Bài giảng Ngữ văn 10: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) Trương Hán Siêu

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Trương Hán Siêu (? – 1354) tự là Thăng Phủ, quê ở tỉnh Ninh Bình.

- Là người có tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, vừa có tài chính trị, vừa có tài văn chương, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.

- Từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, làm quan to dưới bốn đời vua.

 

ppt36 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) Trương Hán Siêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Phú sông Bạch ĐằngTRƯƠNG HÁN SIÊUĐỀN THỜ TRƯƠNG HÁN SIÊUI. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả:- Trương Hán Siêu (? – 1354) tự là Thăng Phủ, quê ở tỉnh Ninh Bình.- Là người có tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, vừa có tài chính trị, vừa có tài văn chương, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.- Từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, làm quan to dưới bốn đời vua.- Khi mất, được vua tặng tước Thái Bảo, Thái Phó và được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội).- Có công cùng với Nguyễn Trung Ngạn soạn bộ “Hoàng triều đại chí” và bộ “Hình thư” để ban hành trong xã hội.I. Tìm hiểu chung: Sơ đồ sông Bạch Đằng ngày nayDấu tích của những trận thuỷ chiến trên sông Bạch ĐằngBÃI CỌC NGẦMĐịa danh lịch sử sông Bạch Đằng- Là một nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, gần Thuỷ Nguyên (Hải Phòng)- Gắn với các chiến công chống quân Nam Hán (Ngô Quyền - 938), đại thắng quân Nguyên - Mông (Trần Quốc Tuấn - 1288). Sông Bạch Đằng - danh thắng lịch sử và là nguồn đề tài văn học cho các nhà thơ nhà văn: Trần Minh Tông (Bạch Đằng giang), Nguyễn Sưởng (Bạch Đằng giang), Nguyễn Trãi (Bạch Đằng giang phú) - Phú:+ là một thể văn của Trung Quốc, thịnh hành vào thời Hán + được chuyển dụng ở Việt Nam.- Là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi.- Nội dung: tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời2. Tác phẩm:a. Thể loại:- Kết cấu: 4 đoạn: + Đoạn mở. + Đoạn giải thích. + Đoạn bình luận. + Đoạn kết. - Có 2 loại: + Phú cổ thể. + Phú Đường luật.2. Tác phẩm:a. Thể loại:- Bài phú: Thuộc loại phú cổ thể.(Thường dùng hình thức chủ - khách đối đáp, có vần nhưng không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ).2. Tác phẩm:a. Thể loại:Di tích còn lại của ” Bạch Đằng giang phú”2. Tác phẩm:a. Thể loại: Trương Hán Siêu sáng tác bài phú này lúc ông đang là trong thần của nhà Trần khi có dịp dạo chơi trên sông Bạch Đằng (khoảng 50 năm sau chiến thắng Mông – Nguyên lần thứ hai).b. Hoàn cảnh ra đời: - Đoạn 1: (Khách có kẻ ... còn lưu): Cảm xúc của nhân vật “khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. - Đoạn 2: (Bên sông ... ca ngợi): Lời các bô lão kể với “khách” về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. - Đoạn 3: (Tuy nhiên ... lệ chan): Suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công xưa. - Đoạn 4: (Rồi vừa ... đức cao): Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người. c. Bố cục:1. Đoạn 1: Cảm xúc của nhân vật khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng: a. Mục đích du ngoạn của “khách”: “Khách có kẻ   mải miết”- Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên - Nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ kiến thức.II. Đọc – hiểu văn bản:- Những địa danh của Trung Quốc: “Sớm gõ thuyền  tha thiết” lấy từ sách vở của Trung Quốc bằng trí tưởng tượng → không gian to lớn (biển lớn, sông hồ, những vùng đất nổi tiếng) TƯ MÃ THIÊNb. Những địa danh mà “khách” nhắc đến:- Những địa danh ở Việt Nam: địa danh cụ thể, hình ảnh thật hiện ra trước mắt: “Qua cửa Đại Than  xương khô”cảnh hiện lên hùng vĩ, lớn lao, hoành tráng song cũng ảm đạm, hiu hắt.