Bài giảng Nghề làm vườn - Bài 18: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi - Phạm Hồng Thái

I- Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:

1. Giá trị dinh dưỡng:

Thịt quả chứa 6-12% đường sacarôzơ, 40-90mg/100g múi và 0,4-1,2% các loại axit hữu cơ có hoạt tính sinh học cao ? Sử dụng quả tươi, chế biến thực phẩm: mứt, nước giải khát.

Thịt quả còn chứa nhiều chất khoáng và các loại dầu thơm.

Vỏ quả chứa nhiều tinh dầu thơm ? chưng cất để sử dụng trong mĩ phẩm, thực phẩm và y học.

I- Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:

2. ý nghĩa kinh tế:

Là một trong những cây ăn quả chính đang được phát triển mạnh ở nước ta, vì đây là loại cây sớm cho thu hoạch (sau 3 năm trồng) và cho năng suất cao (200 – 400 tạ/ha) ? sớm thu hồi vốn, giá trị kinh tế cao.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nghề làm vườn - Bài 18: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi - Phạm Hồng Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ài học: 
Hiểu được một số đặc điểm sinh học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. 
Hiểu được quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi. 
Kĩ thuật trồng một số cây điển hình trong vườn 
Cây ăn quả 
Baứi 18: 
Kú thuaọt troàng vaứ chaờm soực caõy aờn quaỷ coự muựi 
1 
Bằng hiểu biết thực tiễn và từ thông tin mục I trong SGK, em hãy cho biết giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của các cây ăn quả có múi. 
I- Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế: 
1. Giá trị dinh dưỡng: 
Thịt quả chứa 6-12% đường sacarôzơ, 40-90mg/100g múi và 0,4-1,2% các loại axit hữu cơ có hoạt tính sinh học cao  Sử dụng quả tươi, chế biến thực phẩm: mứt, nước giải khát. 
Thịt quả còn chứa nhiều chất khoáng và các loại dầu thơm. 
Vỏ quả chứa nhiều tinh dầu thơm  chưng cất để sử dụng trong mĩ phẩm, thực phẩm và y học. 
2 
I- Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế: 
2. ý nghĩa kinh tế: 
Là một trong những cây ăn quả chính đang được phát triển mạnh ở nước ta, vì đây là loại cây sớm cho thu hoạch (sau 3 năm trồng) và cho năng suất cao (200 – 400 tạ/ha)  sớm thu hồi vốn, giá trị kinh tế cao. 
3 
Hãy quan sát hình ảnh sau và nghiên cứu mục II và cho biết đặc điểm sinh học của các loại cây ăn quả có múi. 
4 
II - đặc điểm thực vật: 
1. Bộ rễ: 
Bộ rễ thuộc loại rễ nấm (khuẩn căn): nấm Micorhiza sống cộng sinh dưới lớp biểu bì của lông hút có tác dụng hút và cung cấp khoáng cho cây. 
Bộ rễ phân bố ở tầng đất từ 10 – 30 cm và rễ hút tập trung ở lớp đất 10 – 25 cm. 
Bộ rễ kém phát triển khi trồng trên đất bí, chặt, có mực nước ngầm cao. 
5 
II - đặc điểm thực vật: 
2. Thân, cành: 
Thuộc loại cây thân gỗ, có loại thuộc nửa cây bụi. 
Cây trưởng thành có từ 4 – 6 cành chính. 
Hình thái cây rất đa dạng: dù, bán nguyệt, trụ, trứng, tháp. 
