Bài giảng môn Sinh học Lớp 11 - Bài 32, Phần 2: Tập tính ở động vật (Bản chuẩn kiến thức)

MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT

 1) Tập tính kiếm ăn

 2) Tập tính bảo vệ lãnh thổ

 3) Tập tính sinh sản

 4) Tập tính di cư

 5)Tập tính xã hội

Tập tính kiếm ăn

Tác nhân kích thích: hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.

Tập tính ăn của các động vật khác nhau là khác nhau.

Đối với các động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, đa số các tập tính kiếm ăn là tập tính bẩm sinh.

Ở động vật có bộ thần kinh phát triển, phần lớn tập tính kiếm ăn là do học tập từ bố mẹ, từ đồng loại hoặc do kinh nghiệm của bản thân.

Tập tính bảo vệ lãnh thổ:

Tác nhân kích thích: Thiếu thức ăn, nơi làm tổ, ghép đôi, kiếm ăn cho các con non hay các mâu thuẫn đối kháng khác

Tập tính bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài rất khác nhau.

Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài là khác nhau.

Gặp nhiều nhất ở động vật có xương sống (chim, thú) và một số chân khớp trong việc xây tổ, đẻ trứng, chăm sóc và bảo vệ con cái.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Sinh học Lớp 11 - Bài 32, Phần 2: Tập tính ở động vật (Bản chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
V. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT 
	1) Tập tính kiếm ăn 
	2) Tập tính bảo vệ lãnh thổ 
	3) Tập tính sinh sản 
	4) Tập tính di cư 
	5)Tập tính xã hội 
Bài 32: 
Tập Tính Của Động Vật 
(tiếp theo) 
1) Tập tính kiếm ăn 
Tác nhân kích thích: hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi. 
Tập tính ăn của các động vật khác nhau là khác nhau. 
Đối với các động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, đa số các tập tính kiếm ăn là tập tính bẩm sinh. 
Ở động vật có bộ thần kinh phát triển, phần lớn tập tính kiếm ăn là do học tập từ bố mẹ, từ đồng loại hoặc do kinh nghiệm của bản thân. 
Thủy tức khi có mồi chạm vào các xúc tu, thủy tức sẽ tự đưa thức ăn vào miệng. 
Đỉa sống trong nước, khi nghe có tiếng động nước sẽ tự động bơi lại phía đó để kiếm ăn. 
Tập tính kiếm ăn của Báo 
Rình mồi 
Đuổi mồi 
Cắn cổ để con mồi mất máu mà chết 
2) Tập tính bảo vệ lãnh thổ: 
Tác nhân kích thích: Thiếu thức ăn, nơi làm tổ, ghép đôi, kiếm ăn cho các con non hay các mâu thuẫn đối kháng khác 
Tập tính bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài rất khác nhau. 
Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài là khác nhau. 
Gặp nhiều nhất ở động vật có xương sống (chim, thú) và một số chân khớp trong việc xây tổ, đẻ trứng, chăm sóc và bảo vệ con cái. 
Sơn dương đánh dấu lănh thổ 
Sư tử bảo vệ lãnh thổ 
3) Tập tính sinh sản 
Tác nhân kích thích: thường khởi đầu là do một kích thích của môi trường ngoài (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, âm thanh,) tác động vào các giác quan hay kích thích, tác động của hoocmon sinh dục gây nên hiện tượng chín sinh dục. 
Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. 
Chuẩn bị cho việc sinh sản, được thể hiện bằng các hành động: ve vãn, khoe mẽ, hay bằng âm thanh, hoặc thậm chí bằng cả mùi, màu,  
Hành động 
Công đực sẽ nhảy múa và khoe mẽ bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ công mái	 
Âm thanh 
Ếch phát ra âm thanh để kêu gọi bạn tình 
Sau khi trưởng thành, đến kỳ sinh sản (khoảng 35 năm sau) những chú rùa con lại tìm đường quay về nơi chúng đã sinh ra và làm tổ ngay tại đó dù đã bơi đi xa hàng nghìn km. 
4) Tập tính di cư 
Tác nhân kích thích (nguyên nhân): Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi. 
Thường di chuyển một quảng dài. 
Di cư theo mùa phổ biến ở chim hơn so với ở các lớp động vật khác. 
Định hướng nhờ mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường. Cá định hướng nhờ thành phần hóa học và hướng dòng chảy. 
Hình ảnh những con chim di cư 
5) Tập tính xã hội 
Là tập tính sống bầy đàn. Dưới đây là vài tập tính xã hội: 
Tập tính thứ bậc: duy trì trật tự trong đàn, tăng cường truyền tính trạng tốt của con đầu đàn cho thế hệ sau. 
Tập tính vị tha: là tập tính hy sinh quyền lợi bản thân, thậm chí là tính mạng. Giúp nhau kiếm ăn, tự vệ. Duy trì sự tồn tại của cả đàn. 
Có sự phân chia thứ bậc. Mỗi bày đàn đều có con đầu đàn. 
Những con kiến có thể dùng thân thể mình để làm cầu nối để bày đàn qua sông 
Thực hiện: NHÓM 5: 
Diệp Mỹ Dương 
Hứa Phương Dương 
Quách Thái Thành 
Lạc Khải Nguyên 
Trần Mẫn Nhi 
Trịnh Thụy Trúc Giang 
Mộc Thục Trinh 
Huỳnh Thị Ngọc Trinh 
Cám ơn các bạn đã lắng nghe. 
Chúc các bạn học tốt. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_32_phan_2_tap_tinh_o_dong.ppt
  • jpg010809_25182_Ve_dep_ngay_ngat_cua_nhung_dan_chim_di_cu_8_org.jpg
  • jpg010809_25182_Ve_dep_ngay_ngat_cua_nhung_dan_chim_di_cu_19_org.jpg
  • jpgAnimal_Love1.jpg
  • wmvBao san moi.wmv
  • jpgflower_power_by_SerialGFX.jpg
  • jpgflower928299.jpg
  • jpglion.jpg
  • jpgPicture1.jpg
  • jpgPicture2.jpg
  • jpgPicture3.jpg
  • jpgPicture4.jpg
  • jpgPicture7.jpg
  • jpgPicture8.jpg
  • jpgPicture9.jpg
  • jpgPicture10.jpg
  • jpgPicture11.jpg
  • jpgrua2.jpg
  • wmvSutubaovelanhtho.wmv
  • wmvtaptinhcuarua.wmv
  • mp3YouTube - Cat_s Hunt.mp3
  • wmvYouTube - Cat_s Hunt.wmv
  • wmvYouTube - World Migratory Bird Day (WMBD) 2009 Trailer.wmv