Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 29 + 30: Văn học Ca dao hài hước
* Về tiểu loại ca dao hài hước:
- Là tiếng cười mua vui, giải trí thể hiện niềm lạc quan của người lao động xưa trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
- Tiếng cười hướng vào hai đối tượng :
+ Bản thân mình tiếng cười tự trào.
+ Hướng vào thói hư tật xấu của các đối tượng khác tiếng cười phê phán, chế giễu.
Chào mừng các emĐến với bài họcKiểm tra bài cũ Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng một bài ca dao mà em thích nhất trong chùm sáu bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học và hãy phân tích bài ca dao ấy !Tiết 29 + 30: Văn họcCa dao hài hướcI – Tìm hiểu chung* Về tiểu loại ca dao hài hước:- Là tiếng cười mua vui, giải trí thể hiện niềm lạc quan của người lao động xưa trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan. - Tiếng cười hướng vào hai đối tượng : + Bản thân mình tiếng cười tự trào. + Hướng vào thói hư tật xấu của các đối tượng khác tiếng cười phê phán, chế giễu.II - Đọc hiểu văn bản1 . Đọc văn bản và giải thích từ khó: - Đọc văn bản : + Văn bản 1: đọc giọng vui tươi, dí dỏm, chất giọng đùa cợt. + Văn bản 2, 3, 4: giọng vui tươi pha chút giễu cợt, mỉa mai. - Giải thích từ khó: theo chú thích chân trang.2 – Tìm hiểu chi tiết:a – Bài 1: - Bài ca dao là lời đối đáp của chàng trai và cô gái về viếc dẫn cưới và thách cưới.♥ Việc dẫn cưới của chàng trai:Ý định dẫn cưới: + Dẫn voi. + Dẫn trâu. + Dẫn bò.Và thực tế : + Dẫn con chuột béo . Trong cách nói về lễ vật dẫn cưới của chàng trai có gì đặc biệt giúp gây cười không? Cách nói khoa trương: Dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò Những lễ vật tưởng tượng của chàng trai đang yêu.Cách nói giảm dần: Voi trâu bò chuột.Cách nói đối lập: +dẫn voi > < ngồi bếp sờ đuôi con mèoNhư vậy hình ảnh người đàn ông hiện lên trong hai bài ca dao thật thảm hại mà không đáng thương. Dụng ý của tác giả dân gian là? Hai bài ca dao muốn phê phán nhẹ nhàng mà chân tình nhằm nhắc nhở bậc nam nhi phải sống sao cho: + Thật mạnh mẽ, siêng năng, có chí khí. + Xứng đáng với vai trò cao cả của mình: trụ cột của gia đình, niềm tin của xã hội.c – Bài ca dao thứ 4:Bài ca dao hướng tiếng cười chế giễu về phía người phụ nữ .Nội dung chế giễu:+ lỗ mũi: mười tám gánh lông ( hình dạng thô kệch, xấu xí)+ Ngủ: ngáy o o. ( tật xấu)+ Đi chợ: hay ăn quà (thói quen xấu)+ Đầu tóc : những rác cùng rơm.( lôi thôi, luộm thuộm) Tiếng cười được tạo nên bởi nghệ thuật phóng đại kết hợp với trí tưởng tượng phong phú.Có người cho rằng bài ca dao dù giễu cợt người phụ nữ nhưng vẫn có sự độ lượng, nhân hậu dành cho họ. Các em nghĩ thế nào về điều đó?- Độ lượng là đúng vì:+ Không ai muốn mình xấu xí và thô kệch cả, nhất là với người phụ nữ.+Tật xấu hay thói quen xấu không thể sửa trong ngày một ngày hai.