Trên cây có 2 loại cành chủ yếu là cành dinh dưỡng và cành quả. 
Cây ra lộc từ 3 – 4 đợt thuộc các mùa xuân, hè, thu, đông (tùy giống) 
3. Lá: 
Lá có tuổi thọ dài, không vàng mà rụng đột ngột. 
Lá mọc cách. 
6 
II - đặc điểm thực vật: 
4. Hoa: 
Có đủ hai loại hoa: ha đủ và hoa dị hình. 
Hoa đủ: là hoa có đầy đủ các bộ phận, số nhị gấp 4 lần số cánh hoa và xếp thành 2 vòng (nhị hợp). Bầu thượng có 10 – 14 ô múi quả. 
Hoa dị hình là hoa phát triển không đầy đủ, không có khả năng tạo ra quả. 
5. Quả: 
Quả đậu được nhờ thụ phấn chéo, tự thụ phấn, cũng có khi không thụ phấn sẽ tạo quả không có hạt. 
Trong quả có từ 8 – 14 múi, mỗi múi có từ 0 – 20 hạt 
Hạt đa phôi (0-13) nên gieo hạt thường cho 4 -5 cây trong đó chỉ có 1 cây mọc từ phôi hữu tính. 
7 
Từ thực tiễn, nghiên cứu mục III cho biết các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. 
III- Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh: 
1. Nhiệt độ : 
Có nguồn gốc vùng nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ thchs hợp là 12 – 39 o C. 
2. Nước và độ ẩm : 
Cây cần ẩm, kém chịu hạn. Các thưòi kì cây cần nhiều nước là này lộc, phân hóa mầm hoa, ra hoa, kết trái. Nhưng không được úng nước vì rễ sẽ chết. 
Độ ẩm đất thích hợp là 60 – 65%, độ âmt không khí thích hợp là 75 – 80%. 
Tiết 3 
8 
III- Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh: 
3. ánh sáng: 
Cam, quýt là cây ưa sáng mạnh (10.000 – 15.000lux)  vườn trồng cần được bố trí ở những nơi thoáng, tránh năng gắt. 
4. Gió: 
Tốc độ gió vừa phải ảnh hưởng tốt đến quá trình lưu thông khí và hấp thụ CO 2 trong quang hợp. 
5. Đất đai: 
Đất trồng cam, quýt là đất có kết cấu tốt, nhiều mùn, thoáng khí, giữ và thoát nước tốt, độ thoáng cao, tầng đất dày 100 cm. 
Mực nước ngầm thấp ( ở độ sâu > 80cm) 
Đất có tính axit (pH = 5,5 – 6). 
9 
Hãy đọc SGK mục IV để tìm hiểu thêm về một số giống cam, chanh, quýt tốt hiện đang trồng. 
Em thấy tại địa phương chúng ta đang trồng các giống cam, chanh, bười gì? 
Kĩ thuật trồng cam, canh, bưởi như thế nào? 
10 
Hãy nghiên cứu mục V.1 và cho biết các khâu cơ bản trong kĩ thuật trồng cam, quýt? 
V- Kĩ thuật trồng và chăm sóc: 
1. Kĩ thuật trồng: 
a/ Mật độ và khoảng cách trồng: 
Mật độ, khoảng cách trồng phụ thuộc vào giống, địa hình (đất giốc trồng dày hơn đất phẳng). 
Khoảng cách trồng: 4m x 4m; 4m x 5m; 6m x 6m (625; 500; 278 cây/ha). 
b/ Chuẩn bị hố trồng: 
Kích thước hố đào: 60cm x 60cm x 60cm với đất bằng, đất dốc đồi núi đào 80cm x 80cm x 80cm. Vùng có mực nước ngầm cao thì đào nông hơn. 
Lấy đất mặt hố trộn với phân bón lót: 40-50kg phân chuồng hoai + 0,5-0,7kg Lân supe + 0,2-0,3kg KCl + 0,5-1,0kg vôi bột. 
11 
Cây cam, chanh, quýt trồng vào vụ nào là thích hợp? 
1. Kĩ thuật trồng: 
c/ Thời vụ trồng: 
Vùng Bắc Trung Bộ trồng vào tháng 10 – 11 (sau kh kết thúc mùa mưa bão). 
