (ngoài TB) lớn hơn Na + (trong TB)  Na + khuếch tán qua màng vào trong tế bào trung hòa điện tích âm gây ra mất phân cực. 
 Na + tiếp tục khuếch tán qua màng vào trong làm cho mặt trong mang tích điện dương so với mặt ngoài màng tế bào tích điện âm gây ra đảo cực. 
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG : 
1. Đồ thị điện thế hoạt động: 
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động: 
a. Khi bị kích thích: 
b. Ở giai đoạn tái phân cực: 
Cổng K + mở rộng, cổng Na + đóng. K + (trong TB) lớn hơn K + (ngoài TB) 
 K + khuếch tán qua màng ra ngoài màng làm cho mặt ngoài màng TB tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm gây ra tái phân cực 
- - - - - - - - - - - - - - - - - 
+ + + + + + + + + + + + + + + + + + 
ATP 
ADP 
2K + 
BƠM Na-K 
NGOÀI TB 
TRONG TB 
2K + 
MÀNG TB 
2K + 
2K + 
2K + 
2K + 
2K + 
2K + 
3Na + 
Na + 
3Na + 
3Na + 
3Na + 
3Na + 
3Na + 
Bơm Na-K: vận chuyển Na + từ trong ra ngoài TB và K + từ ngoài vào trong TB theo tỉ lệ 3 Na + : 2 K + để lập lại trật tự như ban đầu. 
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG : 
1. Đồ thị điện thế hoạt động: 
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động: 
 Giai đoạn 
Nguyên nhân 
Hiện tượng 
Kết quả 
Mất phân cực 
Khi bị kích thích cổng Na + mở rộng, cổng K + mở hé. 
Na + đi từ ngoài màng → trong màng TB 
Trung hòa điện tích âm ở mặt trong TB gây mất phân cực 
Đảo cực 
Do sự chênh lệch nồng độ Na + (ngoài màng) lớn hơn Na + (trong màng) 
Na + tiếp tục đi từ ngoài màng → trong màng TB DƯ THỪA 
Làm cho mặt trong của màng TB tích điện (+) so với mặt ngoài màng TB tích điện (-) gây đảo cực 
Tái phân cực 
Cổng K + mở rộng, cổng Na + đóng 
Do sự chênh lệch nồng độ K + (ngoài màng) < K + (trong màng) 
K + đi từ trong màng → ngoài màng TB 
Làm cho mặt ngoài của màng TB tích điện (+) so với mặt ngoài trong TB tích điện (-) gây tái phân cực 
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG : 
1. Đồ thị điện thế hoạt động: 
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động: 
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG : 
II. SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH: 
Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh. 
1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin: 
Nơi điện thế hoạt động vừa sinh ra, màng đang vào giai đoạn trơ tuyệt đối nên không tiếp nhận kích thích nên xung thần kinh chỉ lan truyền theo 1 chiều nhất định (tốc độ khoảng ≤ 1m/s). 
Lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên (do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh) 
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG : 
II. SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH: 
1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin: 
2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin: 
Cấu tạo: sợi thần kinh được bao bọc bởi các bao miêlin (có bản chất là phôtpholipit, màu trắng, cách điện) nhưng không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. 
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG : 
II. SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH: 
1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin: 
2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin: 
Sự lan truyền xung thần kinh: Theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác (do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác). Tốc độ lan truyền nhanh ≥ 100m/s. 
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG : 
II. SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH: 
1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin: 
2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin: 
Xung thần kinh lan truyền theo các bó sợi thần kinh có bao mielin từ vỏ não xuống đến các cơ ngón chân làm ngón chân co lại. Hãy tính thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân (biết chiều cao người đó là 1,6m, tốc độ lan truyền là 100m/s). 
Thời gian lan truyền xung thần kinh từ vỏ não xuống ngón chân = 1,6/100 = 0,016 (s) 
CỦNG CỐ BÀI HỌC 
Câu 1: Xung thần kinh là: 
A. sự xuất hiện điện thế hoạt động 
B. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động 
C. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động 
D. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động 
Câu 2: Điện thế hoạt động là: 
A. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. 
B. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. 
C. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực. 
D. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, và tái phân cực. 
CỦNG CỐ BÀI HỌC 
Câu 3: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin lại “nhảy cóc” ? 
A. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện. 
B. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh. 
C. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie. 
D. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng. 
Câu 4: Vì sao trong ĐTHĐ xảy ra giai đoạn mất phân cực? 
A. Do Na + đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng TB. 
B. Do Na + đi vào làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng TB. 
C. Do K + đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng TB. 
D. Do K + đi vào làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng TB. 
BÀI TẬP VỀ NHÀ 
- Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- Đọc trước bài 30 “Truyền tin qua xinap”. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_29_dien_the_hoat_dong_va_s.ppt