Bài giảng Ngoại khóa Vật lý 7 - Chủ đề: Tìm hiểu những ứng dụng của Vật Lí trong cuộc sống

I/ Mục tiêu

v Kiến thức: Giúp học sinh củng cố, hệ thống và bổ sung các kiến thức cơ bản về:

+) Chương I - Quang học: Nhận biết được tia sáng, Định luật truyền thẳng của ánh sáng, Hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực toàn phần. . .

+) Chương II - Âm học: Hiểu và vận dụng tốt kiến thức về Dao động, Môi trường truyền âm. Tiếng vang. . .

+) Chương III - Điện học: Học sinh hiểu được các ứng dụng của dòng điện trong cuộc sống.

+) Cung cấp cho học sinh một số thông tin, hình ảnh về những ứng dụng của Vật lí trong cuộc sống.

v Kỹ năng:

+ Rèn kĩ năng quan sát, suy luận, phân tích, tổng hợp, tìm tòi tri thức khoa học của nhân loại.

+ Kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm có hiệu quả.

+ Kĩ năng trình bày trước đám đông.

v Thái độ:

- Thông qua buổi ngoại khoá giúp cho học sinh tìm hiểu các ứng dụng thực tế của Vật lí trong cuộc sống.

- Giáo dục ý thức nghiên cứu khoa học, niềm ý thức yêu thích bộ môn Vật lí.