d/ Cách trồng: 
Đào một lỗ nhỏ chính giữa hố  xé túi nilon bầu rồi đặt vào lỗ đã đào, cây đặt thẳng, côc rễ cao hơn mặt đất 3-5cm rồi dùng tay nén nhẹ xung quanh bầu. Cắm que để cố định cây trồng không bị gió lay. 
e/ Tưới nước, tủ gốc giữ ẩm: 
Sau khi trồng tưới nước để giữ chặt gốc. Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc (cách gốc 10cm) để gữ ẩm. 
12 
Cây cam, canh cần được chăm sóc như thế nào? 
2. Kĩ thuật chăm sóc: 
a/ Bón phân: 
Thời kì chưa có quả: lương phân cần bón trong một năm là: 30 kg phân chuồng, 200 – 300g Lân, 200 – 300g urê, 100 – 200 Kali. Chia 4 lần: 
 + Lần 1: Phân chuống + toàn bộ phân lân (bón tháng 11-1) 
 + Lần 2: phân urê = 30% (bón vào tháng 2). 
 + Lần 3: phân urê = 40% và 100% Kali (bón tháng 4-5). 
 + Lần 4: phân urê = 30% còn lại (bón vào tháng 8-9). 
Tiết 4: 
13 
a/ Bón phân: 
Bón phân ở thời kì cây cho quả: lượng phân cần bón trong 1 năm gồm: phân chuồng = 30 – 50kg, phân lân = 2kg, urê = 1 – 1,5kg, kali = 1kg. Chia làm 3 lần bón: 
 + Lần 1: bón thúc hoa (tháng 1-2): 60% urê + 40% kali. 
 + Lần 2: bón thú quả (tháng 4-5): 40% urê + 60% kali. 
 + Lần 3: Bón toàn bộ phân chuồng, lân sau thu hoạch (tháng 11 – 12). 
Cách bón: 
 + Phân chuồng: đào rãnh rộng 30cm, sâu 20 – 30cm xung quanh hình chiếu cây rồi rãi phân, lấp đất, tưới nước nhẹ giữ ẩm. 
 + Phân vô cơ: rắc phân đều theo hình chiếu (cách gốc 20-30cm) rồi tưới đều nước. 
14 
Cây cam, canh, quýt thường bị những loại sâu, bệnh nào phá hoại? phương pháp phòng trừ như thế nào? 
b/ Phòng trừ một số sâu bệnh hại chính: 
Sâu vẽ bùa: phá hại vào đợt lộc xuân tháng 4 – 5 và đợt lộc thu tháng 8 – 9. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm khi các đợt lộc mới ra (1-2cm). Sử dụng thuốc Decis 2,5EC (0,1 – 0,15%); Trebon (0,1 – 0,15%); Polytrin 50EC (0,1-0,2%); Sherpa 20EC; Sumicidin 20CE, .... 
Sâu đục cành: sâu phá hại làm cho cành chết khô, do một loại xén tóc đẻ trứng vào khe nứt thân cành. Biện pháp phòng trừ: vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán, cắt cành tăm có sâu đem tiêu hủy, dùng vợt bắt xén tóc, phát hiện sớm vết đục lấy giấy thép, vòi mây luồn vào bắt sâu non. Sau vụ thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc diệt trứng sâu; Phun thuốc Padan 95SP (1%),Polytrin 50EC, 
15 
b/ Phòng trừ một số sâu, bệnh hại chính: 
Nhện hại: nhện đỏ, nhện trắng thường phát triển mạnh vào thời tiết nóng ẩm, khô hạn. Biện pháp phòng trừ: chăm sóc cây tốt, không bị khô hạn, dùng thuốc Ortus 3SC, Pegasus 500ND, Comite 73EC để phun. 
Rệp muội: chích hút nhựa trên lộc non, lá non và tiết ra chất hấp dẫn muội đen phát triển che phủ mặt lá. Bệnh phát triển mạnh vào dịp cây ra lộc xuân và lộc thu. Phòng trừ bằng cách ngắt bỏ, tiêu hủy ổ rệp ở chồi, lá; dùng thuốc Sherpa 25EC, Sumicidin 20EC, Trebon 20WP, ... để phun. 