- Đặc điểm nổi bật của nhân vật khách:+ Tâm hồn phóng khoáng, thích du ngoạn và từng đi đây đi đó.+ Dù vậy nhưng cái “tráng chí bốn phương” vẫn còn chưa thỏa.c. Cảm xúc của khách khi du ngoạn trên sông Bạch Đằng:Vừa vui vừa tự hào, vừa buồn đau nuối tiếc:- Vui bởi cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng: “Nước trời”: một sắc, “phong cảnh”: ba thu.- Tự hào trước con sông đã từng ghi dấu bao chiến tích: “Sông chìm  khô”- Buồn đau nuối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt, nay trơ trọi, hoang vu, dòng thời gian làm mờ bao dấu vết: “Buồn vì cảnh   còn lưu”a. Nội dung lời kể: “Đây là nơi .  Hoằng Thao”- Hồi tưởng về trận “Ngô chúa phá Hoằng Thao”- Tập trung kể cụ thể theo trình tự diễn biến chiến tích “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã”:2. Đoạn 2: Lời kể của các bô lão với “khách” về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng:Ngô Quyền chỉ huy tướng sỹ đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng(năm 938)QUÂN TA PHẢN CÔNGQUÂN TA PHẢN CÔNG“ÁNH NHẬT NGUYỆT CHỪ PHẢI MỜ”“CHIẾN LŨY BẮC NAM CHỐNG ĐỐI”Traän ñaùnh ôû theá giaèng co quyeát lieätXÁC THUYỀN GIẶC+ Ta xuất quân với khí thế hào hùng: “Thuyền bè   sáng chói” + Trận đánh diễn ra ở thế giằng co mãnh liệt: “Trận đánh   sắp đổi”.+ Cuối cùng: Ta chiến thắng _ chính nghĩa: “Kìa: Tất Liệt. ca ngợi”Ô MÃ NHIXÁC THUYỀN CỦA Ô MÃ NHIb. Thái độ, giọng điệu khi kể chuyện: Đầy nhiệt huyết, tự hào, tràn đầy cảm hứng của người trong cuộc.c. Đặc điểm của lời kể: Cô đọng, súc tích nhưng rất sinh động, phù hợp với diễn biến cuộc chiến.3. Đoạn 3: Suy ngẫm, bình luận của các bô lão về những chiến công xưa:a. Nguyên nhân ta thắng được quân thù: - Nhờ “thiên thời địa lợi”: “Trời đất cho nơi hiểm trở” - Nhưng điều quyết định là ta có “nhân hòa”: “Cũng nhờ nhân tài   giặc nhàn”b. Ý nghĩa lời ca: Khẳng định vị trí của con người. Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc: “Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn”Trần QuốcTuấn4. Đoạn 4: Lời ca của các bô lão và lời ca tiếp nối của “khách”:a. Lời ca của các bô lão:Nêu ra chân lí: “Sông Đằng .  lưu danh” + Bất nghĩa → tiêu vong (Lưu Cung) + Anh hùng, nhân nghĩa → lưu danh thiên cổ.Hốt Tất LiệtTrần Hưng Đạo- Ca ngợi: “Anh minh .  giáp binh” + Công đức của hai vị vua anh minh đời Trần + Những chiến công oanh liệt trên dòng sôngb. Lời ca của “khách”:- Khẳng định: “Giặc tan   đức cao”+ Mối quan hệ giữa địa linh – nhân kiệt  quan trọng: con người.+ Sức mạnh của lẽ sống chính nghĩa, của đạo đức dân tộc. III. Tổng kết:1. Nội dung:- Lòng yêu nước.- Tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lí nhân nghĩa.- Tư tưởng nhân văn cao đẹp:+ Khẳng định và đề cao vai trò của con người, đạo lí chính nghĩa.+ Nỗi niềm cảm khái trước sông Bạch đằng trong hiện tại.III. Tổng kết:2. Nghệ thuật:- Cấu tứ: đơn giản mà hấp dẫn.- Bố cục: chặt chẽ.- Hình tượng nghệ thuật: sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí.- Ngôn ngữ: trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng, gợi cảm. Bài phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong VHTĐVN. 

File đính kèm:

  • pptphu song bach dang-vominhnhut.ppt