- Độ lượng thể hiện ở cấu trúc trùng lặp: “chồng yêu chồng bảo”Dụng ý của tác giả dân gian trong bài ca dao này là? - Phê phán nhẹ nhàng sự luộm thuộm, thô kệch của một lớp phụ nữ trong xã hội.Qua đó bài ca dao muốn nhắc nhở người phụ nữ phải đằm thắm, ý tứ, sạch sẽ, dịu dàng, khéo léo.III - Củng cố1 . Giá trị nội dung:- Những bài ca dao hài hước không chỉ giúp chúng ta có thể giải trí bằng những tiếng cười sảng khoái mà còn cung cấp những bài học sống đúng đắn và có giá trị.2 . Giá trị nghệ thuật:- Biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước: phóng đại, đối lập, hư cấu dựng cảnh tài tình, sử dụng các chi tiết hài hướcIV - Luyện tập 1. Sưu tầm các bài ca dao hài hước: + Có tiếng cười tự trào. + Phê phán chế giễu người đàn ông.+ Phê phán sự nghiện ngập rượu chè. + Phê phán tệ nạn tảo hôn, đa thê. + Phê phán thầy bói, thầy cúng , thầy địa lí, thầy phù thủy trong xã hội cũMột số bài ca dao hài hước+ Có tiếng cười tự trào : - Chồng còng mà lấy vợ còng, Nằm phản thì chật nằm nong thì vừa.Chồng hen mà lấy vợ hen,Đêm nằm cò cử như kèn kéo đôi.Một số bài ca dao hài hước: + Có nội dung phê phán người đàn ông yếu đuối, lười nhác, thiếu chí khí: - Chồng người bể Sở sông Ngô,Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần. - Làm trai cho đáng nên trai,Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu. - Làm trai cho đáng nên traiVót đũa cho dài ăn vụng cơm con. Một số bài ca dao hài hước:+ Phê phán thói rượu chè, cờ bạc: - Rượu chè cờ bạc lu bù Hết tiền, đã có mẹ cu bán hàng.+ Phê phán nạn tảo hôn: - Bồng bồng cõng chồng đi chơi, Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng. Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gàu sòng, Để tôi tát nước, múc chồng tôi lên.Một số bài ca dao hài hước:+ Phê phán thầy bói: - Bói cho một quẻ trong nhà Con heo bốn cẳng, con gà hai chân.+ Phê phán thầy địa lí: - Hòn đất mà biết nói năng, Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.2 - Thử làm bài tập trắc nghiệm:* Câu 1. Tại sao chàng trai trong bài ca dao thứ nhất không dẫn cưới bằng “ trâu, bò” mà lại dẫn cưới bằng “con chuột béo”:A. Vì chàng trai muốn trọc tức nhà gái.B. Vì họ nhà gái kiêng ăn “ trâu, bò”.C. Vì chàng trai nghèo.D. Cả A, B và C đều đúng.Thử làm bài tập trắc nghiệm:* Câu 2. Cách nói của chàng trai có yếu tố nghệ thuật :A. Lối nói khoa trương, phóng đại.B. Lối nói giảm dần , đối lập.C. Chi tiết – cách lập luận hài hước.D. Cả A, B và C đều đúng.Thử làm bài tập trắc nghiệm: * Câu 3. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng với ca dao hài hước:A. Tiếng cười tạo nên bởi những nghệ thuật độc đáo, đậm chất dân gian.B. Tiếng cười tự trào,châm biếm, phê phán trong ca dao dí dỏm, sắc sảo, sâu rộng.C. Ca dao hài hước nói lên sự thông minh, hóm hỉnh và tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động cho dù cuộc sống của họ thời xưa còn nhiều vất vả, lo toan.D. Ca dao hài hước có mục đích chủ yếu là truyền đạt kinh nghiệm sống.V - Dặn dòVề nhà tiếp tục làm yêu cầu 1 phần luyện tập vào vở ghi.Chuẩn bị cho bài sau: + “Tiễn dăn người yêu” – truyện thơ của dân tộc Thái. + “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”Người Hà Nội vượt lũAi du thuyền nàoào..!!!An toàn là bạnBẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾCậu chủ sẽ kịp giờ màThời trang dép mùa lũCẩn tắc vô ưu!!!Bài học kết thúc tại đâyCám ơn sự theo dõi của các em!
File đính kèm:
- ca dao hai huoc.ppt