Bệnh loét: hại cành non, lá, quả tạo sự sần sùi màu nâu vàng. Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ cành, lá bệnh, dùng thuốc Boocđô 1%, CuOCl 2 80 BTN, Zincopper 50 WP, Kasuran 50WP, Kasumin 2SL . 
16 
b/ Phòng trừ một số sâu, bệnh hại chính: 
Bệnh chảy gôm: tạo ra những vết nứt và chảy thành những dòng nhựa dẻo trên thân, cành. Biện pháp phòng trừ: trồng giống sạch bệnh, vệ sinh vườn, cắt bỏ phần bị bệnh, trên gốc to khi mới bị bệnh dùng dao cạo sạch vết bệnh và bôi, phun thuốc Poocđô 1%, Aliette 80WP (0,2-0,3%). 
Bệnh vân vàng lá: đây là loại bệnh nguy hiểm nhất. Triệu chứng bệnh là lá có màu vàng, gân lá vẫn xanh, lá nhỏ lại và cứng, mọc chụm lại. Khi cây nặng tàn lụi dần rồi chết. Phòng trừ bằng cách trồng cây sạch bệnh, phun phòng trừ rầy chổng cánh (loại rầy truyền vi khuẩn này) vào các thời điểm cây mới nhú lộc non bằng thuốc Basa 50EC, Rengent 800WG, Trebon 20ND, .... Cắt bỏ cành bệnh đem đốt và cắt bỏ cây bệnh nặng, chăm sóc cây phát triển tốt để có sức đề kháng. 
17 
c/ Các khâu chăm sóc khác: 
Làm cỏ, tưới nước, giữ ẩm: 
 + Thường xuyên làm sạch cỏ dại, nhất là xung quanh gốc. 
 + Dùng cỏ khô, rơm rạ tủ gốc giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. 
 + Trồng xen các cây họ đậu, cây dược liệu, rau, .... 
 + Thường xuyên kiểm tra độ ẩm, chú ý tiêu thoát nước kịp thời trong mùa mưa. 
Tạo hình, cắt tỉa: tạo cho cây có độ cao vừa phải, phân bố cành đều về các hướng, cắt tỉa cành nhỏ, yếu, mọc dày, lộn xộn, ... 
Thời kì cây đã cho quả: sau mùa thu hoạch cắt bỏ tận gốc những cành quá dày, cành tăm, cành khô, cành sâu, bệnh, cành vượt. 
18 
Thu hoạch và bảo quản như thế nào? 
IV- Thu hoạch và bảo quản: 
1. Thu hoạch: 
Thời điểm thu hoạch: khi 1/3 – ẳ diện tích quả chuyển màu chín (vàng, đỏ). Thu hoạch vào các ngày trời tạnh ráo, vào buổi sáng hoặc chiều mát. 
Dùng kéo cắt cành, cắt sát cuống quả, tránh làm sây sát, dập vỏ quả. 
Quả thu hoạch cho vào thùng, sọt tre lót giấy, xốp để vận chuyển. 
19 
IV- Thu hoạch và bảo quản: 
2. Bảo quản: 
Sau thu hoạch cần phân loại theo kích thước. 
Lau sạch bằng khăn mềm, bao bằng giấy hoặc nilon. 
Bảo quản một thời gian lâu cần: sau khi phân loại, lau sạch cần lấy vôi bôi vào cuống quả sau đó cho vào thùng lót lá chuối khô và đậy kín. Hoặc sau khi lau sạch nhúng quả vào thuốc chống nấm, hong khô 1-2 ngày và cho vào nilon cất nơi khô ráo; hoặc dùng cát sạch phơi khô, rải 1 lớp dưới thùng rồi xếp quả lên, rắc tiếp cát và lại xếp lớp quả khác lên. 
20 
Cuỷng coỏ baứi: 
Vị trí, vai trò của cây ăn quả có múi trong nghề trồng vườn? 
Đặc điểm cần lưu ý trong trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi? 
Cây ăn quả có múi thường mắc những loại sâu, bệnh nào? cách phòng chống. 
21 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nghe_lam_vuon_bai_17_ky_thuat_trong_va_cham_soc_ca.ppt