Bài giảng môn Sinh học Lớp 12 - Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Thế nào là môi trường ?
Môi trường sống là phần không gian bao quanh sinh vật, mà sinh vật có quan hệ trực tiếp và gián tiếp với các yếu tố cấu tạo nên môi trường bằng những phản ứng thích nghi.
Nếu môi trường bị biến đổi thì sinh vật còn tồn tại được hay không? Ví dụ.
Khi môi trường bị biến đổi sẽ có hai khuynh hướng xảy ra đó là:
Nếu sinh vật đó không biến đổi chính bản thân mình để thích nghi sẽ bị tuyệt chủng. Ví dụ: Loài khủng long do không thích nghi đã bị tuyệt chủng.
Nếu sinh vật nào có những biến đổi về hình thái, sinh lý mà thích nghi được với những thay đổi của môi trường thì sẽ tồn tại. Ví dụ: gấu bắc cực để thích nghi sẽ có bộ lông dày, màu sáng, lớp mỡ dưới da dày để thích nghi với môi trường lạnh giá.
Những nhân tố tác động lên đời sống của con mèo gồm: đất, nước, không khí, thực vật, động vật, con người và vi sinh vật.
Có thể xếp chúng thành 2 nhóm chính là: nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
ST. II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI Hãy mô tả giới hạn sinh thái của cá rô phi ở hình bên ? Có phải tất cả sinh vật đều có thể tồn tại và phát triển ở mọi giá trị của mỗi nhân tố sinh thái ? 1. Giới hạn sinh thái Cá rô phi chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. Khi vượt ra khoảng nhiệt độ trên thì cá rô sẽ chết . 5,60C là điểm giới hạn dưới (Min), 420C là điểm giới hạn trên (Max), khoảng cực thuận là khoảng giá trị của nhiệt độ mà cá rô phi phát triển thuận lợi nhất . Không phải tất cả sinh vật đều tồn tại và phát triển ở mọi giá trị của mỗi nhân tố sinh thái . Giới hạn sinh thái hay giới hạn chịu đựng của cá thể loài là một khoảng xác định đối với một yếu tố xác định mà ở đó cá thể loài có thể tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian . Giới hạn sinh thái là gì ? Quan sát hình vẽ sau và cho biết thế nào là : Khoảng thuận lợi , khoảng chống chịu , giới hạn trên , giới hạn dưới . 2. Ổ sinh thái Thế nào là ổ sinh thái ? Ổ sinh thái là một không gian sinh thái , ở đó tất cả các điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài . Quan sát hình vẽ và phân tích sự phân hoá về ổ sinh thái của hai loài trên ? Tại sao các loài động vật lại có thể cùng sống trên một cây ? Các loài động vật có thể cùng sống trên một cây do chúng có ổ sinh thái riêng ( mỗi loài khác nhau về kích thước và cách khai thác nguồn thức ăn do đó nguồn thức ăn của chúng khác nhau ) III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống . 1.Sự thích nghi là gì ? Sự thích nghi biểu hiện như thế nào ? Là hiện tượng sống sót và sinh sản của sinh vật ngày càng tăng ở những thế hệ tiếp theo nhờ các đặc điểm hình thái , cấu tạo giải phẫu , hoạt động sinh lí và tập tính có lợi trước các điều kiện khác nhau của môi trường . Chò nâu Phượng vĩ Xoài Đặc điểm của cây ưa sáng ? Ví dụ 1: Thực vật . Cây ưa sáng . Mọc nơi quang đãng Ở tầng trên của tán rừng Tán rộng , lá dày trên mặt lá có lớp cutin dày và bóng , màu lá nhạt Chịu as mạnh Cây ưa bóng . Đặc điểm của cây ưa bóng ? Cây ráy Cây lá dong Cây vạn niên thanh Cây hồng môn Cây nhỏ , lá to, mỏng nằm ngang , lá có màu sẫm . Ưa dưới bóng cây khác Ví dụ :2 Về động vật Sống ở môi trường ẩm ướt nên khi gặp điều kiện khô hạn nên cơ thể mau mất nước nhanh chóng Là loài bò sát nên có da được phủ vảy sừng nên thích nghi cao với môi trường sa mạc Động vật được chia làm 2 nhóm : động vật vật ưa ẩm và động vật chịu hạn SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI ÁNH SÁNG Những đặc điểm của cây Khi cây sống nơi quang đãng Khi cây sống trong bóng râm , dưới tán cây khác , trong nhà Đặc điểm hình thái - Lá - Thân Đặc điểm sinh lí Quang hợp Thoát hơi nước - Phiến lá nhỏ , hẹp , màu xanh nhạt . - Thân cây thấp , số cành nhiều . - Phiến lá lớn , màu xanh thẫm . - Chiều cao bị hạn chế bởi chiều cao bởi tán cây phía trên , của trần nhà . - Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh . - Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu , quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh . - Cây điều tiết thoát hơi nước kém : Thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh , khi thiếu nước cây dễ bị héo . - Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt : Thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh , thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước . - Cường độ hô hấp cao . - Cường độ hô hấp yếu . Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây - Hô hấp Ánh sáng giúp động vật định hướng di chuyển trong không gian Ánh sáng giúp động vật định hướng di chuyển trong không gian T h ằn lằn phơi nắng vào các thời điểm khác nhau trong ngày . V ào chiều tối và sáng sớm : Thằn lằn phơi nắng , bề mặt cơ thể hấp thụ nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời V ào buổi trưa và đầu giờ chiều : thằn lằn nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng vào cơ thể Ánh sáng giúp động vật điều hòa thân nhiệt . Chim bìm bịp Gà cỏ Thường đi kiếm ăn trước lúc mặt trời mọc Chim Chích chòe Chim chào mào Chim khướu Là những chim ăn sâu bọ , thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc Chim vạc Sếu đầu đỏ Chim diệc Là những loài chim kiếm ăn vào ban đêm Những chim thường đi ăn vào ban ngày Những chim thường đi ăn vào ban đêm Dơi Dơi Chim cú mèo Tìm kiếm thức ăn vào ban đêm 2.Thich nghi của sinh vật với Nhiệt độ : ▪ Tùy khả năng điều hòa thân nhiệt , có 2 nhóm : động vật biến nhiệt ( ếch , nhái ) và động vật đẳng nhiệt ( chim , thú ..). ▪ Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ và có giới hạn nhiệt độ khác nhau . Ví dụ : cá rô phi có giới hạn chịu đựng nhiệt độ từ 5,6 0 C ( giới hạn dưới ) 42 0 C ( giới hạn trên ). Nhiệt độ cực thuận là 30 0 C ▪ Sự biến đổi nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới tốc độ của quá trình sinh lý , đặc điểm hình thái , sinh thái của sinh vật . Chim cánh cụt Hoàng đế Chim cánh cụt xích đạo Cáo cực Cáo sa mạc TRỨNG DÒI I DÒI II DÒIII KÉN CHU KỲ SỐNG CỦA RUỒI GIẤM Ở 25 0 C là 10 ngày đêm . Ở 18 0 C là 17 ngày đêm . ♂ ♀ Ở vùng lạnh Ở vùng nóng - L ông dày - Kích thước lớn (so với cùng một loài họăc loài gần nhau ) - Nhiều tập tính lẩn tránh như ngủ đông , chui vào hang - Lông ít - Kích thước nhỏ(so với cùng một loài họăc loài gần nhau ) - Nhiều tập tính lẩn tránh như ngủ hè , chui vào hang Không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường Lông có màu sẫm khi nhiệt độ bình thường Lông có màu nhạt khi nhiệt độ cao Phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường Ví dụ 2: I . Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật + Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái , hoạt động sinh lí của sinh vật . + Đa số các loài đều sống trong phạm vi nhiệt độ 0 0 C – 50 0 C Tuy nhiên , cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao - Sinh vật biến nhiệt : có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường . Thuộc nhóm này có các sinh vật , nấm , thực vật , động vật không xương , cá , ếch , bò sát + Người ta chia sinh vật thành hai nhóm : - Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường . Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim , thú và con người Ếch : Động vật lưỡng cư sống ở môi trường khô và nước Môi trường khô Môi trường ẩm , ướt , nước Sinh vật biến nhiệt Sinh vật hằng nhiệt Môi trường khô Husky ĐV đẳng nhiệt Nhóm sinh vật nào chịu đựng cao với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường ? Tại sao ? ĐV biến nhiệt Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống Sinh vật biến nhiệt Cá chép Ếch Nấm Nước Đất , nước Bám trên sinh vật Sinh vật hằng nhiệt Sư tử , hổ , báo , chó , sóc , chim Môi trường khô Bảng Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt Ảnh hưởng của độ ẩ m lên đời sống sinh vật + Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau . + Thực vật được chia làm 2 loại : - Thực vật ưa ẩm thường sinh sống ở trong nước hoặc môi trường ẩm ướt như các bờ sông suối , dưới tán rừng rậm , trong các hang động - Thực vật ưa khô thường sinh sống nơi có khí hậu khô như ở hoang mạc , vùng núi đá + Động vật được chia làm 2 loại : - Động vật ưa ẩm thường sống trong môi trường ẩm ướt hay môi trường nước - Động vật ưa khô thường sống trong một môi trường khô hạn hoặc các hoang mạc hay vùng có nhiệt độ cao Thực vật ưa ẩm Rừng đước Môi trừơng nước Cây tảo Sống ở nơi ẩm ướt Cây hướng dương Môi trừơng ẩm ướt Rừng ngập mặn Sống môi trường nước Trầu bà Sống môi trường ẩm ướt Lục bình Môi trường nước Thực vật chịu hạn Cây xương rồng Sống ở sa mạc Cây thông Sống ở môi trường khô lạnh Động vật ưa ẩm Cá sấu Sống ở đầm lầy Cua Sống ở vùng nước hoặc đầm lầy Cá chép Sống dưới nước Tôm Sống ở ao , hồ ,. Động vật ưa khô Kiến Sống ở sa mạc Thằn lằn Sống ở nơi khô , nhiều cát Rắn Sống ở vùng nhiều cỏ và khô Rùa cạn Sống ở những mỏm đá 2. Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ . a. Quy tắc về kích thước cơ thể ( quy tắc Becman ). Động vật hằng nhiệt vùng khí hậu mát . Động vật hằng nhiệt vùng khí hậu nóng . ? 2. Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ . a. Quy tắc về kích thước cơ thể ( quy tắc Becman ). Động vật biến nhiệt có tuân theo các quy tắc trên không ? Tại sao . Động vật biến nhiệt không có khả năng tự điều hòa thân nhiệt , thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường , nên không tuân theo các quy tắc trên . Hai quy tắc trên được giải thích như thế nào đối với động vật hằng nhiệt ? Ý nghĩa thích nghi của kích thước cơ thể lớn là gì ? ? < Cơ thể càng to lớn , tỉ lệ S/V càng nhỏ , S càng nhỏ thì càng ít mất nhiệt . Mặt khác , cơ thể tích lũy mỡ , giữ nhiệt rất tốt trong điều kiện giá lạnh . 2. Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ . a. Quy tắc về kích thước cơ thể ( quy tắc Becman ). b. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi , chi, ... của cơ thể ( quy tắc Anlen ). Vùng nóng Vùng mát ? ? Vùng nóng Vùng mát So sánh kích thước các bộ phận tai, đuôi , chi của các động vật tương đương ở 2 vùng khí hậu ? Tai, đuôi , chi của các động vật là bộ phận tỏa nhiệt , động vật vùng nóng các bộ phận này kích thước lớn hơn là ý nghĩa thích nghi . Thực vật sống chìm trong nước , thực vật có lá nổi trên mặt nước và thực vật trên cạn có những đặc điểm thích nghi nào khác nhau ? Củng cố và ra bài tập về nhà . Nhân tố sinh thái Ảnh hưởng Dụng cụ đo Nhiệt độ môi trường ( 0 C) Nhiệt kế Ánh sáng ( lux ) Quang phổ kế Độ ẩm không khí (%) Ẩm kế Nồng độ các loại khí : O 2 , CO 2 ... Máy đo nồng độ khí hòa tan Hoàn thành bảng sau : Nhiệt độ ảnh hưởng trao đổi chất và năng lượng , ST và PT. Cường độ as, t.phần q.phổ ả.hưởng khả năng q.hợp của TV, q.sát của ĐV. Độ ẩm không khí ảnh hưởng tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật . O 2 ả.hưởng tới h.hấp . CO 2 tham gia vào q.hợp ở TV. CO 2 quá cao sẽ gây chết SV.
File đính kèm:
- bai_giang_mon_sinh_hoc_lop_12_bai_35_moi_truong_song_va_cac.ppt