Bài giảng Nghề làm vườn - Bài 2: Cải tạo, tu bổ vườn tạp - Phạm Hồng Thái

I- Đặc điểm của vườn tạp ở nước ta:

Đa số là mang tính tự sản xuất, tự tiêu dùng là chủ yếu, dẫn đến vườn thường manh mún, hạn chế việc sử dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Cơ cấu giống cây trồng hình thành tùy tiện, tự phát.

Cây trong vườn phân bố, sắp xếp không hợp lí.

Giống cây trồng thiếu chọn lọc, năng suất, chất lượng kém.

? Vườn chưa sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có.

II- Mục đích cải tạo vườn tạp:

Tăng giá trị của vườn thông qua tăng giá trị các sản phẩm của vườn.

Đảm bảo sự sản xuất nông sản của vườn theo hướng hàng hóa có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.

Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc thay đổi cơ cấu cây trồng trong vườn.

III- Nguyên tắc cải tạo vườn:

1. Bám sát yêu cầu của một vườn sản xuất:

Đảm bảo tính đa dạng sinh học trong vườn.

Bảo vệ đất, tăng cường kết cấu đất, thành phần các chất hữu cơ và sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất.

Đảm bảo cấu trúc vườn có nhiều tầng tán.

* Chú ý: Điều cốt lõi của cải tạo vườn tạp là đưa vào vườn một cơ cấu cây trồng hợp lý với những giống cây có giá trị kinh tế cao và bền vững.

 

ppt8 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nghề làm vườn - Bài 2: Cải tạo, tu bổ vườn tạp - Phạm Hồng Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Baứi 2: 
Mục tiêu bài học: 
Học sinh biết được đặc điểm của vườn tạp. 
Học sinh hiểu rõ về nguyên tắc và các bước cải tạo vườn tạp. 
cải tạo, tu bổ vườn tạp 
1 
Câu 1 : Nêu các yêu cầu cơ bản khi thiết kế một khu vườn? 
Câu 2 : Để thiết kế một khu vườn, chúng ta cần đảm bảo những nội dung gì? 
Kieồm tra baứi cuừ: 
Câu 01 
Câu 02 
Sổ điểm 
2 
Hãy nghiên cứu mục I và cho biết đặc điểm của vườn tạp ở nước ta. 
I- Đặc điểm của vườn tạp ở nước ta: 
Đa số là mang tính tự sản xuất, tự tiêu dùng là chủ yếu, dẫn đến vườn thường manh mún, hạn chế việc sử dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. 
Cơ cấu giống cây trồng hình thành tùy tiện, tự phát. 
Cây trong vườn phân bố, sắp xếp không hợp lí. 
Giống cây trồng thiếu chọn lọc, năng suất, chất lượng kém. 
 Vườn chưa sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có. 
3 
Cải tạo vườn tạp nhằm mục đích gì? 
II- Mục đích cải tạo vườn tạp: 
Tăng giá trị của vườn thông qua tăng giá trị các sản phẩm của vườn. 
Đảm bảo sự sản xuất nông sản của vườn theo hướng hàng hóa có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. 
Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc thay đổi cơ cấu cây trồng trong vườn. 
4 
Khi cải tạo vườn tạp cần tuân theo những nguyên tắc nào? 
III- Nguyên tắc cải tạo vườn: 
1. Bám sát yêu cầu của một vườn sản xuất: 
Đảm bảo tính đa dạng sinh học trong vườn. 
Bảo vệ đất, tăng cường kết cấu đất, thành phần các chất hữu cơ và sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất. 
Đảm bảo cấu trúc vườn có nhiều tầng tán. 
* Chú ý : Điều cốt lõi của cải tạo vườn tạp là đưa vào vườn một cơ cấu cây trồng hợp lý với những giống cây có giá trị kinh tế cao và bền vững. 
5 
Quan sát sơ đồ sau và nêu các bước cải tạo vườn tạp. 
2. Cải tạo, tu bổ vườn tạp: 
Phải dựa trên cơ sở thực tế, những điều kiện cụ thể của địa phương, chủ vườn và chính khu vườn. 
Không tiến hành tùy tiện, thiếu căn cứ khoa học và điều kiện cho phép. 
Cần phải điều tra cụ thể nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhu cầu thị hiếu của địa phương, cơ sở khoa học và điều kiện kĩ thuật, ... 
Xác định hiện trạng, phân loại vườn tạp 
Xác định mục đích cải tạo vườn tạp 
Điều tra các yếu tố liên quan đến cải tạo vườn 
Lập kế hoạch cải tạo vườn tạp 
6 
IV- Các bước thực hiện cải tạo, tu bổ vườn tạp: 
1. Xác định hiện trạng, phân loại vườn: 
Xác định nguyên nhân gtạo nên vườn tạp. 
2. Xác định mục đích cụ thể của việc cải tạo vườn: 
Cải tạo vườn nhằm mục đích sản xuất hàng hóa hay nâng cao năng suất vườn. 
3. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến cải tạo vườn: 
Các yếu tố thời tiết, khí hậu, thủy văn. 
Thành phần, tính chất đất, địa hình, ... 
Các loại cây trồng có trong vùng, tình hình sấu bệnh. 
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong vùng. 
Các tiến bộ khoa học kĩ thuật có liên quan. 
Tình hình cơ sở hạ tầng và nhu cầu thị hiếu ở địa phương 
7 
Lập kế hoạch cải tạo vườn bao gồm những công việc nào? 
4. Lập kế hoạch cải tạo vườn: 
Vẽ sơ đồ khu vườn tạp hiện tại. 
Thiết kế khu vườn sau cải tạo. 
Lê kế hoạch cải tạo cụ thể từng phần của vườn. 
Sưu tầm các giống cây, con có giá trị kinh tế và phù hợp thị hiếu. 
Cải tạo đất vườn: cải tạo đến đâu thì làm đất đến đó. 
* Lưu ý : chỉ nên cải tạo từng phần, không cải tạo ồ ạt. 
8 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nghe_lam_vuon_bai_2_cai_tao_tu_bo_vuon_tap_pham_ho.ppt