- Giúp cho các em có thêm lòng tin yêu và tự hào về truyền thống của dân tộc.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, cách sử dụng các nguồn năng lượng có hiệu quả.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngoại khóa Vật lý 7 - Chủ đề: Tìm hiểu những ứng dụng của Vật Lí trong cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chủ đề
I/ Mục tiêu
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố, hệ thống và bổ sung các kiến thức cơ bản về: 
+) Chương I - Quang học: Nhận biết được tia sáng, Định luật truyền thẳng của ánh sáng, Hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực toàn phần. . . 
+) Chương II - Âm học: Hiểu và vận dụng tốt kiến thức về Dao động, Môi trường truyền âm. Tiếng vang. . . 
+) Chương III - Điện học: Học sinh hiểu được các ứng dụng của dòng điện trong cuộc sống.
+) Cung cấp cho học sinh một số thông tin, hình ảnh về những ứng dụng của Vật lí trong cuộc sống.
Kỹ năng:
+ Rèn kĩ năng quan sát, suy luận, phân tích, tổng hợp, tìm tòi tri thức khoa học của nhân loại.
+ Kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm có hiệu quả.
+ Kĩ năng trình bày trước đám đông.
Thái độ: 
- Thông qua buổi ngoại khoá giúp cho học sinh tìm hiểu các ứng dụng thực tế của Vật lí trong cuộc sống.
- Giáo dục ý thức nghiên cứu khoa học, niềm ý thức yêu thích bộ môn Vật lí.
- Giúp cho các em có thêm lòng tin yêu và tự hào về truyền thống của dân tộc.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, cách sử dụng các nguồn năng lượng có hiệu quả.
II/ Chuẩn bị
Giáo viên:
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và xây dựng chương trình của buổi ngoại khoá.
- Phân công người phụ trách giúp đỡ 2 đội chơi. 
 1) Đ/c: Nguyễn Thị Huệ - phụ trách đội Phượng Hồng
 2) Đ/ c: Vũ Văn Thọ - phụ trách đội Hoạ Mi
- Phân công giáo viên phụ trách khâu tổ chức – GVCN lớp 7.
Dẫn chương trình: Đ/c: Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn Duy Dương
Học sinh:
- Tìm hiểu các kiến thức cơ bản đã học trong chương trình môn Vật lí lớp7.
- Tìm hiểu các ứng dụng thực tế trong đời sống và trong kĩ thuật.
III/ Tiến trình hoạt động
Tổ chức: GV ổn định tổ chức hoạt động ngoại khoá
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
Tiến hành hoạt động:
Kính thưa các thầy cô giáo, cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Vật lý được coi là một mụn khoa học cơ bản nhất của khoa học tự nhiờn. Vật lý nghiờn cứu những thành phần cơ bản nhất của vật chất và các tương tác giữa chúng cũng như nghiên cứu về nguyên tử và việc tạo thành phân tử rắn. Thực tế Vật lí có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống và trong kĩ thuật.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường và tổ khoa học tự nhiên, hôm nay, chúng ta tổ chức buổi ngoại khoá bộ môn Vật lí 7 để tìm hiểu thêm về “Các ứng dụng của Vật lí trong đời sống và trong kĩ thuật. Các hiện tượng vật lí trong tự nhiên và cách giải thích các hiện tuợng đó”.
 Về dự với buổi ngoại khoá này, tôi xin trân trọng giới thiệu có các thầy cô giáo trong trường cùng toàn thể các em học sinh khối lớp 7 đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
 Một thành phần rất quan trọng và không thể thiếu trong mỗi cuộc chơi đó là Ban giám khảo, Ban cố vấn. Tôi xin trân trọng giới thiệu:
- Thành phần Bam giám khảo:
Cô Vũ Thị Huế
Cô Phạm Thị Sáu.
+ Ban cố vấn:
Thầy: Nguyễn Duy Dương Thầy: Nguyễn Văn Cường
Thầy: Phạm Quang Chánh Thầy: Vũ Văn Thọ
Cô: Phạm Thị Sáu Cô: Phạm Thị Tám
Cô: Đặng Thị Thân Cô: Nguyễn Thị Vân
Để ghi chép lại kết quả của các đội, tôi xin trân trọng giới thiệu: cô Trương Thị Thu Hương, là thư ký của buổi ngoại khoá.
	Không thể thiếu được trong buổi ngoại khoá này đó là 2 đội đến từ 3 lớp 7A; 7B; 7C. + Đội Phượng Hồng: + Đội Hoạ Mi
Tất cả chúng ta cho một tràng pháo tay thật lớn để chào mừng và cổ vũ cho cả 2 đội chơi.
Sau đây là nội dung cụ thể của chương trình. Chương trình gồm 4 phần thi: 
Phần 1: Khởi động 
Phần 2: Hiểu biết 
Phần 3: Nhìn nhanh đoán giỏi 
Phần 4: Dành cho khán giả 
Phần 5: Về đích 
Phần 1: Khởi động 
ở phần thi này các đội chơi tự giới thiệu về đội chơi của mình, thành viên, và tinh thần đến với hội thi.
 Thời gian tối đa cho phần thi này là 5 phút.
 Điểm tối đa cho phần thi này là 20 điểm. 
Phần 2: Hiểu biết 
Có 3 gói câu hỏi mỗi đội tham gia đợc chọn 1 trong 3 gói câu hỏi để trả lời 
(Mỗi gói câu hỏi có 5 câu)
 Có 15 giây suy nghĩ trả lời cho mỗi câu 
 Trả lời đúng mỗi câu đợc 10 điểm. 
 Trả lời sai đợc 0 điểm.
(Điểm tối đa trong phần chơi này là 50 điểm)
Phần 3: Nhìn nhanh đoán giỏi 
Trò chơi này giành cho cả 2 đội.
 Các bạn trong 2 đội cùng nhìn lên màn hình quan sát các hình ảnh trong 15 giây và ghi nhớ. Trong thời gian 1 phút các đội ghi tên các hình ảnh (vật) mình nhìn thấy ra giấy nộp cho ban giám khảo. Mỗi hình đúng ghi được 5 điểm. 
(Điểm tối đa trong phần chơi này là 100 điểm)
Phần 4: Dành cho khán giả 
Khán giả sẽ tham gia gói câu hỏi còn lại 
Nếu em nào trả lời đúng mỗi câu hỏi thíhẽ nhận được một phần thưởng Bất ngờ.
Phần 5: Về đích 
Trên màn hình là mô phỏng cuộc thi Đi Tìm ô chữ bí ẩn cho 2 đội chơi. 
 Điểm tối đa cho phần thi này là 100 điểm.
 Nhiệm vụ của mỗi đội là tìm ra từ chìa khoá. Để tìm đợc từ chìa khoá thì các đội phải lần lợt tìm ra 7 từ hàng ngang, ẩn sau mỗi từ hàng ngang là một câu hỏi. Mỗi đội chơi có 15 giây suy nghĩ để trả lời. 
 Trả lời đúng từ hàng ngang được 15 điểm. Nếu trả lời không đúng, quyền trả lời sẽ thuộc về đội còn lại, Nếu cả 2 đội trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về khán giả. 
 Trả lời đúng từ chìa khoá trớc gợi ý của chương trình được 35 điểm, sau gợi ý của chương trình được 20 điểm. 
 Hai đội chỉ được quyền trả lời từ chìa khoá sau khi đã tìm ra 4 từ hàng ngang.
4. Củng cố
- Sau các phần chơi người dẫn chương trình công bố kết quả của 2 đội chơi do thư kí ghi chép và phát phần thưởng cho 2 đội tham gia.
- Nhận xét, động viên các em trong quá trình tham gia ngoại khoá
- Giáo viên chốt lại một số kiến thức quan trọng cần nhớ.
5. Hướng dẫn
- Học ôn lại những kiến thức chưa hiểu rõ.
 Hoàng Diệu: Ngày 20/ 03/2010
Xác nhận chuyên môn nhà trường
Người thực hiện:
Nguyễn Duy Dương
Phạm Quang Chánh
Biểu điểm
Đội Võ Thị Sáu:
Đội Kim Đồng
Phần I:
Phần thi: 
Chào hỏi.
 (20 điểm)
Phần II:
(50 điểm)
Phần thi Hiểu biết
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Phần III: 
(100 điểm)
Phần thi:
Nhìn nhanh
nhớ giỏi
Phần III:
 (100 điểm)
Phần thi
Về đích
Giải ô chữ
Thư Kí 
Trương Thu Hương

File đính kèm:

  • docNGOAI KHOA VAT LI - LOP 7 NAM HOC - 2009 - 2010..doc
  • pptGoi cau hoi so 1.1.ppt
  • pptGoi cau hoi so 1.2.ppt
  • pptGoi cau hoi so 1.3.ppt
  • pptGoi cau hoi so 1.4.ppt
  • pptGoi cau hoi so 1.5.ppt
  • pptGoi cau hoi so 1.tong hop.ppt
  • pptGoi cau hoi so 2.ppt
  • pptGoi cau hoi so 3.ppt